Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 46, 47

Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 46, 47

A.Mục tiêu:

- Kiến thức:Củng cố các quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, cộng hai số nguyên khác dấu.

- Kĩ năng:Rèn luyện kĩ năng áp dụng quy tắc cộng hai số nguyên, qua kết quả phép tính rút ra nhận xét.

- Thái độ:Biết dùng số nguyên để biểu thị sự tăng hay giảm của một đại lượng thực tế.

B. Chuẩn bị :

- Giáo viên: Bảng phụ.

- Học sinh: Ôn lại quy tắc cộng hai số nguyên.

C.Tiến trình lên lớp:

I.ổn định.

II.Kiểm tra( 7 ph):

 

doc 5 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1027Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 46, 47", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :6/12/2008.
Ngày giảng: Lớp 6a1:9/12/2008.
 Lớp 6a2:9/12/2008. 
Tiết46: Luyện tập
A.Mục tiêu: 
- Kiến thức:Củng cố các quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, cộng hai số nguyên khác dấu.
- Kĩ năng:Rèn luyện kĩ năng áp dụng quy tắc cộng hai số nguyên, qua kết quả phép tính rút ra nhận xét.
- Thái độ:Biết dùng số nguyên để biểu thị sự tăng hay giảm của một đại lượng thực tế.
B. Chuẩn bị :
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: Ôn lại quy tắc cộng hai số nguyên. 
C.Tiến trình lên lớp:
I.ổn định. 
II.Kiểm tra( 7 ph):
- GV đưa đầu bài lên bảng phụ:
HS1:
1) Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên âm .
2) Chữa bài tập 31 (tr.77 SGK)
a) – 35 ; b) -20 ; c)-250
HS2: - Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu.
 - Chữa bài tập 33.
a
-2
18 
12
-2
-5
b
3
-18
-12
6
-10
a+b
1
0
0
4
-10
 H: So sánh quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, khác dấu .Về cách tính giá trị tuyệt đối và xác định dấu của tổng? 
III .Bài mới(30 ph):
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Dạng 1: Tính giá trị biểu thức, so sánh hai số nguyên.
- HS cả lớp làm , 2 học sinh lên bảng trình bày
-H: Nêu quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu?
-H:Muốn tính các phép tính ở bài 2 dùng quy tắc nào?
-H: Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu , quy tắc lấy GTTĐ, cộng hai hai số đối nhau?
Bài 3( Bài 34 – 77 SGK)
. Tính giá trị biểu thức:
a) x + (- 16) biết x = - 4.
b) (- 102) + y biết y = 2.
- GV: Để tính giá trị của biểu thức, ta
làm như thế nào ?
HS: Thay giá trị của chữ vào biểu thức rồi thực hiện phép tính
Bài 4. So sánh, rút ra nhận xét:
a) 123 + (- 3) và 123.
b) (- 55) + (- 15) và - 55.
c) (- 97) + 7 và - 97.
Dạng 2: Tìm số nguyên x (bt ngược).
Bài 5: Yêu cầu HS làm bài tập 35 (77).
HS trả lời miệng
Dạng 3: Viết dãy theo quy luật.
- Yêu cầu HS làm bài tập 48 (tr.59 SBT).
 Viết hai số tiếp theo:
a) - 4 ; - 1 ; 2 ....
b) 5 ; 1 ; - 3 ....
HS nhận xét và viết tiếp.
- GV yêu cầu HS làm theo nhóm bàn
HS giải thích cách làm
a) Có tổng là (-100) một số hạng là (-24) do đó số hạng kia là (-76) . Vậy * là 7 
Bài 1. Tính:
a) (- 50) + (- 10) = -25
b) (- 16) + (- 14) = -30
c) (- 367) + (- 33) = -400
d) + (+ 27) = 15 + 27 = 42
Bài 2. Tính:
a) 43 + (- 3) = 40
b) + (- 11) = 29 + (-11) = 18
c) 0 + (- 36) = -36
d) 207 + (- 207) = 0
e) 207 + (- 317) = -10
Bài 3( Bài 34 – 77 SGK)
a)Với x = -4 ta có 
 x + (- 16) = (- 4) + (- 16) = - 20.
b)Với y= 2 ta có
 (- 102) + y = (- 102) + 2 = - 100.
Bài 4
a) 123 + (- 3) = 120.
ị 123 + (- 3) < 123.
b) (- 55) + (- 15) = - 70.
ị (- 55) + (- 15) < - 55.
 Nhận xét: Khi cộng với một số nguyên âm, kết quả nhỏ hơn số ban đầu.
c) (- 97) + 7 = - 90.
ị (- 97) + 7 > (- 97).
Nhận xét: Cộng với số nguyên dương, kết quả lớn hơn số ban đầu.
Bài 5( Bài 35 tr. 77 SGK)
a) x = 5 .
b) x = - 2.
Bài 6 ( Bài 48 tr. 59 SBT)
a) Số sau lớn hơn số trước 3 đơn vị.
 - 4 ; - 1 ; 2 ; 5 ; 8 ....
b) Số sau nhỏ hơn số trước 4 đơn vị.
 5 ; 1 ; - 3 ; - 7 ; - 11....
Bài 7 ( Bài 55 tr. 60 SBT)
a) (-76) + ( -24 ) = -100
b) 39 + ( -15) = 24
c) 296 + ( - 502) = -206
IV. Củng cố( 6ph)
- Phát biểu lại quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, khác dấu.
- Xét xem các kết quả sau đúng hay sai?
a) (- 125) + ( - 55) = -70 ; b) 80 + (- 42) = 38 
c) + ( - 25 ) = - 40 ; d) Tổng hai số nguyên âm là một số nguyên âm
e) Tổng của một số nguyên âm và một số nguyên dương là một số nguyên dương
V. Hướng dẫn học ở nhà( 1 ph)
- Ôn tập quy tắc cộng hai số nguyên, quy tắc tính giá trị tuyệt đối của một số, các tính chất phép cộng số tự nhiên.
- BT: 51 ; 52 ; 5 ; 56 (60 SBT).
*Rút kinh nghiệm
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn :7/12/2008.
Ngày giảng: Lớp 6a1:10/12/2008.
 Lớp 6a2:10/12/2008. 
Tiết47: Tính chất phép cộng các số nguyên
A.Mục tiêu: 
- Kiến thức: HS nắm được 4 tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên: giao hoán, kết hợp, cộng với 0, cộng với số đối.
- Kĩ năng: + Bước đầu hiểu và có ý thức vận dụng các tính chất cơ bản của phép cộng để tính nhanh và tính toán hợp lý.
 + Biết và tính đúng tổng của nhiều số nguyên.
- Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận.
B. Chuẩn bị :
- Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu.
- Học sinh: Ôn tập các tính chất phép cộng số tự nhiên.
C.Tiến trình lên lớp:
I.ổn định. 
II.Kiểm tra( 7 ph):
 Tính: a)(- 2) + (- 3) và (- 3) + (- 2).
 b)(- 8) + (+4) và (+4) + (- 8).
 c)[(-4) + 8 ] + ( -3) và (-4) + [ 8 + (-3)]
- GV ĐVĐ vào bài ( như SGK).
III .Bài mới(30 ph):
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Từ phần a và b của phần KTBC em hãy rút ra nhận xét phép cộng các số nguyên có tính chất gì?
- GV giới thiệu tính chất giao hoán.
- Cho HS lấy thêm VD.
- Phát biểu nội dung tính chất giao hoán của phép cộng các số nguyên.
- GV yêu cầu HS làm ?2.
-H: Qua ? và phần KTBC em hãy cho biết
muốn cộng một tổng hai số với số thứ 3, ta có thể làm như thế nào ?
HS: Muốn cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể lấy số thứ nhất cộng với tổng của số thứ hai và số thứ 3.
-H: Phép cộng các số nguyên có tính chất gì?
- Nêu công thức.
GV yêu cầu HS tính 
(-3) + 4 + 2
[(-3) +2] +4 
4 + 2 +(-3)
2 + [(-3) +4 ]
Rú ra nhận xét
Gý: Khi cộng ba số nguyên ta có thể thực hiện ntn? mà kết quả không thay đổi?
TQ: Khi cộng 4 ,5,6 ... ta có thể làm ntn?
( Thay đổi thứ tự , nhóm tuỳ ý các số hạng)
- HS đọc chú ý SGK
- Yêu cầu HS làm bài tập 36.
- GV gợi ý HS áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp để tính hợp lí.
- GV: Một số nguyên cộng với số 0, kết quả như thế nào ? Cho VD.
 VD: (- 10) + 0 = - 10.
- Nêu công thức tổng quát của tính chất này ?
- Yêu cầu HS đọc SGK phần này
-H: Số đối của số nguyên a kí hiệu?
 Số đối của số -a kí hiệu? 
GV : Lưu ý HS:
Số đối của số nguyên a kí hiệu là -a
Số đối của số nguyên -a kí hiệu là -(-a)
 Mà : Số đối của –a là a
Nên - (- a) = a.
-H:Nếu a làsố nguyên dương thì -a là số ?
-H:Nếu a là số nguyên âm thì -a là số ?
HS tự lấy ví dụ :
 VD: a = 17 thì (- a) = - 17.
 a = - 20 thì (- a) = 20.
 a = 0 thì (- a) = -0.
 vì số đối của 0 là 0 ị 0 = - 0.
 Vậy a + (- a) = ?
 a + b = 0 thì a và b có quan hệ ntn?
Vậy hai số đối nhau là hai số có tổng như thế nào ?
- Cho HS làm ?3.
1. Tính chất giao hoán (5 ph)
 Nếu a,b ẻ Z thì:
 a + b = b + a.
Ví dụ :
(-5) + (+7) = (+7) + ( -5) ( = 2)
2. Tính chất kết hợp (11 ph)
?2.
[(- 3) + 4] + 2 = 1 + 2 = 3.
- 3 + (4 + 2) = - 3 + 6 = 3.
Vậy [(- 3) + 4] + 2 = - 3 + (4 + 2)
 = [(-3) + 2] + 4.
Nếu a,b ẻ Z thì:
 (a + b) + c = a + (b + c).
* Chú ý ( SGK)
(a + b) + c = a + (b + c) = a + b + c.
Bài 36 ( tr. 78 SGK):
a) 126 + (- 20) + 2004 + (- 106)
= 126 + [(- 20) + (- 106)] + 2004
= 126 + (- 126) + 2004
= 0 + 2004 = 2004.
b) (- 199) + (- 200) + (- 201)
= [(- 199) + (- 201)] + (- 200)
= (- 400) + (- 200) = - 600.
3. Cộng với số 0 (3 ph)
Nếu a ẻ Z thì: a+ 0 = 0+ a = a
Ví dụ :
(-5) + 0 = -5 
 7 + 0 = 7
4. Cộng với số đối (12 ph)
- Số đối của a KH là: - a.
- Số đối của - a KH là : - (- a) = a.
- Số đối của 0 là 0 nên -0 = 0
TQ: a + (- a) = 0.
 a + b = 0 ị a = -b hoặc b = -a
* Hai số đối nhau là hai số có tổng bằng 0.
?3
 a ẻớ - 2 ; - 1 ; 0 ; 1 ; 2ý
Tính tổng:
 (-2) + (-1) + 0 + 1 + 2 
= [-2 + 2] + [-1 + 1] + 0 = 0.
IV. Củng cố – Luyện tập( 5ph)
- GV: Nêu các tính chất của phép cộng số nguyên ? So sánh với phép cộng số tự nhiên 
- GV đưa bảng tổng hợp 4 tính chất.
- Yêu cầu HS làm bài tập 38 (79 SGK).
( Sau hai lần thay đổi chiếc diều ở độ cao: 15 + 2 + (-3) = 14 ( mét) 
 hoặc 15 + 2 – 3 =14 ( mét) )
V. Hướng dẫn học ở nhà( 2 ph)
- Học thuộc các tính chất phép cộng các số nguyên.
- Làm bài tập: 37 ; 39; 40 ; 41 (tr. 78,79 SGK).
*Rút kinh nghiệm
..................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docSo6 t46,47.doc