Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 15

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 15

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hó trong mộ thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc.

- Thấy và chỉ ra được sự tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc trong lối văn tùy bút của Thạch Lam.

2. Kỹ năng:

- Đọc –hiểu và phân tích một văn bản tùy bút có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm

3. Thái độ:

- Hiểu biết về văn hóa và lối sống của người Hà Nội

- Tự hào về sản vật của đất nước.

B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC

- Gv chuẩn bị một ít cốm và hồng ( tranh ảnh có liên quan ) để giới thiệu cho HS.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 6 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 867Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:	57	 MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON : CỐM
	- Thạch lam - 
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hó trong mộ thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc.
- Thấy và chỉ ra được sự tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc trong lối văn tùy bút của Thạch Lam.
2. Kỹ năng:
- Đọc –hiểu và phân tích một văn bản tùy bút có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm
3. Thái độ:
- Hiểu biết về văn hóa và lối sống của người Hà Nội
- Tự hào về sản vật của đất nước.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
- Gv chuẩn bị một ít cốm và hồng ( tranh ảnh có liên quan ) để giới thiệu cho HS.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định.
	1. On định.
	2. Kiểm tra bài cũ.
- Đọc thuộc bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh và cho biết mạch cảm xúc của bài thơ?
- Đọc thuộc bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh, cảm nghĩ về tình bà cháu?
	3.Giới thiệu bài mới.
Cốm là một thứ quà riêng biệt của đất nước, một món ăn bình dị, không cao sang mà đậm đà hương vị tinh khiết của đồng nội Việt Nam được Thạch Lam thể hiện thành công trong “Hà Nội băm sáu phố phường”. Để hiểu rõ về “Cốm”, một đặc sản quý báo của Việt Nam, chúng ta sẽ cùng phân tích để hiểu rõ qua văn bản “Một thứ quà của lúa non : Cốm”.
GV: Gọi một, hai hs đọc chú thích văn bản à Nêu đôi nét về tác giả.
HS: 
- Thạch Lam ((1910 – 1942) tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh sau đổi là Nguyễn Tường Lân, là nhà thơ nổi tiếng, thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn trước Cách mạng tháng Tám 1945.
- Bài “Một thứ quà của lúa non : Cốm” rút từ tập Hà Nội băm sáu phố phường (1943).
- Tuỳ bút là một thể văn.
GV: Dựa vào văn bản em thử chia đoạn và nêu nội dung từng phần ? Vì sao em có thể chia như vậy ?
HS: 
+ Từ đầu . . . như chiếc thuyền rồng à Cảm nghĩ về nguồn gốc của cốm. 
+ Tiếp theo . . . kính đáo và nhũ nhặn à Cảm nghĩ về giá trị văn hoá của cốm. 
+ Còn lại à Cảm nghĩ về sự thưởng thức của cốm.
GV: Cảm nghĩ của tác giả về nguồn gốc cốm được trình bày qua những đoạn nào ? Và cho biết nội dung của nó ?
HS:Từ đầu . . . của trời; tiếp theo  thuyền rồng.à cảm nghĩ về cội nguồn và nơi nó nổi tiếng.
GV: Cội nguồn của cốm gợi tả bằng những câu văn nào ?
HS:
+ Các bạn có ngửi thấy . . . lúa non không.
+ Trong cái vỏ xanh kia . . . ngàn hoa cỏ.
+ Dưới ánh nắng . . . trong sạch của trời.
GV: Nêu tác dụng của việc tác giả dùng cảm giác và tưởng tượng để miêu tả cội nguồn của cốm ? 
HS:Thảo luận.
GV: Tại sao cốm gắn tên với làng Vòng ?
HS: Nổi tiếng nghề cốm và cốm rất ngon.
GV: Hình ảnh “ Cô hàng cốm . . . thuyền rồng” có ý nghĩa gì ?
HS: Gắn liền vẻ đẹp người làm ra nó, vẻ đẹp của 
người tôn lên vẻ đẹp của cốm.
GV:” Đến mùa cốm . . . trông cô hàng cốm” có nghĩa gì ?
HS: Nhu cầu thưởng thức và nó gia nhập vào văn hoá ẩm thực của thủ đô.
GV: Cảm xúc nào được bộc lộ ?
HS: Thảo luận.
GV: “ Cốm là một thứ quà riêng biệt của đất nước . . . nội cỏ VN” gợi cho em cách hiểu nào về cốm ?
HS: Là thứ quà của đồng quê, của dân tộc nên nó là quà quê nhưng là thứ quà thiêng liêng .
GV: “ Hồng cốm . . . để hạnh phúc được lâu bền” Tác giả bình luận vấn đề gì ?
HS: Làm quà sêu tết.
GV: Tác giả phân tích sự hoà hợp tương xứng hồng cốm trên phương diện nào ?
HS: Về sắc màu, hương vị.
GV: Giá trị cốm phát hiện trên phương diện nào ? 
HS: Giá trị tinh thần, văn hoá dân tộc.
GV: Đoạn cuối tác giả bàn về vấn đề gì ? Qua chi tiết nào ?
HS: Cách ăn và mua cốm.
GV: Vì sao khi ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả, ngẫm nghĩ 
HS: Vì giá trị đặc sắc của cốm chính là hương vị đặc sắc của nó.
GV: Tác giả ngẫm nghĩ được điều gì khi thưởng thức cốm từng chút ít một ?
HS:Thảo luận.
GV: Bằng lí lẽ nào tác giả thuyết phục người mua hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve ?
HS: vì cốm là cái lộc của trời, cái khéo léo của người, sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa.
GV: Em cho biết thái độ của tác giả? 
HS: Thảo luận.
Văn bản cho em những hiểu biết nào về cốm
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả, hòan cảnh sáng tác
2. Bố cục:
II. Phân tích.
1. Cảm nghĩ về nguồn gốc của cốm.
- Cánh đồng xanh -> thơm lúa non.
- Cái vỏ xanh -> phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ.
-  giọt sửa dần dần đọng lại.
-  làm thừ cốm dẻo thơm.
-> Từ ngữ chọn lọc tinh tế.
=> Cốm là thứ quà đặc biệt của lúa non.
→ Yêu quý, trân trọng cội nguồn trong sạch, đẹp đẽ, giàu sắc thái văn hoá dân tộc.
2. Cảm nghĩ về giá trị văn hoá của cốm. 
+ Cốm là một thứ quà riêng biệt của đất nước . . . nội cỏ VN.
+ Hồng cốm . . . để hạnh phúc được lâu bền.
→ Giá trị tinh thần, văn hoá dân tộc cần được giữ gìn và trân trọng. 
3. Cảm nghĩ về sự thưởng thức của cốm.
+ Cốm không phải là thứ quà của người ăn vội . . . mảy may một chút bụi nào.
+ Hỡi các bà mua hàng . . . tươi sáng hơn nhiều.
+ Thấy thu lại . . . mùa hạ trên hồ.
→ Xem cốm như một giá trị tinh thần thiêng liêng đáng được chúng ta trân trọng, giữ gìn.
III. Tổng kết.
 Ghi nhớ (sgk)
IV. Luyện tập:
+ Là thứ quà đặc sắc vì nó là kết tinh của nhiều vẻ đẹp . . . 
+ Là sản vật quý của dân tộc, cần được nâng niu và giữ gìn.
	4. Củng cố.
- Nhận xét, đánh giá về bài luyện tập.
	5. Dặn dò:
- Học bài cũ: Điệp ngữ.
- Soạn bài : Chơi chữ.
Tiết:	58	CHƠI CHỮ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là chơi chữ và một số lối chơi chữ thường gặp.
- Bước đầu cảm thụ được cái hay của phép chơi chữ.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết và nêu rõ các cách chơi chữ trong văn bản.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định.
	2. Kiểm tra bài cũ.
- Thế nào là điệp ngữ? Cho ví dụ và nêu tác dụng điệp ngữ ấy?
- Điệp ngữ có những dạng nào? Chỉ ra điệp ngữ trong đoạn thơ sau và nói rõ dạng của điệp ngữ đó.
	3. Giới thiệu bài mới.
Trong cuộc sống đôi khi muốn tăng sắc thái dí dỏm, hài hước hoặc để tăng phần hấp dẫn, thú vị người ta dùng lối chơi chữ. Vậy chơi chữ là công việc của văn chương mà còn mang nhiều thú vị trong cuộc sống hằng ngày. Vậy chơi chữ là gì? Để hiểu rõ hơn hôm nay chúng ta cùng nhau phân tích bài “Chơi chữ”.
1/ Trăng bao nhiêu tuổi trăng già ?
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non.
2/ Còn trời, còn nước, còn non,
 Còn cô bán rượu, anh còn say sưa.
GV: Nhận xét về nghĩa của từ Non
HS: Là từ nhiều nghĩa.
GV chốt: bằng cách khai thác từ nhiều nghĩa, đồng nghĩa, trái nghĩa.
GV: Nhận xét về nghĩa của từ say sưa
HS:
+ Say sưa : yêu thích cái đẹp . . .
+ Say sưa: say mê sắc đẹp duyên dáng của cô hàng rượu, . . .
GV chốt: Dùng từ nhiều nghĩa và lối nói nước đôi, lấp lửng. 
GV: Nhận xét về nghĩa của từ Lợi trong câu ca dao 
HS: Lợi là từ nhiều nghĩa.
GV: Việc sử dụng từ lợi ở câu cuối dựa vào hiện tượng gì của từ ngữ ?
HS: Từ đồng âm.
GV: Sử dụng từ lợi có tác dụng gì ?
HS: Thảo luận.
GV: Thế nào là chơi chữ và tác dụng của nó?
HS: Thảo luận.
GV: Nhận xét lối chơi chữ ở mục I ?
HS: Dùng những từ đồng âm.
GV: Nhận xét của em về các lối chơi chữ ?
HS:
1/ Ranh tướng à Trại âm (đồng âm)
2/ Dùng cách điệp âm “ M”
3/ Cối đá à cá đối è
4/ Sầu riêng à Dùng từ nhiều nghĩa, trái nghĩa, đồng nghĩa. . . 
Bài tập: Phân tích nghệ thuật chơi chữ
 Da trắng vỗ bì bạch.
Da trắng = Bì bạch
I. Tìm hiểu bài
1. Thế nào là chơi chữ.
 a. Ví dụ
 Lợi ích.
Lợi:
 Nướu răng.
→ Đồng âmà Chơi chữ
b. Ghi nhớ: 
2. Các lối chơi chữ.
a. Ví dụ
b. Ghi nhớ: 
II. Luyện tập:
Bài tập 1/ 
+ Dùng từ đồng âm
+ Dùng từ có nghĩa gần gũi nhau chỉ loài 
rắn: liu điu, rắn, hổ lửa, mái gầm, ráo, lằn, trâu lỗ, hổ mang.
Bài tập 2/ 
+ Tìm từ đồng nghĩa với thịt :
+ Tìm từ đồng nghĩa với nứa :
Bài tập 4/ Sử dụng từ đồng âm
 Trái cây
Cam
 Ngọt
4. Củng cố.
- Hs nhắc lại Thế nào là chơi chữ, các lối chơi chữ thường dùng?
- Làm thêm 2 bài tập sau:
	Chỉ ra lối chơi chữ được thể hiện qua từ ngữ nào và chỉ ra lối chơi chữ được sử dụng?
VD1 : Chàng cóc ơi! Chàng cóc ơi!
	Thiếp bén duyên chàng có thế thôi
	Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé
Ngàn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi.
( Sử dụng từ gần nghĩa- cùng trường nghĩa).
VD1 : chuồng gà kê sát chuồng vịt.
	( sử dụng từ đồng nghĩa ).
	5. Dặn dò.
- Làm bài tập số 3/ 166.
Tiết:	59 + 60	LÀM THƠ LỤC BÁT
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Hiểu được luật thơ lục bát.
- Có cơ hội tập làm thơ lục bát.
2. Kỹ năng:
- Nhận diện, phân tích, tập viết thơ lục bát.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
Bảng phụ ghi bài thơ lục bát SGK và sơ đồ luật B ( bằng), T ( trắc ).
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định.
	2. Kiểm tra bài cũ.
- Thế nào là chơi chữ? Có những lối chơi chữ nào thường dùng.
- Sử bài tập số 3/ 166.
	3. Bài mới.
Lục bát là thể thơ độc đáo của văn học Việt Nam, nó là thể thơ rất thông dụng trong văn chương và trong đời sống. Trong thực tế có nhiều học sinh chưa nắm được thể thơ này. Vì vật tập làm thơ lục bát là một yêu cầu chính đáng. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu và làm thành thạo thể thơ này.
GV: Cho hai đoạn văn bản sau và nhận xét.
 “ Con mèo, con chó có lông,
Bụi tre có mắt, nồi đồng có quai”
 “ Anh đi anh nhớ quê nhà
 Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.
 Nhớ ai dãi nắng dầm sương
 Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.”
GV: Chúng ta phân tích giá trị biểu cảm của hai đoạn văn bản ?
HS:
+ Chỉ giúp trẻ con nhận biết sự vật chung quanh, 
không có giá trị biểu cảm.(Đoạn 1)
+ Đoạn văn bản thứ hai là có giá trị biểu cảm
GV: Thơ lục bát là thể thơ viết ra nhằm mục đích bộc lộ cảm xúc thẩm mĩ trước thế giới xung quanh. 
GV:Cặp thơ lục bát mỗi dòng có mấy tiếng?Vì sao gọi là lục bát ?
HS: Mỗi dòng có 6 và 8 tiếng
GV: Kẻ lại sơ đồ và kí hiệu B, T, V tương ứng của tiếng trong bài ca dao ?
HS: 
GV:
+ Các tiếng có dấu huyền, không dấu = thanh bằng.
+ Các tiếng có dấu sắc, ngã, nặng, hỏi, = thanh trắc.
I. Tìm hiểu bài
1. Tìm hiểu thơ lục bát.
Anh đi anh nhớ quê nhà
 B / B / B / T / B / B
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
 T / B / B / T / T / B / B / B 
 Nhớ ai dãi nắng dầm sương
 T / B / T / T /B / B
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
T / B / T / T / B / B / B / B
2. Luật thơ lục bát.
 Anh đi anh nhớ quê nhà
 Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.
 Nhớ ai dãi nắng dầm sương
 Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao
1
2
3
4
5
6
7
8
6
B
T
Bv
8
B
T
Bv
Bv
6
B
T
Bv
8
B
T
Bv
Bv
II. Luyện tập:
Bài tập 1/
Câu a. Kẻo mà.
Câu b. mới nên con người.
Câu c. điền cả câu.
Bài tập 2/ 
+ Sai về luật thơ. Tiếng thứ 6 câu 8 lạc vần tiếng thứ 6 câu 6.
+ Cách sửa:thay tiếng có vần Oai/ ai bỏ từ Có
Bài tập 3/ Trò chơi làm thơ lục bát
Tổ 1 : Đất Trời xuân Mới sắp Về
Tổ 2 : Chúng Mình sắp Nghỉ học kì, Vui sao 
Tổ 3 : Bõ Bao ngày Những ước Ao
Tổ 4 :Ai Thăm lăng Bác, ai Vào Khuê Văn.
4. Củng cố.
- GV lưu ý cho HS : luật ở tiếng thứ 2 và tư trong cả câu 6 và câu 8 cũng có trường hợp ngoại lệ – không tuân thủ theo quy định trên nhưng dứt khoát tiếng thứ 6 và tám phải bắt buộc theo quy định.
- HS nhắc lại luật làm thơ lục bát.
5. Dặn dò.
- Học bài : thuộc luật làm thơ lục bát. Tập làm một bài thơ lục bát ( khoảng 4 câu ).
- Soạn bài chuẩn mực sử dụng từ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 15.doc