Giáo án môn Sinh vật 7 bài 13: Giun đũa

Giáo án môn Sinh vật 7 bài 13: Giun đũa

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY

Bài 13. GIUN ĐŨA

(Môn sinh vật lớp 7)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Hs nêu đặc điểm cơ bản về cấu tạo di chuyển và đinh dưỡng, sinh sản của giun đũa thích nghi với lối sống kí sinh.

2. Kĩ năng

- Kĩ năng quan sát hình ảnh, thu thập kiến thức

- Kĩ năng phân tích tổng hợp, kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức học tập và yêu thích bộ môn

- Giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng chống giun sán kí sinh cho người và vật nuôi vật nuôi

 

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 4394Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh vật 7 bài 13: Giun đũa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD – ĐT Bà Rịa – Vũng Tàu
Trường THPT Dân Tộc Nội Trú
Giáo viên: Nguyễn Hữu Thi
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Bài 13. GIUN ĐŨA
(Môn sinh vật lớp 7)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hs nêu đặc điểm cơ bản về cấu tạo di chuyển và đinh dưỡng, sinh sản của giun đũa thích nghi với lối sống kí sinh.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng quan sát hình ảnh, thu thập kiến thức
- Kĩ năng phân tích tổng hợp, kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập và yêu thích bộ môn
- Giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng chống giun sán kí sinh cho người và vật nuôi vật nuôi
II. Tiến trình dạy và học
1. Kiểm tra bài củ
2. Mở đầu bài giảng
Giun tròn khác với giun dẹp ở chỗ: tiết diện ngang cơ thể tròn, bắt đầu có khoang cơ thể chưa có chính thức và ống tiêu hóa phân hóa. Chúng sống trong nước, đất ẩm và kí sinh trong cơ thể động vật, thực vật và người. Chúng ta sẽ tìm hiểu qua 
Bài 13. GIUN ĐŨA
3. Giảng bài mới
Hoạt động 1
Tìm hiểu về cấu tạo, dinh dưỡng, di chuyển của giun đũa
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Cho HS quan sát hình 12.1, 12.2 nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi.
- Trình bày cấu tạo của giun đũa
- Giun cái dài và mập hơn giun đực có ý nghĩa sinh học gì?
- Nếu giun đũa thiếu vỏ cuticun thì chúng sẽ như thế nào?
- Ruột thẳng của giun đũa liên quan gì đến tốc độ tiêu hóa? Khác với giun dẹp đặc điểm nào? Tại sao?
- Giun đũa di chuyển bằng cách nào? Nhờ đặc điểm nào mà giun đũa chui được vào ống mật và gây hậu quả ntn cho con người?
- Nghiên cứu sgk, quan sát hình, kết hợp với hiểu biết của mình trả lời câu hỏi.
- Yêu cầu nêu được
+ Cấu tạo của giun đũa: Lớp vỏ cuticun, thành cơ thể, Khoang cơ thể
+ Đẻ nhiều trứng
+ Vỏ chống tác dụng của dịch tiêu hóa,....
+ Tốc độ tiêu hóa nhanh, xuất hiện hậu môn
+ Chui rúc
- Cấu tạo:
+ Hình trụ dài
+ Lớp vỏ cuticun bao bọc bên ngoài có tác dụng chống tác dụng của dịch tiêu hóa.
+ Thành cơ thể có lớp biểu bì dọc cơ thể phát triển
+ Chưa có khoang cơ thể chính thức
+ Ống tiêu hóa thẳng, có lỗ hậu môn
+ Tuyến sinh dục dài cuộn khúc
- Di chuyển
+ Hạn chế, cơ thể cong duổi, chui rúc
- Dinh dưỡng:
+ Thức ăn đi thảng tử miệng tới hậu môn
+ Hút chất dinh dưỡng nhanh và nhiều
Hoạt động 2
Tìm hiểu về sinh sản của giun đũa
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Cho Hs nghiên cứu sgk và đặt câu hỏi
+ Trình bày cấu tạo cơ quan sinh dục của giun đũa?
+ Trình bày vòng đời của giun đũa? 
+ Để phòng tránh bệnh giun đũa chúng ta cần làm gì?
+ Tại sao y học khuyên mỗi người nên tẩy giun từ một đến 2 lần trong năm?
- Nêu một số lưu ý và một số tác hại của giun đũa
- Nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi.
- Yêu cầu nêu được
+ Cấu tạo cơ quan sinh dục
+ Vòng đời của giun đũa
1. Cơ quan sinh dục
- Cơ quan sinh dục dạng ống dài
+ Con cái 2 ống, con đực 1 ống , thụ tinh trong
- Đẻ nhiều trứng
2. Vòng đời của giun đũa
- Giun đũa → đẻ trứng → nở thành ấu trùng trong trứng → vào ống tiêu hóa (ruột non) → vào máu, qua tim, gan, phổi rồi về lại ruột non kí sinh ở đây
- Phòng chống: 
+ Giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân khi ăn uống
+ Tẩy giun định kì
4. Củng cố
- Đọc phần em có biết và ghi nhớ
5. Dặn dò
- Học bài củ và chuẩn bị bài mới

Tài liệu đính kèm:

  • docbài 13.doc