Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 5

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 5

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Giúp HS:cảm nhận được tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc trong 2 bài thơ : Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh.

- Bước đầu hiểu về 2 thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.

2. Kỹ năng:

- Nhận biết thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

- Đọc –hiểu và phân tích thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh niềm tin, niềm tự hào vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta.

B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC

- Thầy: Tài liệu về Sông núi nước Nam; hai chiến thắng Chương Dương và Hàm Tử, SGK, bài soạn.

- Trò: SGK, vở bài tập .

 

doc 7 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 724Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 05
Tiết:	17	
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Giúp HS:cảm nhận được tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc trong 2 bài thơ : Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh. 
- Bước đầu hiểu về 2 thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Đọc –hiểu và phân tích thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh niềm tin, niềm tự hào vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
- Thầy: Tài liệu về Sông núi nước Nam; hai chiến thắng Chương Dương và Hàm Tử, SGK, bài soạn.
- Trò: SGK, vở bài tập .
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ổn định.
	2. Kiểm tra bài cũ.
	3. Giới thiệu bài mới. 
Từ ngàn xưa, dân tộc VN ta đã đướng lên chống giặc ngoại xâm rất oanh liệt. Tự hào thay! Ông cha ta đã đưa đất nước sang một trang lịch sử mới. Đó là thoát khỏi ách đô hộ ngàn năm của phong kiến phương Bắc, kỷ nguyên mới đã mở ra. Vì thế bài thơ “ Sông núi nước Nam” ra đời được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên, khẳng định một quốc gia độc lập chủ quyền – Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về nội dung bản tuyên ngôn này.
GV: Gọi hs đọc chú thích 1giúp hs nhận biết tác giả và thể thơ.
HS : Thực hiện và lắng nghe.
GV: Nói thêm về tác giả và sự ra đời của bài thơ. Tại sao gọi là thơ thần?
HS : Do thần sáng tác -> Thần linh hoá tác phẩm động cơ nêu cao ý nghĩa thiêng liêng.
GV: Phương thức biểu đạt chủ yếu ? Cho biết kết cấu ?
HS : Thảo luận
GV: Câu 1 nêu lên vấn đề gì ? từ đế ở phiên âm có nghĩa như thế nào so với từ vua ở bản dịch thơ ? Qua đó toát lên tư tưởng nào ?
HS : Thảo luận + khẳng định chủ quyền
GV: Câu thứ 2 nêu vấn đề gì ? có ý nghĩa như thế nào? tư tưởng nào được thể hiện ?
HS : Thảo luận
GV: Nhận xét về giọng điệu qua 2 câu đầu ? điều đó có tác dụng gì trong việc diễn tả tư tưởng cảm xúc về chủ quyền ?
HS : Giọng hùng hồn vững vàng của tư tưởng
GV: Nội dung nào được bộc lộ ở hai câu tiếp theo ? liên hệ thực tế với hoàn cảnh ra đời ?
HS : Cảnh báo sự thất bại của kẻ thù trong chiến tranh phi nghĩa
GV: Tư tưởng nào toát lên qua lời cảnh báo đó ?
HS : Khẳng định sức mạnh của dân tộc.
GV: Gọi hs đọc to phần ghi nhớ
HS : Thực hiện
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả, hoàn cảnh sáng tác :
 (SGK/ 63-64 ).
2.Bố cục: 2 phần
II. Phân tích.
1. Hai câu đầu:
=> Khẳng định độc lập chủ quyền và lãnh thổ của đất nước.
2. Hai câu cuối:
 → Ý chí bảo vệ độc lập dân tộc.
=> Bản tuyên ngôn độc lập vì nó khẳng định được chủ quyền của dân tộc, lãnh thổ của đất nước và ý chí bảo vệ độc lập dân tộc.
III Tổng kết:
 Ghi nhớ/ SGK
IV. Luyện tập.
1/65> Trong bài thơ không nói là “Nam nhân cư” mà lại nói “Nam đế cư” , giải thích.
Lịch sử ta là lịch sử chống ngoại xâm. Biết bao lần bọn giặc phong kiến phương Bắc bị thất bại thãm hại. Các em đã tự hào với bài “Sông núi nước Nam” thì tiết học này sẽ giúp các em thấy rõ hơn tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao, mạnh mẽ hơn qua bài: “Phò giá về kinh” ta sẽ học hôm nay.
GV: Dựa vào chú thích SGK, em hãy giới thiệu tác giả Trần Quang Khải và hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
HS : Trần Quang Khải phò giá Trần Nhân Tông về Thăng Long.
GV: Em hãy cho biết cách gieo vần của bài thơ?
HS : 
=> thù -> thu
 quan -> sang
GV: Văn bản liên quan đến sự kiện nào ? Những chiến công nào được nhắc đến trong lịch sử ?
HS : Cuộc chống quân xâm lược Nguyên- Mông của nhà Trần trên sông Hồng
GV: Nhận xét cách dùng từ của tác giả ở hai câu đầu ?
HS : Đảo từ 
GV: Nội dung nào toát lên từ hai câu đầu tiên?
HS : Hào khí chiến thắng của dân tộc đối với giặc Nguyên – Mông xâm lược.
GV: Theo em hai câu cuối tác giả nói vấn đề nào ? tác giả mong ước điều gì qua lời thơ nào ?
HS : Xây dựng đất nước trong thời bình
GV: Em hiểu như thế nào cụm từ “ nên dốc sức” ?
HS : Phát biểu
GV: Khát vọng đó có thành hiện thực không? Vì sao em biết ?
HS : Sau chiến thắng là thời kì thịnh vượng
GV: Bài thơ phản ánh nội dung gì ? từ đó tư tưởng, tình cảm nào được bộc lộ ?
HS : Lời động viên xây dựng phát triển đất nước trong thời bình và niềm tin sắt đá vào sự phát triển bền vững muôn đời của đất nước.
Chọn câu đúng nhất về ý nghĩa chung của hai bài thơ Nam quốc sơn hà, phò giá về kinh.
a. Khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của đất nước.
b. Thể hiện niềm tự hào trước những chiến công của dân tộc.
(c )Thể hiện khí phách hào hùng của dân tộc trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm
d. Thể hiện khát vọng hoà bình
Nghệ thuật nổi bật trong hai bài thơ là gì ?
a. Sử dụng biện pháp tu từ và ngôn ngữ biểu cảm
b. Sử dụng nhiều yếu tố trùng điệp
(c )Ngôn ngữ rõ ràng, cô đúc, hoà trộn giữa ý tưởng và tình cảm.
d. Nhiều hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả, hoàn cảnh sáng tác:
 ( xem SGK )
2 .Bố cục:
II. Phân tích:
1. Hai câu đầu
Hào khí chiến thắng của dân tộc đối với giặc Nguyên – Mông xâm lược.
2. Hai câu cuối
- Lời động viên phát triển đất nước trong thời bình
- Niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời
III. Tổng kết :
 Ghi nhớ / SGK
IV. Luyện tập.
4. Củng cố:
Đọc lại phần ghi nhớ. So sánh hào khí được thể hiện trong 2 bàithơ.
	5. Dặn dò :
- Học thuộc lòng bài thơ cả phần phiên âm và dịch thơ.
- Học bài cũ: Đại từ
- Soạn bài : Từ Hán Việt.
 Tiết:	18	
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là yếu tố Hán Việt, cách cấu tạo đặc biệt của từ ghép Hán Việt.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết và dùng từ Hán Việt trong giao tiếp.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ổn định.
	2. Kiểm tra bài cũ
Thế nào là đại từ? Cho ví dụ. Nêu các loại đại từ? Phân loại các đại từ sau: ai, bao nhiêu, nó, hắn, mình.
 3.Bài mới:
Ở lớp 6 chúng ta đã biết thế nào là từ Hán Việt ? Bài học hôm nay sẽ giúp ta hiểu thêm về các yếu tố tạo từ Hán Việt .
GV: Thế nào là từ Hán Việt?
HS : => Từ Hán Việt là từ mượn từ gốc Hán (gốc từ Hán, người Việt Nam sử dụng -> gọi là từ Hán Việt)
GV: Đọc lại bài thơ Nam quốc sơn hà
HS : Thực hiện
GV: Các tiếng :( quốc, Nam, sơn, hà) nghĩa là gì?
HS : Thực hiện
=> Nam -> phương nam
Quốc -> nước
Sơn -> núi
Hà -> sông
GV: Tiếng nào có thể dùng độc lập? Tiếng nào không thể dùng độc lập?
HS: => Nam: có thể dùng độc lập ( vd:gió nam )
 => Sơn, hà, quốc không dùng độc lập.
VD: quốc là nước
-> Cụ là nhà thơ yêu nước.
-> Không thể nói: Cụ là nhà thơ yêu quốc.
GV: Tìm nghĩa các từ thiên
HS : => Yếu tố Hán Việt đồng âm
GV: Phân biệt tiếng chính tiếng phụ trong từ sơn hà, xâm phạm, giang sơn, ái quốc, thủ môn, chiến thắng ?
HS : sơn hà, xâm phạm, giang sơn => Từ ghép đẳng lập.
thiên thư, thạch mã, tái phạm => Từ ghép chính phụ.
GV chốt: các từ : sơn hà, xâm phạm, giang sơn là những từ ghép đẳng lập.
GV: Nhận xét về trật tự các từ ghép chính phụ : ái quốc, thủ môn, chiến thắng, thiên thư, thạch mã, tái phạm ?
HS : Thảo luận
GV chốt: từ ghép chính phụ Hán- Việt có 2 yếu tố :
+ Ái quốc, thủ môn, chiến thắng à Yếu tố chính đứng trước.
+ Thiên thư, thạch mã, tái phạm à Yếu tố chính đứng sau.
Bài tập 1.
Phân biệt các từ đồng âm Hán- Việt trong các từ ngữ sau
Hoa 1: cơ quan sinh sản của thực vật
Hoa 2 : phồn hoa bóng bẩy
Gia 1 : thêm vào
Gia 2 : nhà
Bài tập 2. Hướng dẫn hs thực hiện
Từ ghép chứa yếu tố Hán Việt.
- Sơn: sơn hà ,gang sơn.
- Cư : an cư ,cư trú.
- Bại : thảm bại ,chiến bại.
Bài tập 3. Xếp các từ : hữu ích, thi nhân, đại thắng, phát thanh, bảo mật, tân binh, hậu đãi, phòng hoả vào nhóm thích hợp.
+ Yếu tố chính đứng trước : hữu ích, phát thanh, bảo mật, phòng hoả
+ Yếu tố chính đứng sau : thi nhân, đại thắng, tân binh, hậu đãi
Bài tập 4. Tìm từ ghép chính phụ.
_ Chính trước phụ sau : ngục thất ,gia nhập ,luật gia ,ming quân,thổ cư.
_ Phụ trước chính sau : gia chủ ,tào hoa , thâm sơn ,vọng nguyệt.
I. Tìm hiểu bài
1. Đơn vị cấu tạo từ hán – Việt
a. Vd/ Sgk
 Nam : nước Nam (dùng độc lập được)
- Quốc, sơn, hà (không dùng độc lập chỉ dùng tạo yếu tố Hán Việt)
 - Thiên thư : trời
 - Thiên niên kỷ, thiên lý mã: nghìn.
 - Thiên đô về Thăng Long : dời.
=> Yếu tố Hán Việt đồng âm
b. Ghi nhớ :sgk
2. Từ ghép hán việt
a. Vd/ Sgk
b. Ghi nhớ :sgk
II. Luyện tập:
4. Củng cố. 
- Học thuộc lòng 2 ghi nhớ.
- Làm bài tập 4/71
- Đặt câu với các từ Hán Việt tìm được.
	5. Dặn dò.
- Trả bài viết số 1.
- Ôn lại kiến thức văn tự sự.
- Lập dàn ý cho đề bài.
- Phát trả bài cho HS.
TUẦN : 
TIẾT :19	TRẢ BÀI VIẾT	
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1/ Tổ chức tìm hiểu đề, tìm ý.
Chép đề lên bảng.
Cho hs tìm ý, sắp xếp ý, bố cục bài
HOẠT ĐỘNG 2:
2/ Tổ chức lập dàn ý.
Lập dàn ý gồm 3 phần, xác định nội dung mỗi phần.
+ Mở bài :
+ Thân bài:
+ Kết bài:
Xác định cách liên kết văn bản.
HOẠT ĐỘNG 3:	
	3/ Nhận xét tình hình làm bài của học sinh.
Về nội dung:
Về hình thức:
Ưu điểm :
Nhược điểm:
HOẠT ĐỘNG 4:
	4/ Trả bài đọc mẫu và lấy điểm.
 Tiết:	20	
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Khái niệm, vai trò, đặc điểm của văn biểu cảm
- Phân biệt biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp trong văn bản.
2. Kỹ năng:
- Bước đầu nhận diện và phân tích các văn bản biểu cảm, chuẩn bị tập viết kiểu văn bản này.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
- Thầy: Bảng phụ, SGK, SGV, một số bài thơ, thư có nội dung biểu cảm .
	- Trò: SGK, vở bài tập 
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ổn định.
	2. Kiểm tra bài cũ.kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà.
	3. Giới thiệu bài mới.
Trong đời sống ai cũng có tình cảm. Tình cảm ấy nhiều khi không được biểu đạt thành lời mà người ta dùng thơ, văn để diễn đạt. Loại văn thơ đó gọi là văn thơ biểu cảm. Vậy văn biểu cảm là loại văn như thế nào ? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay. 
GV: Gọi hs đọc phần tìm hiểu bài sgk
HS : Thực hiện
GV: Mỗi bài ca dao thổ lộ tình cảm cảm xúc gì ?
HS : Bài 1 thể hiện sự xót thương cho số phận con cuốc.
 Bài 2 là lời tràng trai thổ lộ tình cảm với cô gái.
GV: Người ta thổ lộ tình cảm làm gì ?
HS : Để mọi người cùng đồng cảm với mình ==> Khi có những tình cảm tốt đẹp chất chứa,muốn biểu hiện cho người khác nhận,cảm được thì người ta có nhu cầu biểu cảm.
GV: Khi nào con người cần tạo lập văn bản biểu cảm ?
HS : Là mong muốn được bày tỏ những rung động của mình thành lời văn, lời thơ.
GV: Trong thư từ em có thường thổ lộ tình cảm không ?
HS : Những bức thư, bài thơ, bài văn là các thể loại văn bản biểu cảm. Văn bản biểu cảm chỉ là một trong vô vàn cách biểu cảm của con người (ca hát, vẽ tranh, nhảy múa, đánh đàn, thổi sáo) sáng tác văn nghệ nói chung điều có mụch đích biểu cảm.
GV: Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm có gì khác nhau ?
HS : Thảo luận (muốn người ta đồng cảm thì con người tạo lập văn bản để mọi người hiểu)
GV: Gọi hs đọc các đoạn văn bản
HS : Thực hiện
GV: Hai đoạn văn trên biểu đạt nội dung gì ?
HS :
Đoạn 1 trực tiếp biểu hiện nỗi nhớ và nhắc lại những kỉ niệm.
Đoạn 2 biểu hiện tình cảm với quê hương đất nước
GV: Nội dung ấy có gì khác với đặc điểm của văn bản tự sự – biểu cảm ?
HS : Cả hai đoạn văn điều không kể một nội dung hoàn chỉnh, mặc dù có gợi lại những đặc điểm: đặc biệt đoạn 2 tác giả sử dụng biện pháp miêu tả, từ miêu tả mà liên tưởng gợi ra những cảm xúc sâu sắc.
GV: Tình cảm trong văn biểu cảm phải là tình cảm, cảm xúc thấm nhuần tư tưởng nhân văn; qua hai đoạn văn trên em có đồng ý không ?
HS : Em đồng ý với ý kiến trên ( Đặc điểm tình cảm trong văn biểu cảm,đó là những tình cảm đẹp, giàu tính nhân văn. Chính vì vậy mà cảm nghĩ không tách rời nhau. Nhưng tình cảm không đẹp, xấu xa như lòng đố kị bụng dạ hẹp hòi không thể trở thành nội dung biểu cảm chính diện, có chăng chỉ là đối tượng mỉa mai, chăm biếm.
GV: Em có nhận xét gì về cách thể hiện cảm xúc ở 2 đoạn văn trên 
HS : 
Đoạn 1: biểu đạt trực tiếp : thư từ.
Đoạn 2 : bắt đầu bằng miêu tả tiếng hát đêm khuya trên tàu,rồi im lặng,rồi tiếng hát trong tâm hồn,trong tưởng tượng.Tiếng hát của cô gái biến thành tiếng hát của quê hương,ruộng vườn.Tác giả không nói trực tiếp mà gián tiếp thể hiện tình yêu quê hươngàtác phẩm văn học.
đoạn 1: biểu hiện trực tiếp
đoạn 2: biểu cảm gián tiếp
GV: Tình cảm trong văn biểu cảm là những tình cảm như thế nào?
HS : Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp, thắm nhuần tư tưởng nhân văn ( nhu yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc, ghét những thói tầm thường độc ác)
Ngoài cách biểu cảm trực tiếp như : tiếng kêu, lời than, văn biểu cảm còn xử dụng các biện pháp tự sự để khêu gợi tình cảm.
GV: Gọi hs đọc ghi nhớ
HS : Đọc
Bài tập 1/ so sánh hai đoạn văn cho biết đoạn nào là văn biểu cảm ? vì sao ? chỉ ra nội dung biểu cảm
Trả lời:
Đoạn 2 là văn biểu cảm vì nó miêu tả để bộc lộ cảm xúc.
Bài tập 2/
Nội dung biểu cảm của hai bài thơ:
Hai bài thơ điều là biểu cảm trực tiếp vì cả hai điều trực tiếp nêu tư tưởng tình cảm, không thông qua một phương tiện trung gian như miêu tả, kể chuyện nào cả.
I. Tìm hiểu bài
1. Nhu cầu và văn biểu cảm
a. Nhu cầu biểu cảm của con người
 Vd/Sgk
Là mong muốn được bày tỏ những rung động của mình.
Văn bản biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm,cảm xúc,sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
Văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình bao gồm các thể loại văn học như thơ trữ tình,ca dao trữ tình,tùy bút
b. Đặc điểm của văn biểu cảm
2. Ghi nhớ :
 sgk
II. Luyện tập:
4. Củng cố. 
Thế nào là một văn bản biểu cảm ?
Kể lại một câu chuyện cảm động
Bàn luận về một hiện tượng trong đời sống
Được viết bằng thơ
Bộc lộ tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
Dòng nào nói đúng về văn biểu cảm ?
sử dụng cách biểu cảm trực tiếp
Sử dụng các biện pháp tự sự, miêu tả để khơi gợi tình cảm
Cả hai đều đúng
5. Dặn dò.
- Soạn bài: Bài ca Côn Sơn và bài Buổi chiều đứng ở Phủ Thiên Trường trông ra.
- Đọc kỹ 2 bài thơ, phần chú thích .
- Trả lời các câu hỏi SGK/ 86, 87

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 5.doc