Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 17

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 17

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Hiểu rõ các yêu cầu trong việc sử dụng từ.

2. Kỹ năng:

- Trên cơ sở nhận thức các yếu tố đó,tự kiểm tra để thấy được những nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng đúng chuẩn mực, tránh thái độ cẩu thả khi nói, việt.

B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 889Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:	17
Tiết:	65	LUYỆN TẬP SỬ DỤNG TỪ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:	
- Hiểu rõ các yêu cầu trong việc sử dụng từ.
2. Kỹ năng:
- Trên cơ sở nhận thức các yếu tố đó,tự kiểm tra để thấy được những nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng đúng chuẩn mực, tránh thái độ cẩu thả khi nói, việt.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định.
	2. Kiểm tra bài cũ.
	3. Giới thiệu bài mới.
GV: Theo em 1 từ sẽ là đơn vị cơ bản của cái gì ?
HS: Của ngôn từ.
GV: Muốn biểu đạt hay, dễ dàng và đúng chúng ta cần phải có vốn từ ntn ? Vì sao ?
HS: Vốn từ phong phú.
Gv chốt : chúng ta cần học tập tích luỹ cho mình một vốn từ phong phú đủ để diễn đạt có kết quả tốt vì nó là phương tiện để trao đổi kiến thức và tư tưởng tình cảm. 
GV: Các từ chia làm nhiều loại em hãy nhắc lại?
HS: Thảo luận.
I. Tìm hiểu bài
1. Vai trò của vốn từ trong giaop tiếp.
 Là phương tiện để trao đổi kiến thức và tư tưởng tình cảm. 
2. Phân loại vốn từ.
Từ loại :
Cấu tạo : từ đơn, phức, từ ghép, láy
Nguồn gốc: Thuần việt, vay mượn.
Quan hệ so sánh: đoò«ng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa.
Về biện pháp tu từ:
II. Luyện tập:
Bài tập 1/ Ghi lại các từ em dùng sai khi tạo lập văn bản từ đầu học kì đến nay.
 Từ dùng sai
Cách sửa
Tre chở
Che chở
Tỏ sáng
Toả sáng
Bài tập 2/ Nhận xét trường hợp dùng từ không đúng nghĩa, tính chất ngữ pháp, sắc thái biểu cảm và không hợp với tình huống giao tiếp.
4. Củng cố. 
Đánh giá nhậ xét tiết học và việc sử dụng từ của các em trong khi nói và viết.
5. Dặn dò. 
Ôn tập tác phẩm trữ tình.
Tiết: 66 	TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Thấy được khả năng làm văn biểu cảm của mình, những ưu, nhược của bài viết.
- Biết cách sửa các lỡi mắc phải.
- Thêm yêu quý những người thân.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
- GV : phát bài trước cho HS khoảng 2-3 ngày.
- HS : đọc lại bài viết để thấy được những ưu điểm và tồn tại.Hướng khắc phục.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định.
	2. Kiểm tra bài cũ. Nhắc lại đề bài của bài viết số 3.
	3. Giới thiệu bài mới.
	 a. Ghi lại đề lên bảng: Cảm nghĩ về người thân.
b. Nêu yêu cầu của bài viết:
- Chọn được người thân thật cụ thể để cảm nghĩ. Có yếu tố miêu tả, tự sự làm nền tảng cho cảm nghĩ; vận dụng tốt các hình thức biểu cảm như soa sánh, liên tưởng, tưởng tượng; bộc lộ cảm xúc trực tiếp hoạc gián tiếp.
c. Bố cục chung của bài viết. ( đã có trong tiết 51 – 52 ).
d. Nhận xét, đánh giá bài làm của HS:
Hiểu đề, biết cách làm bài văn phát biểu cảm nghĩ.
Thể hiện được tình cảm chân thành với người thân, có bài viết gây xúc động.
Những tồn tại : chủ yếu là lỗi diễn đạt ( việc sử dụng từ); dấu chấm câu chưa chính xác, có em kgông cả sử dụng dấu chấm câu; phân đoạn chưa rõ ràng; còn sai lỗi chính tả ( do phát âm ).
đ. Sửa lỗi cho HS.
* Biểu dương khen ngợi những bài làm tốt, đọc bài cho lớp nghe.
* Vào điểm.
4. Củng cố.
5. Dăn dò.
Soạn bài On tập tác phẩm trữ tình.
Tiết: 67 + 68	ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức:	
-Bước đầu nắm được khái niệm trữ tình và một số đặc điểm phổ biến của thơ trữ tình.
-Củng cố những kiến thức cơ bản và duyệt lại một số kĩ năng đơn giản đã được cung cấp và rèn luyện, trong đó cần đặc biệt lưu ý cách tiếp cận một tác phẩm trữ tình.
2.Kỹ năng:
-Rèn các kỹ năng ghi nhớ, hệ thống hóa, tổng hợp, phân tích, chứng minh.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
 - Bảng phụ cho câu 2 à 3.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định.
	2. Kiểm tra bài cũ : kiểm tra vở soạn bài.
	3. giới thiệu bài mới.
	* Hướng dẫn HS lần lượt trả lời câu hỏi SGK.
Câu 1. Nêu tên tác giả và tác phẩm của những văn bản thơ đã học.Giới thiệu vài nét về các tác giả?
ĐH : gv dùng bảng phụ tổng kết lại sau khi HS đã trả lời
Tác phẩm
Tác giả
Tác phẩm
Tác giả
1. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh ( Tĩnh dạ tứ)
2. Phò giá về kinh ( tụng giá hoàn kinh sư).
3. Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê ( Hồi hương ngẫu thư).
4. Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra.
Lý Bạch
Trầm Quang Khải
Hà Tri Chương
Trần Nhân Tông
5.Bài ca nhà tranh bị gió thu phá( mao ốc vị thu phong sở thu phá ca )
6. Tiếng gà trưa
7. Cảnh khuya
8. Bạn đến choơi nhà
- Đổ Phủ
Xuân Quỳnh
Hồ Chí Minh
Nguyễn Khuyến
Câu 2. Hãy sắp xếp lại tên tác phẩm và nội dung sao cho phù hợp? Ý nghĩa của các tác phẩm Nam quốc sơn hà, Bài ca Côn Sơn, Qua đèo Ngang, tính dạ tứ, bài ca nhà tranh bị gió thu phá? Nghệ thuật tiêu biểu của các tác phẩm trên?
Tên tác phẩm
Nội dung tư tưởng tình cảm được thể hiện
1. Rằm tháng giêng 
( Nguyên tiêu ) , Cảnh khuya.
Tình cảm yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung lạc quan.
2. Qua đèo Ngang
Nỗi nhớ thương quá khứ đi đôi với nỗi buồn riêng lẻ thầm lặng giữa núi đèo hoang vu.
3. Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê ( Hồi hương ngẫu thư )
Tình cảm quê hương chân thành pha chút xót xa lúc mới về quê.
4. Sông núi nước Nam ( Nam Quốc sơn hà )
Ý thức độc lập tự chủ và quyết tâm tiêu diệt địch.
5. Tiếng gà trưa
Tình cảm gia đình quê hương qua những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ.
6. Bài ca Côn Sơn ( Côn Sơn ca )
Nhân cách thanh cao và sự giao hòa tuyệt đối với thiên nhiên.
7. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh 
( Tĩnh dạ tứ)
Tình cảm quê hương sâu lắng qua khoẳnh khắc đêm vắng.
8. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá ( Mao ốc vị thu phong sở phá ca)
Tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả.
Nam quốc sơn hà : biểu cảm trong trạng thái ẩn kín vào bên trong ý tưởng.
Bài ca Côn Sơn : dùng hình ảnh liên tưởng gợi tả, sử dụng điệp ngữ.
Qua đèo Ngang: lời thơ trang nhã, sử dụng từ láy, phép đối, đảo ngữ, chơi chữ.
Tĩnh dạ tứ: bố cục chặt chẽ, từ ngữ đơn giản, chắt lọc, nhẹ nhàng, thấm thía, sử dụng phép đối ở 2 câu cuối.
Mao ốc vị phong thu sở phá ca : kết hợp nhiều phương thức biểu đạt : miêu tả, tự sự, biểu cảm trực tiếp.
Câu 3. Sắp xếp cho khớp các thể thơ và tác phẩm thơ.
Tác phẩm
Thể thơ
-Sau phút chia li ( trích Chinh phụ ngâm )
- Qua đèo ngang
- Bài ca Côn Sơn
- Tiếng gà trưa
- Tĩnh dạ tứ
- Sông núi nươc Nam
Song thất lục bát
Thất ngôn bát cú
Lục bát
Các thể thơ khác
Ngũ ngôn tứ tuyệt
Thất ngôn tứ tuyệt
Câu 4. Chỉ ra đúng ý kiến chính xác bàn về thơ trữ tình và văn biểu cảm?
Đánh dấu X vào những ý kiến chính xác.Gồm cá ý kiến a, b, c, đ.
Câu 5. Điền vào chỗ trống trong các câu sau:
a. Khác với tác phẩm của các cá nhân nhà thơ thường được ghi chép lại ngay lúc làm ra, ca dao trữ tình ( trước đây) là những bài thơ có tính chất tập thể và truyền miệng.
b. Thể thơ được ca dao trữ tình sử dụng nhiều nhất là lục bát.
c. Một số thủ pháp nghệ thuậ thường gặp trong ca dao trữ tình : so sánh, điệp ngư, ẩn dụ.
- Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, mộc mạc, tự nhiên, giàu hình ảnh.
- Hình thức và kết câu thơ ngắn gọn ( cặp lục bát ).
* Ghi nhớ ( HS đọc phần ghi nhớ SGK/ 182 ).
	4. Củng cố.
- Thế nào là thơ trữ tình?
- Em hiểu thế nào là ca dao trữ tình?
	5. dặn dò.
Soạn bài : Ôn tập tiếng Việt.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 17.doc