Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 8

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 8

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Bước đầu hiểu thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật. Thể tả cảnh ngụ tình.

- Cảnh được cảm nhận qua tâm trạng và cảnh là sự gửi gắm, thể hiện tâm trạng.

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng đọc và phân tích theo bố cục bài thơ.

3.Thái độ:

- Đồng cảm với tâm trạng cô đơn thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảng vật Đèo Ngang

B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC

- Thầy: SGK, bài soạn, tranh Đèo Ngang.

 

doc 5 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 906Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :	08
Tiết :	29	 QUA ĐÈO NGANG
	- Bà Huyện Thanh Quan - 
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Bước đầu hiểu thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật. Thể tả cảnh ngụ tình. 
- Cảnh được cảm nhận qua tâm trạng và cảnh là sự gửi gắm, thể hiện tâm trạng.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng đọc và phân tích theo bố cục bài thơ.
3.Thái độ:
- Đồng cảm với tâm trạng cô đơn thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảng vật Đèo Ngang
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
- Thầy: SGK, bài soạn, tranh Đèo Ngang.
	- Trò: SGK, vở bài tập 
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định.
	2. Kiểm tra bài cũ.
- Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, cảm nhận của em về bài thơ trên?
- Hiểu biết của em về thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt và Song thất lục bát.
	3. Giới thiệu bài mới.
Đèo Ngang thuộc dãy Hoành Sơn, phân cách địa giới hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình là một địa danh nổi tiếng trên đất nước ta. Đã có nhiều thi nhân vịnh Đèo Ngang như Cao Bá Quát, Nguyễn Chương Hiền. Nhưng có lẽ bài “Qua Đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan là được nhiều người thích nhất.
GV: Gọi hs đọc chú thích giúp hs nhận biết tác giả và tác phẩm.
HS : Thực hiện và lắng nghe 
Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh quê làng Nghi Tàm ( Tây Hồ _ Hà Nội ) là một trong những nữ sĩ tài danh hiếm có.
GV: Cho biết thể thơ được sử dụng trong bài ? Và phương thức biểu đạt chủ yếu ? Cho biết kết cấu ?
HS :Thảo luận
GV: Cảnh đèo ngang được gợi tả bằng những chi tiết nào ? cảnh được miêu tả vào thời gian không gian cụ thể nào ?
HS : Cỏ , cây, hoa , lá, đá vào xế tà, không gian rộng lớn, mênh mông.
GV: Nhận xét của em qua từ Chen , qua đó gợi không gian sống như thế nào ?
HS : Hoang sơ vắng lặng 
GV: Ngoài cảnh thiên nhiên thì chi tiết nào được bổ sung vào cảnh đèo ngang ?
HS : Thêm người (tiều vài chú) thêm nhà ( chợ mấy nhà)
GV: Em hình dung được gì qua hình ảnh lom khom/ lác đác ?
HS : Gợi tả hình ảnh vất vả của người tiều phu giữa chốn núi rừng rậm rạp, đồng thời thấy sự thưa thớt của con người.
GV:Am thanh nào tạo cảm giác buồn của đèo ngang ? 
HS : Tự tìm
GV: Nhận xét của em về bức tranh và con người ở đèo ngang ?
HS : Bức tranh rộng lớn những con người cô đơn
GV: Hình ảnh nào gợi cảm giác mênh mông ?
HS : Trời, non, nước
GV: Em hình dung được gì về tâm trạng của tác giả
HS : Nhớ nước thương nhàvà nỗibuồn man mác của lòng người trước cảnh tượng hoang sơ xa lạ.
GV: Theo em con người xuất hiện trước không gian rộng lớn như thế nào ?
HS : Một mình
GV:Em hiểu câu cuối ntn ? nét đặc sắc về nghệ thuật
HS : Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
GV: Em hiểu thế nào là tình riêng ta với ta? Tình riêng ấy là gì?
HS: Tâm sự sâu kín, một mình mình biết, một mình mình hay. Tình thương nhà, nỗi nhớ nước da diết, âm thầm lặng lẽ.
GV: Mảnh tình riêng trong không gian bao la có gì khác với mảnh tình riêng trong không gian chật hẹp
HS : Thảo luận
Tìm hàm nghĩa của cum từ ta với ta 
Hs tự làm theo hướng dẫn của GV.
Hàm nghĩa cụm từ ta với ta. Ta có nghĩa là chính mình nhưng ta cũng có nghĩa là người đối diện- người mà mình đang giao tiếp.Trong bài thơ nghĩa của cụm từ trên là mình với chính mình
I. Tìm hiểu bài:
1. Tác giả, hoàn cảnh sáng tác 
SGK/102
2. Bố cục :
Thất ngôn bát cú đường luật
Gieo vần : 1 –2 – 4 ; 6 – 8 
Phép đối : 3 – 4 ; 5 – 6 
II. Phân tích.
1. Cảnh tượng chung của đèo Ngang.
Thời gian – không gian
Hình ảnh
Con người
Am thanh
→ Cảnh hoang vu, buồn vắng lúc chiều tà thấp thoáng sự sống.
2. Tâm trạng trước cảnh Đèo Ngang
Nhớ nướ . . .
Thương nhà . . .
→ Tâm trạng nặng trĩu nỗi niềm thương nhớ buồn đau.
Dừng chân . . .
Một mảnh . . .
 → Nỗi buồn cô quạnh thầm lặng.
 III. Tổng kết:
 Ghi nhớ :sgk
IV. Luyện tập:
	4. Củng cố.
- Đọc diễn cảm bài thơ.
- Nhắc lại các đặc điểm của thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật.
 Bài thơ thể hiện tâm trạng gì của tác giả ?
A. Yêu mến ngất ngay trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước.
B. Đau xót ngậm ngùi trước sự đổi thay của quê hương.
C. Buồn thương da diết khi phải sống trong cảnh ngộ cô đơn.
D. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ.
	5. Dặn dò.
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Soạn bài : Bạn đến chơi nhà
Tiết :	30	BẠN ĐẾN CHƠI NH
	- Nguyễn Khuyến - 
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Tình cảm chân thành mà sâu sắc cảm động của Nguyễn Khuyến đối với bạn.
- Bức tranh quê đậm đà hương sắc Việt Nam.Nụ cười hóm hỉnh nhưng ý tứ sâu xa.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm và phân tích thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh về giá trị của tình bạn trong đời sống con người.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
- Thầy: SGK, bài soạn, bảng ghi luật B, T.
	- Trò: SGK, vở bài tập 
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Đọc thuộc bài thơ Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan và cho biết vài nét về tác giả cũng như thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật.
- Cảm nhận của em về cảnh đèo Ngang và tâm trạng của tác giả được thể hiện trong bài thơ?
	3. Giới thiệu bài mới.
Sống ở đời ai mà không có bạn, nhất là khi có người bạn lại là ý hợp tâm đầu, thì cuộc sống sẽ có ý nghĩa và tốt đẹp biết bao. Điều đó ta sẽ thấy qua bài “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến.
GV: Goïi hs ñoïc chuù thích giuùp hs nhaän bieát taùc giaû HS : Thöïc hieän vaø laéng nghe 
Nguyễn Khuyến ( 1835 – 1090 ) quê ở thôn Vị Hạ , xã Yên Đỗ , nay thuộc xã Trung Lương huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam.Ông là nhà thơ lớn của dân tộc.
GV: Cho biết thể thơ được sử dụng trong bài ? Và phương thức biểu đạt chủ yếu ? Cho biết kết cấu ?
HS : Thảo luận
GV: Câu đầu tiên tác giả nhắc đến sự việc gì ? Nhận xét về thời gian, cách xưng hô ? Qua đó thể hiện tình cảm như thế nào ?
HS : Thảo luận
GV: Quan hệ tình cảm bạn bè như thế nào ? và tâm trạng của chủ nhân ra sao ?
HS : Quan hệ bền chặt, thuỷ chung.
GV: Khi tiếp khách thì tác giả nói ngay đến chợ thời xa, em hiểu như thế nào ?
HS : Thảo luận
GV chốt – chuyển ý:
GV: Sau khi nói chợ xa, trẻ vắng nhà thì tác giả nói đến vấn đề nào khác ?
HS : Những thứ trong nhà chưa dùng được.
GV:Em hiểu được gì về gia cảnh và tính cách của chủ nhân ?
HS : Nghèo khó nhưng chất phát.
GV: Ta hiểu như thế nào về gia cảnh, tình cảm, tính cách của tác giả dành cho bạn ?
HS : Nghèo khó yêu đời chân thật dân dã.
GV: Những thức ăn không có tác giả tiếp bạn bằng cách nào ?
HS : Trò chuyện
GV: Miếng trầu là đầu câu chuyện nhưng đến đây trầu không có ta hiểu tác giả là người như thế nào ?
HS : Trọng tình bạn
GV: câu thơ thứ 8 và riêng cụm từ ta với ta nói lên điều gì? Câu thơ này có vai trò khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ?
Nhận xét chung về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ Bạn đến chơi nhà?
HS : Tình bạn cao hơn vật chất, dù vật chất có thiếu thốn hoặc không đầy đủ thì bạn bè vẫn quý nhau vẫn vui vẻ khi gặp gỡ Vật chất và tình cảm hài hòa là quý nhất nhưng nếu không thì tình cảm, lòng chân thành vẫn là yếu tố cốt lõi
GV: Em hiểu như thế nào cụm từ ta với ta ?
HS : Cụm từ ta với ta vừa là số ít vừa là số nhiều ta là 2 người nhưng ta cũng là một thể thống nhất ( chung tâm trạng, tâm sự).
Bài tập sgk
GV hướng dẫn các em làm bài
I. Tìm hiểu chung :
1. Tác giả, hoàn cảnh sáng tác:
SGK/104-105.
2. Bố cục : 
Thaát ngoân baùt cuù ñöôøng luaät
I. Phân tích :
1. Giới thiệu sự việc:
Đã bấy lâu à cảm xúc khi bạn đến thăm nhà.
2. Hoàn cảnh khi bạn đến chơi nhà.
+ Nhà xa chợ lại không có trẻ sai bảo.
+ Vườn rộng nên không bắt được gà.
+ Cải thì chửa ra cây.
+ Cà thì còn mới nụ.
+ Mướp chỉ mới trổ hoa.
+ Bầu lại vừa rụng rốn.
+ Kể cả trầu tiếp khách cũng không có.
→Liệt kê 
→ cảm xúc về gia cảnh
3. Tình bạn của tác giả
Bác đến chơi đây ta với ta
→ Tình bạn hồn nhiên đậm đà, dân dã
III. Tổng kết:
 Ghi nhớ :sgk
IV. Luyện tập:
4. Củng cố.
HS đọc diễn cảm bài thơ.
Từ câu thứ hai đến câu thứ bảy, tác giả nói đến sự thiếu thốn tất cả những điều kiện vật chất với mục đích gì ?
a. Kể lể cảnh nghèo của mình.	b. Giãy bày tình cảnh khó xử của mình
c. Không muốn tiếp đãi bạn	d. Diễn đạt hóm hỉnh tình cảm chân thành, sâu sắc
	5. Dặn dò.
- Xem lại tất cả các bài TLV về văn bản biểu cảm.
- Xem và tìm hiểu đề văn trong SGK/108.
- Tiết sau làm bài viết về văn biểu cảm.
Tiết:	31-32	VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- HS viết được bài văn biểu cảm về thiên nhiên, thực vật, thể hiện tình cảm yêu thương cây cối theo truyền thống của nhân dân ta.
2. Kỹ năng:
- Viết bài văn biểu cảm.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
- Gv : đề kiểm tra và đáp án bài kiểm tra.
-Hs : các kiến thức đã học về văn bản biểu cảm.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định.
	2. Kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra việc chẩn bị giấy làm bài kiểm tra.
	3. Giới thiệu bài mới.
*. GV ghi đề bài lên bảng.
*Đề ra: Loài cây em yêu.
*. HS chép đề vào giấy.
*. GV nêu yêu cầu làm bài:
Đề kiểm tra: Cảm mghĩ về người ông người mẹ của em.
	Yêu cầu: 	1/ Nắm được các bước làm bài văn biểu cảm về nhân vật.
	2/ Dàn bài
	Mở bài: Nêu cảm nghĩ chung của em về người ông người mẹ của em
	Thân bài: 
	+ Nêu những đặc điểm về hình dáng mà em nhớ.
	+ Những kỉ niệm gợi em nhớ về nguươì mẹ . . .
	+ Suy nghĩ giữa hiện tại và quá khứ.
	Kết bài: cảm nghĩ chung và lời hứa của em.
	3/ Phong cách diễn đạt
+ Chữ viết đẹp tránh viết cẩu thả.
+ Sử dụng từ cần chọn lọc, tránh viết hoa tuỳ tiện. . . 
+ Phải kiểm tra hình thức nội dung khi tạo lập xong v/ bản.
- Đọc kĩ đề ( chú ý tiến hành thực hiện đầy đủ các bước làm bài văn biểu cảm).
- Làm dàn bài ( vào giấy nháp).
- Viết bài hoàn chỉnh vào giấy kiểm tra.
*. GV theo dõi, kịp thời uốn nắn những sai sót của HS trong giờ kiểm tra.
*. Thu bài.
	4. Củng cố. Nhận xét, đánh giá về tiết làm bài.
	5. Dặn dò.
- Soạn bài : Cữa lỗi về quan hệ từ.
- Học bài cũ: Quan hệ từ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 8.doc