Giáo án môn Sinh vật 7 bài 41: Chim bồ câu

Giáo án môn Sinh vật 7 bài 41: Chim bồ câu

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY

Bìa 41. CHIM BỒ CÂU

I. Mục tiêu

Sau bài học này, học sinh cần đạt

1. Kiến thức

- HS nắm được đặc điểm đời sống của chim bồ câu

- HS giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống bay lượn

- Mô tả và phân biệt được hai kiểu di chuyển của chim

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.

- Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm

 

docx 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 9010Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh vật 7 bài 41: Chim bồ câu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD – ĐT Bà Rịa – Vũng Tàu
Trường THPT Dân Tộc Nội Trú
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Bìa 41. CHIM BỒ CÂU
I. Mục tiêu
Sau bài học này, học sinh cần đạt
1. Kiến thức
- HS nắm được đặc điểm đời sống của chim bồ câu
- HS giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống bay lượn 
- Mô tả và phân biệt được hai kiểu di chuyển của chim 
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.
- Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm
3. Thái độ
- Yêu thích bộ môn
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Chuẩn bị tranh vẽ, bảng phụ
- HS: Kẻ phiếu học tập vào vở
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Trình bày sự ra đời và nguyên nhân diệt vong của khủng long?
- Trình bày đặc điểm chung của bò sát?
3. Nội dung bài giảng
Hoạt động 1
Tìm hiểu về đời sống của chim bồ câu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Yêu cầu Hs nghiên cứu sgk và hiểu biết của mình, thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Theo em tổ tiên của chim bồ câu nhà là loài nào?
+ Đặc điểm của chim bồ câu?
+ Đặc điểm sinh sản của chim bồ câu là gì?
+ Từ đó so sánh sự sinh sản của chim bồ câu và thằn lằn
+ Kiểu sinh sản của chim có ý nghĩa gì? 
- Nghiên cứu sgk và hiểu biết của mình, thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận
- Yêu cầu nêu được:
+ Bồ câu rừng
+ Nêu được đặc điêm của chim bồ câu
+ Đặc điểm sinh sản cùa chim bồ câu
+ So sánh được đặc điểm sinh sản của chim bồ câu và thằn lằn bóng
1. Đời sống
- Tổ tiên: là bồ câu núi, màu lam
-Sống trên cây bay giỏi
- làm tổ trong hốc cây, hang đá
- Là động vật hằng nhiệt
2. Sinh sản 
- Thụ tinh trong
- Trứng có vỏ đá vôi 
- Có tập tính ấp trứng và nuôi con bằng sữa diều 
Hoạt động 2
Tìm hiểu về cấu tạo ngoài và di chuyển của chim
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Yêu cầu Hs quan sát hình 41.1, 41.2, nghiên cứu sgk và hiểu biết của mình, thảo luận và trả lời câu hỏi, thảo luận hoàn thành bảng 1 trong SGK 
+ Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu?
+ Từ đó hoàn thành nội dung bảng 1 sgk.
+ Với kiểu cấu tạo ngoài như vậy thì chim có hình thức di chuyển như thế nào? Có mấy kiểu di chuyển?
+ Từ đó hoàn thành bảng 2 sgk
- Nghiên cứu sgk và hiểu biết của mình, thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận
- Yêu cầu nêu được:
+ Cấu tạo ngoài của chim.
+ Hoàn thành được nội dung bảng 1 sgk
+ Chim có kiểu bay vỗ canh và bay lượn.
+ Hoàn thành được bảng 2
1. Cấu tạo ngoài
- Thân hình thoi
- Da khô, phủ long vũ, gồm có lông ống và lông tơ
- Chi trước biến thành cánh, chi sao có bàn chân dài có 3 ngón trước, 1 ngón sau.
- Mỏ có sừng bao bọc, không có răng
- Cổ dài, đầu linh hoạt
2. Di chuyển
- Kiểu bay vỗ cánh: Cánh đập liên tục, bay chủ yếu dựa vào động tác vỗ cánh
- Kiểu bay lượn: Cánh đập chậm, không liên tục, bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và hướng thay đổi của các luồng gió 
Đặc điểm cấu tạo ngoài chim bồ câu
 Đặc điểm cấu tạo ngoài
ý nghĩa thích nghi
Thân: Hình thoi
Giảm sức cản không khí
Chi trước: Cánh chim
Quạt gió (động lực khi bay ), cản không khí khi hạ cánh
Chi sau: 3 ngón trước, 1 ngón sau
Giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh
Lông ống: Có các sợi lông làm thành phiến mỏng
Làm cho cánh chim khi bay giang ra tạo một diện tích rộng
Lông tơ: Có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp
Giữ nhiệt, làm nhẹ cơ thể
Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng
Làm đầu chim nhẹ
Cổ : Dài, khớp đầu với thân
Phát huy vai trò cảu các giác quan, bắt mồi, rỉa lông
So sánh kiểu bay vỗ cánh và bay lượn
Các động tác bay
vỗ cánh
lượn
Cánh đập liên tục
Cánh đập chậm và không liên tục
Cánh giang rộng mà không đập
Bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và hướng thay đổi của các luồng gió 
Bay chủ yếu dựa vào động tác vỗ cánh
4. Kiểm tra đánh giá
- Trình bày đặc điểm sinh sản của chim bồ câu?
- Trình bày cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn ?
* Câu hỏi “ Hoa điểm 10”: Vì sao chim bồ câu lại đẻ ít trứng?
5. Dặn dò
- Học bài
- Đọc mục: “Em có biết”
- Soạn bài mới

Tài liệu đính kèm:

  • docxbài 41.docx