A.Mục tiêu:
* Kiến thức :
- HS hiểu thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyên tố
- HS biết phân tích một số ra thừa số nguyên tố trong các trường hợp đơn giản biết dùng luỹ thừa để viết gọn dạng phân tích
* Kĩ năng :
-HS vận dụng các dấu hiệu chia hết đã học để phân tích một số ra thừa số nguyên tố ,biết vận dụng linh hoạt khi phân tích một số ra thừa số nguyên tố
* Thái độ : Rèn tính cẩn thận ,chính xác
B. Chuẩn bị :
- Giáo viên: Bảng phụ ,thước thẳng.
- Học sinh: Thước thẳng .
Ngày soạn : Ngày giảng: Tiết25: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố A.Mục tiêu: * Kiến thức : - HS hiểu thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyên tố - HS biết phân tích một số ra thừa số nguyên tố trong các trường hợp đơn giản biết dùng luỹ thừa để viết gọn dạng phân tích * Kĩ năng : -HS vận dụng các dấu hiệu chia hết đã học để phân tích một số ra thừa số nguyên tố ,biết vận dụng linh hoạt khi phân tích một số ra thừa số nguyên tố * Thái độ : Rèn tính cẩn thận ,chính xác B. Chuẩn bị : - Giáo viên: Bảng phụ ,thước thẳng. - Học sinh: Thước thẳng . C.Tiến trình lên lớp: I.ổn định. II.Kiểm tra: ĐVĐ: Làm thế nào để viết một số dưới dạng tích các thừa số nguyên tố? III .Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung - Căn cứ vào câu trả lời của HS ,GV viết dưới dạng sơ đồ cây. 120 60 2 3 20 2 10 2 5 - GV cho HS phân tích các cách khác nhau. -H: Theo phân tích ở các hình số 120 bằng các tích nào? -GV giới thiệu số 2,3,5 là các số nguyên tố. Ta nói rằng 120 đã được phân tích ra thừa số nguyên tố. -H: Phân tích một số tự nhiên ra thừa số nguyên tố là gì? -H:Tại sao không phân tích tiếp số 2,3,5 ? - H: Tại sao 4,15,30,10,8,60 lại phân tích được tiếp? ( vì đó là các hợp số) - GV yêu cầu HS đọc phần chú ý SGK -H: Phân tích số 5 ,7,11 ra thừa số nguyên tố? ( 5=5 ; 7=7 ; 11 = 11) GV: trong thực tế thường phân tích ra thừa số nguyên tố theo cột dọc. GV : Hướng dẫn HS phân tích Lưu ý : + Lần lượt xét tính chia hết cho các số nguyên tố từ nhỏ đến lớn :2,3,5,7,11.. + Trong quá trình xét tính chia hết nên vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 3, cho5 đã học + Các số nguyên tố được viết bên phải cột ,các thương được viết bên trái cột , chia đến khi nào thương bằng 1 thì dừng lại. + Viết gọn bằng luỹ thừa và viết các ước nguyên tố theo thứ tự từ nhỏ đến lớn. -H: So sánh kết quả ở hai cách phân tích? -H: Khi phân tích bằng các cách khác nhau kết quả phân tích có khác nhau không? GV yêu cầu HS làm phần ? SGK sau đó cho HS kiểm tra chéo. -H: Số 420 chia hết cho các thừa số nguyên tố nào? - H: Dựa vào phần phân tích hãy cho mỗi số 4,12,35,15, 22 có là ước của 420? HS: 420= 4.3.5.7 = 12.5.7 = 4.15.7 Nên số 4,12,35,15,22 là ước của 420 Số 22 không là ước của 420 1. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố ( 15ph ) Ví dụ: Viết số 120 dưới dạng tích của nhiều thừa số lớn hơn 1 ,với mỗi thừa số còn lại làm như vậy ( nếu có thể) 120 = 60.2 = 3.20.2 = 3.2.10.2 = 3.2.2.5.2 120 = 30.4 = 3.10.2.2 = 3.2.5.2.2 120 = 10.12 =2.5.3.4 = 2.5.3.2.2 120 = 15.8 = 3.5.2.4 = 3.5.2.2.2 * Chú ý (SGK) 2. Cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố ( 15 ph) - Ta phân tích số 120 ra thừa số nguyên tố theo cột dọc: 120 2 60 2 30 2 15 3 5 5 1 120 = 2.2.2.3.5 = 23 .3.5 * Nhận xét ( SGK) ? 420 2 210 2 105 3 35 5 7 7 1 Vậy 420 = 22 .3.5.7 IV. Củng cố (15 ph) - Bài 125(tr.50 SGK) a) 60=22 .3.5 b) 84 = 22 .3.7 c) 285 = 3.5.19 d) 1035 = 32 .5.23 e) 400 = 24 . 52 d) 1000000 = 26 . 56 V. Hướng dẫn học ở nhà (1ph) - Làm bài tập: 126, 127,128( tr.50 SGK) ; 165,166, 168( tr.22 SBT) Hướng dẫn bài 168: Gọi số chia, thương lần lượt là: a,q . Ta có 86 = a.q + 9 , do đó a.q = 86- 9 = 77. Vậy a, q là ước của 77 *Rút kinh nghiệm ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Ngày soạn : Ngày giảng: Tiết26: luyện tập A.Mục tiêu: * Kiến thức : HS được củng cố về phân tích một số ra thừa số nguyên tố * Kĩ năng : Dựa vào việc phân tích ra thừa số nguyên tố .HS tìm được tập hợp các ước của số cho trước * Thái độ : Giáo dục cho HS ý thức giải toán , phát hiện các đặc điểm của việc phân tích ra thừa số nguyên tố để giải quyết các bài tập liên quan. B. Chuẩn bị : - Giáo viên: Bảng phụ - Học sinh: Bảng nhóm ,bút dạ C.Tiến trình lên lớp: I.ổn định. II.Kiểm tra( 8ph): *HS1: Chữa bài tập 127(a,b) tr.50 SGK a)225 = 32.52 ( Chia hết cho các số nguyên tố 3 và 5) b)1800 = 23 .32.52 ( Chia hết cho các số nguyên tố 2, 3 ,5) Hỏi thêm : Thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyên tố? *HS2: Chữa bài tập 127(c,d) tr.50 SGK c)1050 = 2.3.52 .7 ( Chia hết cho các số nguyên tố 2, 3 ,5,7) d)3060 = 23 .32.5.17 ( Chia hết cho các số nguyên tố 2, 3 ,5,17) * HS 3: Chữa bài 128 ( tr.50 SGK) Số 4;8;11;20 là ước của a Số 16 không là ước của a III .Bài mới(20ph ) Hoạt động của thầy và trò Nội dung - H: Các số a,b,c đã được viết dưới dạng ntn? -H: Dựa vào phần phân tích muốn tìm các ước của a làm ntn? HS: Phân tích số a thành tích của các thừa số bằng các cách khác nhau , mỗi thừa số là một ước của a ,các số khác làm tương tự. -H: Hãy viết tất cả các ước của a? GV yêu cầu HS hoạt động nhóm - H: Tích của hai số tự nhiên bằng 42 . Vậy mỗi thừa số của tích quan hệ ntn với 42? ( Mỗi số là ước của 42) - H: Nêu nhanh cách tìm ước của 42? HS ( Phân tích 42 ra thừa số nguyên tố) 46 = 2.3.7 - Phần b làm tương tự tương tự như phần a rồi đối chiếu điều kiện -H: Tâm xếp số bi đều vào các túi . Như vậy số túi ntn với tổng số bi? HS lên bảng chữa bài GV yêu cầu HS nhận xét ,đánh giá kết quả của bạn. ĐVĐ: Các bài tập 129,130 đều yêu cầu các em tìm tập hợp các ước của một số . Liệu tìm ước đó đã đầy đủ hay chưa ? GV yêu cầu HS nghiên cứu mục : Có thể em chưa biết tr.51 SGK - GV yêu cầu HS tìm số lượng các ước của 81;250;126 - GV yêu cầu HS kiểm tra lại kết quả ở bài 129,130 - GVyêu cầu HS nghiên cứu bài 167(SBT) và cho biết thế nào là số hoàn chỉnh? Bài 129( tr 50. SGK) a) 1 ;5; 13; 65 b) 1;2;4;8;16;32 c) 1;3;7;9;21;63 Bài 130( tr 50. SGK) 51 = 3.17 , có tập hợp các ước là 1;3;17;51 75 = 3 . 52 , có tập hợp các ước là 1;3;5;15;25;75 42 = 2.3.7 , có tập hợp các ước là 2;3;7;6;14;21;42;1 30 = 2.3.5 , có tập hợp các ước là 1;2;3; 5 ; 6;10;15; 30 Bài 131( tr 50. SGK) a) 1 và 42 ; 2 và 21 ; 3 và 14 ; 7 và 6 b) a 1 2 3 5 b 30 15 10 6 Bài 132( tr 50. SGK) Số túi là ước của 28 Số túi mà Tâm có thể xếp là: 1;2;4;7;12; 28 Bài 133( tr 51. SGK) a) 111 = 3 . 37 Ư( 111) = ớ 1;3;37;111ý b) * * là ước của 111 có 2 chữ số , nên * * = 37 Vậy 37.3 = 111 * Cách xác định ước của một số( 10 ph) VD: 81 = 34 nên số 81 có 4 + 1 = 5 (ước) 250 = 2. 53 nên số 250 có (1+1)(3+1) = 8 ( ước) 126 = 2. 32 .7 nên số 126 có (1+1)( 2+1)( 1+1) =12 (ước) * IV, Củng cố: - Nhắc lại một số bài tập đã chữa - Bài tập mở rộng ( 6 ph) Bài 167 ( SBT) : - Số 12 có các ước không kể chính nó là : 1,2,3,4,6 . Mà 1+2+3+4+6 ≠ 12 . Vậy 12 không là số hoàn chỉnh - Số 28 có các ước không kể chính nó là : 1,2,4,7,14. Mà 1+2++4+7+14 = 28 . Vậy 28 - Số 496 có các ước không kể chính nó là : 1,2,4,8,16,62,124,248,31 . Mà 1+2+4+8+1+62+124+248+31 = 496 . Vậy 496 là số hoàn chỉnh là số hoàn chỉnh V. Hướng dẫn học ở nhà (1ph) - Làm bài tập: 161,162,166,168 ( tr.22 SBT) - Đọc trước bài “ Ước chung và bội chung” *Rút kinh nghiệm ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: