Giáo án môn Sinh vật 7 bài 22: Tôm sông

Giáo án môn Sinh vật 7 bài 22: Tôm sông

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY

Chương 5. NGÀNH CHÂN KHỚP

LỚP GIÁP XÁC

Bài 22. TÔM SÔNG

(Môn sinh vật lớp 7)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

 Biết được vì sao tôm sông lại được xếp vào ngành chân khớp, lớp giáp xác

 Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của tôm thích nghi với lối sống ở nước

 Trình bày được đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản của tôm

2. Kĩ năng

 Kĩ năng quan sát hình ảnh, thu thập kiến thức

 Kĩ năng phân tích tổng hợp, kĩ năng hoạt động nhóm.

 

docx 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 6714Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh vật 7 bài 22: Tôm sông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD – ĐT Bà Rịa – Vũng Tàu
Trường THPT Dân Tộc Nội Trú
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Chương 5. NGÀNH CHÂN KHỚP
LỚP GIÁP XÁC
Bài 22. TÔM SÔNG
(Môn sinh vật lớp 7)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Biết được vì sao tôm sông lại được xếp vào ngành chân khớp, lớp giáp xác
Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của tôm thích nghi với lối sống ở nước
Trình bày được đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản của tôm
2. Kĩ năng
Kĩ năng quan sát hình ảnh, thu thập kiến thức
Kĩ năng phân tích tổng hợp, kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
Giáo dục ý thức học tập và yêu thích bộ môn
Giữ gìn vệ sinh môi trường, giáo dục ý thức bao vệ động vật thân mềm
II. Tiến trình dạy và học
1. Kiểm tra bài củ
2. Mở đầu bài giảng
ngành chân khớp là ngành có số loài rất lớn, chiếm 2/3 số loài động vật đã biết Chúng có các phần phụ phân đốt khớp động với nhau vì thế chúng được gọi là ngành chân khớp
Ngành chân khớp có ba lớp lớn: Giáp xác (đại diện là tôm sông), Hình nhện (đại diện là nhện) và sâu bọ (đại diện là châu chấu). Hôm nay chúng ta tìm hiểu lớp giáp xác với đại diện là tôm sông. Chúng ta sẽ tìm hiểu qua 
Bài 22. TÔM SÔNG
3. Giảng bài mới
Hoạt động 1
Tìm hiểu về cấu tạo ngoài và di chuyển
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Cho Hs nghiên cứu sgk và đặt các câu hỏi
+ Cơ thể tôm sông được phân chia như thế nào?
+ Vỏ cơ thể của tôm có cấu tạo như thế nào?
+ Em có nhận xét gì về màu sắc vỏ của tôm? Màu sắc này có vai trò gì đối với tôm?
+ Theo em thì vỏ tôm có đặc điểm gì? Với đặc điểm này thì có vai trò gì đối với tôm?
- Chốt lại rút ra kiến thức cho Hs
- Cho Hs quan sát hình 22 và đặt các câu hỏi
+ Tôm sông có các phần phụ nào?
 + Chức năng của các phần phụ này là gì?
- Cho Hs hoàn thành phiếu học tập
- Quan sát hình 22, nghiên cứu sgk và hiểu biết của mình trả lời câu hỏi
- Yêu cầu nêu được
+ Tôm chia làm hai phần
+ Vỏ có cấu tạo bằng kitin có ngấm thêm canxi
+ Tôm có màu sắc của môi trường, nhờ có sắc tố trong vỏ, có chức năng tự vệ
+ Vỏ tôm cứng cáp, làm nhiệm vụ che chở và chổ bám của hệ cơ
- Quan sát hình trả lời các câu hỏi và hoàn thành phiếu học tập
- Tôm có cấu tạo gồm hai phần: Đầu ngực và phần bụng
1. Vở
- Cấu tạo bằng kitin ngấm thêm canxi
- Vỏ cứng có chức năng bảo vệ và là chổ bám cho hệ cơ.
- Trong vỏ có sắc tố làm cho tôm có màu sắc của môi trường
2. Các phần phụ tôm và chức năng
Nội dung phiếu học tập
Tên các phần phụ
Chức năng
Vị trí các phần phụ
Phần đầu – Ngực
Phần bụng
Mắt kép
Định hướng và phát hiện mồi
ó
Hai râu
Các chân hàm
Giữ và xử lí mồi
ó
Chân ngực và càng
Bắt mồi và bò
ó
Chân bụng
Bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng
ó
Tấm lái
Lái và giúp tôm bơi giật lùi
ó
+ Tôm di chuyển như thế nào? Có những hình thức di chuyển như thế nào?
+ Theo em hình thức nào thể hiện khã năng tự vệ của tôm?
- Nghiên cứu sgk trả lời các câu hỏi
- Yêu cầu nêu được
+ Hình thức di chuển của tôm 
3. Di chuyển
- Bò: các chân ngực bò trên đáy bùn cát, các chân bơi hoạt động giữ thăng bằng
- Giật lùi: xòe tấm lái, gập mạnh về phía bụng.
- Tự vệ bằng hình thức nhảy.
Hoạt động 2
Tìm hiểu về dinh dưỡng của tôm sông
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Cho Hs nghiên cứu sgk và đặt các câu hỏi
+ Tôm kiếm ăn vào thời gian nào trong ngày? Thức ăn của tôm là gì?
+ Vì sao người ta dùng thính thơm để câu hay cất vó tôm?
- Nghiên cứu sgk và hiểu biết của mình trả lời câu hỏi
- Yêu cầu nêu được
+ Thời điểm kiếm ăn của tôm 
 + Giải thích được tại sao lại dùng thính để câu tôm
- Tiêu hóa
+ Tôm ăn tạp, hoạt động về đêm
+ Thức ăn được tiêu hóa ở dạ dày, hấp thụ ở ruột
- Hô hấp: thở bằng mang
- Bài tiết qua tuyến bài tiết.
Hoạt động 3
Tìm hiểu về sinh sản của tôm sông
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Cho Hs nghiên cứu sgk và đặt câu hỏi
+ Theo em tôm là động vật phân tính hay lưỡng tính?
+ Hình thức sinh sản của tôm diễn ra như thế nào?
+ Tôm mẹ ôm trứng có ý nghĩa gì?
+ Vì sao ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần để lớn lên?
- Nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi
- Yêu cầu nêu được
+ Hình thức sinh sản của tôm
+ Ý nghĩa của động tác ôm trứng của tôm mẹ?
- Tôm phân tính
- Tôm cái đẻ trứng, dùng chân bụng ôm trứng
- Trứng nở thành ấu trùng, ấu trùng lột xác nhiều lần cho tôm trưởng thành
4. Củng cố
- Đọc phần ghi nhớ
- Đọc phần em có biết
- Trả lời câu hỏi sgk
5. Dặn dò
- Học bài củ
- Chuẩn bị bài mới

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai 22.docx