Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 40, 41

Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 40, 41

A.Mục tiêu:

- Kiến thức: + HS biết được nhu cầu cần thiết (trong toán học và trong thực tế) phải mở rộng tập N thành tập số nguyên.

 + HS nhận biết và đọc đúng các số nguyên qua các VD thực tiễn.

 + HS biết cách biểu diễn các số tự nhiên và các số nguyên âm trên trục số.

- Kĩ năng: Rèn luyện khả năng liên hệ giữa thực tế và toán học cho HS.

- Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận.

B. Chuẩn bị :

- Giáo viên: Thước kẻ chia đơn vị, phấn màu, nhiệt kế to có chia độ âm, bảng ghi nhiệt độ các thành phố, bảng vẽ 5 nhiệt kế H35, hình vẽ biểu diễn độ cao.

- Học sinh: Thước kẻ có chia đơn vị

C.Tiến trình lên lớp:

 

doc 6 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1155Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 40, 41", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :22/11/2008.
Ngày giảng: Lớp 6a1:25/11/2008.
 Lớp 6a2:25/11/2008. 
Chương II : số nguyên
Tiết40: làm quen với số nguyên âm 
A.Mục tiêu: 
- Kiến thức: + HS biết được nhu cầu cần thiết (trong toán học và trong thực tế) phải mở rộng tập N thành tập số nguyên.
 + HS nhận biết và đọc đúng các số nguyên qua các VD thực tiễn.
 + HS biết cách biểu diễn các số tự nhiên và các số nguyên âm trên trục số.
- Kĩ năng: Rèn luyện khả năng liên hệ giữa thực tế và toán học cho HS.
- Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận.
B. Chuẩn bị :
- Giáo viên: Thước kẻ chia đơn vị, phấn màu, nhiệt kế to có chia độ âm, bảng ghi nhiệt độ các thành phố, bảng vẽ 5 nhiệt kế H35, hình vẽ biểu diễn độ cao.
- Học sinh: Thước kẻ có chia đơn vị
C.Tiến trình lên lớp:
I.ổn định. 
II.Kiểm tra:
III .Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV đưa ra 3 phép tính, yêu cầu HS
thực hiện:
 2 + 7 = ?
 2 . 7 = ?
 2 - 7 = ?
- HS thực hiện:
 2 + 7 = 9
 2 . 7 = 14
 2 - 7 = không có kết quả.
- GV ĐVĐ vào bài: Để phép trừ các số tự nhiên bao giừ cũng thực hiện được , người ta phải đưa vào một loai số mới : Số nguyên âm. Các số nguyên am cùng với các số tự nhiên tạo thành tập hợp số nguyên. 
Chương số nguyên cần nắm vững các phép tính ( +, - , . ) ; bội và ước của số nguyên ; quy tắc chuyển vế , quy tắc dấu ngoặc.
- VD1: GV đưa nhiệt kế H31, cho HS quan sát và giới thiệu về các nhiệt độ: 00C ; trên 00C; dưới 00C.
- GV giới thiệu các số nguyên âm và hướng dẫn HS cách đọc.
- HS :
 Quan sát nhiệt kế.
 Tập đọc các số nguyên âm.
 Giải thích ý nghĩa các số đo nhiệt độ.
- Cho HS làm ?1.
- Cho HS làm bài tập 1 (tr. 68 SGK).
- Ví dụ 2: GV đưa (VD) hình vẽ giới thiệu độ cao với quy ước độ cao mực nước biển là 0 m. Giới thiệu độ cao trung bình của cao nguyên Đắc Lắc (600m) và độ cao trung bình của thềm lục địa VN (- 65 m).
- Cho HS làm ?2.
- Yêu cầu HS làm bài tập 2 (tr.68 SGK)và giải thích ý nghĩa các con số.
- Ví dụ 3: Có và nợ.
 + Ông A có 10.000đ.
 + Ông A nợ 10.000đ có thể nói:
"Ông A có - 10.000đ".
- Cho HS làm ?3 và giải thích ý nghĩa các con số.
-GV gọi một HS lên bảng vẽ tia số, nhấn mạnh tia số phải có gốc, chiều,đơn vị 
- GV vẽ tia đối của tia số và ghi các số - 1; - 2; - 3 ... từ đó giới thiệu gốc, chiều âm, chiều dương của trục số.
- HS vẽ tia số vào vở, hoàn chỉnh trục số.
- Cho HS làm ?4.
- GV giới thiệu trục số thẳng đứng H34.
- Cho HS làm bài tập 4 (68 SGK) và bài tập 5 (68 SGK).
- HS làm bài tập 4; 5 theo nhóm (hai hoặc 4 HS 1 nhóm).
1. Các ví dụ (18 ph)
?1: Nóng nhất: TP HCM.
 Lạnh nhất: Macxơva.
Bài 1:
a) Nhiệt kế a : - 30C.
 b : - 20C.
 c : 00C.
 d : 20C.
 e : 30C.
b) Nhiệt kế b có nhiệt độ cao hơn.
?2
?3.
2.Trục số (12 ph)
- ?4: Điểm A: - 6 ; Điểm C: 1.
 Điểm B: - 2; Điểm D : 5.
IV. Củng cố( 8 ph)
- GV: Trong thực tế người ta dùng số nguyên âm khi nào ? 
Cho VD.
- HS : Dùng số nguyên âm để chỉ nhiệt độ dưới 00C, chỉ độ sâu dưới mực nước biển, chỉ số nợ, chỉ thời gian trước công nguyên ...
- Gọi một HS lên bảng vẽ trục số.
- Cho HS làm bài tập 5( SBT)
V. Hướng dẫn học ở nhà( 4 ph)
- HS đọc SGK để hiểu rõ các VD có các số nguyên âm. Tập vẽ thành thạo trục số.
- Bài tập số 3 (68 - SGK)
 1 ; 3 ; 4 ; 6 ; 7 (54 SBT).
*Rút kinh nghiệm
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn :22/11/2008.
Ngày giảng: Lớp 6a1:26/11/2008.
 Lớp 6a2:26/11/2008. 
Tiết41: tập hợp các số nguyên
A.Mục tiêu: 
* Kiến thức: 
+ HS biết được tập hợp số nguyên bao gồm các số nguyên dương, 
số 0 và các số nguyên âm. Biết biểu diễn số nguyên a trên trục số, tìm được số đối của một số nguyên.
 + HS bước đầu hiểu được có thể dùng số nguyên để nói về các đại lượng có hai hướng ngược nhau.
* Kĩ năng: HS bước đầu có ý thức liên hệ bài học với thực tiễn.
*Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận.
B. Chuẩn bị :
- Giáo viên: + Thước kẻ có chia đơn vị, phấn màu.
 + Hình vẽ trục số nằm ngang, trục số thẳng đứng.
 + Hình vẽ (39).
- Học sinh: + Thước kẻ có chia đơn vị.
 + Ôn tập kiến thức bài "Làm quen với số nguyên âm" và làm bài tập đã cho.
C.Tiến trình lên lớp:
I.ổn định. 
II.Kiểm tra( 7 ph):
-Lấy 2 VD thực tế trong đó có số nguyên âm, giải thích ý nghĩa của các số nguyên âm đó.
- Làm bài 5 ( tr. 68 SGK)
Những điểm nằm cách điểm 0 ba đơn vị là 3 và -3
Ba cặp số nguyên cách đều điểm 0 là ( 2; -2); ( 1 ; -1 ) ; ( 5; - 5)
III .Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV ĐVĐ: Vậy với các đại lượng có hai hướng ngược nhau ta có thể dùng số nguyên để biểu thị chúng.
- Giới thiệu số nguyên dương, nguyên âm.
- Lấy VD về số nguyên dương nguyên âm ?
- HS lấy VD số nguyên âm, nguyên dương?
- Vậy tập N và Z có mỗi quan hệ như thế nào ?
-HS
N là tập con của tập Z
- HS đọc phần chú ý SGK.
- HS lấy VD.
- HS làm bài tập 7, 8 SGK.
GV : Các đại lượng trên đã có quy ước chung về chiều dương âm. Tuy nhiên trong thực tiễn ta có thể tự đưa ra quy ước
- Yêu cầu HS làm ?1.
- Yêu cầu HS làm tiếp ?2.
- GV vẽ một trục số nằm ngang. Yêu cầu HS lên bảng biểu diễn số 1 và - 1; 2 và - 2 ; 3 và - 3....
-H: Nhận xét vị trí của điểm 1 và -1 với điểm 0 trên trục số?
- HS nhận xét: Điểm 1 và (- 1) cách đều điểm 0 và nằm về hai phía của 0.
Tương tự với 2 và (-2)
Tương tự với 3 và (-3)....
- GV giới thiệu hai số đối nhau
-H: Tìm các cặp số đối nhau khác?
- Cho HS làm ?4.
1.Số nguyên (18 ph)
+ Số nguyên dương: 1 ; 2 ; 3 ...
 (+1; +2 ; + 3 ....)
 + Số nguyên âm : - 1 ; - 2 ; - 3 ...
 Z = {... - 3; - 2; - 1; 0 ; 1 ; 2 ...}.
- Hai HS làm bài tập 6 (tr.70 SGK).
 - 4 ẻ N : Sai.
 4 ẻ N : Đúng.
 0 ẻ Z : Đúng.
 - 1 ẻ N : Sai.
* Chú ý (SGK)
- HS làm ?1.
Điểm C : + 4 km.
Điểm D : - 1 km.
Điểm E : - 4 km.
?2.
a) Chú sên cách A 1 m về phía trên (+1).
b) Chú sên cách A 1 m về phía dưới 
(- 1).
2.Số đối (10 ph)
1 và -1 là hai số đối nhau
hay 1 là số đối của -1
 -1 là số đối của 1
Tương tự :
2 và -2 là hai số đối nhau
3 và -3 là hai số đối nhau
4và - 4 là hai số đối nhau....
?4.
- Số đối của 7 là (- 7).
- Số đối của - 3 là 3.
- Số đối của 0 là 0.
IV. Củng cố( 8 ph)
- Người ta thường dùng số nguyên để biểu thị các đại lượng như thế nào ? Ví dụ ?
( Số nguyên thường được sử dụng để biểu thị các đại lượng có hướng ngược nhau)
- Tập hợp Z các số nguyên bao gồm những số nào ?
(Tập Z gồm các số nguyên âm và nguyên dương và số 0.)
- Tập hợp Z và N quan hệ với nhau như thế nào ?
(N è Z.)
- Cho ví dụ về hai số đối nhau? Trên trục số hai số đối nhau có đặc điểm gì?
V. Hướng dẫn học ở nhà( 2 ph)
- Học bài.
- Làm bài tập 10 (71 SGK). Bài 9 đến 16 SBT.
- Nắm vững cách biểu diễn tập Z các số nguyên bằng ký hiệu , biểu diễn số nguyên trên trục số , tìm được hai số đối nhau
*Rút kinh nghiệm
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docSo6 t40,41.doc