Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 7, 8

Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 7, 8

A.Mục tiêu:

- Củng cố cho HS các tính chất của phép cộng , phép nhân các số tự nhiên

- Rèn luyện kĩ năng vận dụng các tính chất trên vào các bài tập tính nhẩm tính nhanh.

- Biết vận dụng một cách hợp lý các tính chất của phép cộng và phép nhân vào giải toán

- Biết sử dụng thành thạo mái tính bỏ túi

B. Chuẩn bị :

- Giáo viên: Máy tính bỏ túi, bảng phụ

- Học sinh: Máy tính bỏ túi

 

doc 7 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1018Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 7, 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :..../..../2010
Ngày giảng:6A:..../..../2010
 6B:..../..../2010 
Tiết7: luyện tập 
A.Mục tiêu:
- Củng cố cho HS các tính chất của phép cộng , phép nhân các số tự nhiên 
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng các tính chất trên vào các bài tập tính nhẩm tính nhanh.
- Biết vận dụng một cách hợp lý các tính chất của phép cộng và phép nhân vào giải toán 
- Biết sử dụng thành thạo mái tính bỏ túi
B. Chuẩn bị :
- Giáo viên: Máy tính bỏ túi, bảng phụ
- Học sinh: Máy tính bỏ túi
C.Tiến trình lên lớp:
I. ổn định tổ chức. (1ph) 
Kiểm tra sĩ số h/s lớp 6A:...........................; lớp 6B:.................................. 
II. Kiểm tra bài cũ( 6 ph):
-HS1: +Phát biểu và viết dạng tổng quát tính chất giao hoán của phép cộng 
 +Làm bài 28( 16- SGK) 
TL: 10+11+12+1+2+3 =4+5+6+7+8+9 = 39
- HS2: + Phát biểu và viết dạng tổng quát tính chất kết hợp của phép cộng
 + Làmbài 43c,d( 8- SBT)
TL: c) 5.25.2.16.4 = (5.2).( 25.4).16 = 10.100.16 = 16000
 d) 32.47 + 32.53 = 32.(47 +53) = 32 . 100 = 3200
III.Bài mới.(33 ph)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
-H: Nêu cách tính nhanh
-HS: Dùng tính chất kết hợp , giao hoán của phép cộng .Kết hợp các số hạng sao cho được các số tròn chục hoặc tròn trăm
-GV cho HS tự đọc phần hướng dẫn trong sách bài 32 ( 17- SGK) sau đó vận dụng cách tính của phép cộng để làm Bài 32( 17- SGK)
- H: Đã vận dụng những tính chất nào của phép cộng để tính nhanh?
- GV cho HS hoạt động nhóm làm Bài 35( T19- SGK)
- HS: 
15.2.6 = 5.3.12 = 15.3 .4 ( = 15.12)
4.4.9 = 8.18 = 8.2 9 ( = 8.18 hoặc 16.9 ) 
- GV yêu cầu HS tự đọc Bài 36( 19-SGK) 
+ Gọi 3 HS làm câu a bài 36 
- H: Tại sao lại tách 15 =3.5 tách thừa số 4 được không? HS giải thích cách làm.
- GV yêu cầu cả lớp đọc bài 37 sau đó gọi 3 HS lên bảng làm
-H : Hãy tìm quy luật của dãy số?
- Hãy viết bốn số tiếp theo của dãy số? 
- H: Hãy viết tiếp hai số ? ( 89 ,144 )
- GV cho HS nghiên cứu cách sử dụng máy tính như SGK ( Trang 18,20)
- GV tổ chức trò chơi : dùng máy tính tính nhanh các tổng và các tích
+ Luật chơi : Mỗi nhóm 6 HS , cử HS 1 dùng máy tính lên tính kết quả thứ 1. HS 1 chuyển phấn cho HS 2 lên tiếp cho đến kết quả thứ 6 . Nhóm nào nhanh và đúng sẽ được thưởng điểm cho cả nhóm
Dạng 1: Tính nhanh
Bài 31 ( T17- SGK)
a) 135 + 360 +65 +40
 = ( 135+ 65) + ( 360+ 40) 
 =200 + 400 = 600
b) 463 + 318 + 137 +22
 = ( 463 + 137) + ( 318 + 22)
 = 600 + 340
 = 940 
c) 20 +21 +22 +23 ....+30 
= (20+30) + ( 21 +29 ) +( 22 + 28 ) + (23 +27 ) +( 24 +26 ) +25 
= 50 +50 +50 + 50+50 + 25
= 50.5 +25 = 275 
Bài 32 ( T17- SGK)
a) 996 + 45 
= 996 + (4+ 41) 
=(996 + 4) + 41 
= 1000 + 41 
= 1041
b) 37 +198 = ( 2 + 35) + 198 = (2 +198 ) + 35 = 200 + 35 = 235
B=ớ10;11;12.....;99ý
 Có 99- 10 + 1 =90 phần tử
Bài 36( T19-SGK) 
a) 15.4 = 3.5.4 = 3.( 4.5) =3 .20 = 60
 25.12 = 25 . 3.4 =( 25.4) .3 = 100.3 = 300
 125.16 = 125.4.4= ( 125.4).4 = 500.4 =2000
Hoặc
 125.16 =125.2.8 = (125.8).2 = 1000.2 = 2000
Bài 37( 20- SGK)
 16.19 = 16.(20-1) = 320 -16 = 104
 46. 99 = 46 .( 100-1) = 4600-46 = 4554
 35. 98 = 35. (100 – 2 ) = 3500- 70 = 3430
Dạng 2: Tìm quy luật của dãy số
 Bài 33 ( 17- SGK) 
Cho dãy số : 1 ,1, 2, 3 ,5 , 8 ....
Quy luật của dãy số: Mỗi số kể từ số hạng thứ ba bằng tổng của hai số liền trước
- Bốn số hạng tiếp theo của dãy số :
13, 21, 34, 55 
Dạng 3: Sử dụng máy tính bỏ túi.
Bài tập : 
1364 + 4578 = 5942 
6453 + 1469 = 7922
5421 + 1469 = 6890 
375 . 376 = 141000
624 . 625 = 390000
13.81.215 = 226395 
IV. Củng cố(5 ph)
- H: Nhắc lại tính chất của phép cộng và phép nhân các số tự nhiên?Các tính chất này có ứng dụng gì trong tính toán?
- HS hoạt động nhóm làm bài 39 ,40( 20- SGK) ,Mỗi dãy lớp làm một bài 
Bài 39:
142 875. 2 = 285 714 142 875.3 = 428 571 142 875.4 = 571 428
142 875. 5 = 714 285 142875. 6 = 857142
Số 142 857 nhân với 2;3;4;5;6 đều được tích là chính sáu chữ số ấy viết theo 
thứ khác
Bài 40 
 Là tổng số ngày trong hai tuần lễ là 14 ,
 Gấp đôi là 28 . Vậy năm là 1428.
- Bài tập nâng cao :
 Cho a,b ẻ N * ; a > 2 ; b > 2 . Chứng tỏ rằng a+ b < a.b
Hướng dẫn: Vì a > 2; b > 2 nên a= 2 + n ; b = 2 +m ( n; m ẻ N *) 
 So sánh a + b và a.b 
V. Hướng dẫn học ở nhà (2 ph)
- Làm bài 56ị 61 (9,10-SBT)
VI. Rút kinh nghiệm giờ dạy
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 _____________________________________________
Ngày soạn :..../..../2010
Ngày giảng: 6A:.... /.... /2010, 
 6B:..../..../2010
Tiết 8: Phép trừ và phép chia 
A.Mục tiêu:
- HS hiểu được khi nào kết quả của một phép trừ là một số tự nhiên , kết quả của một phép chia là một số tự nhiên
- HS nắm được quan hệ giữa các số trong phép trừ, phép chia hết , phép chia có dư
- Rèn cho HS vận dụng kiến thức về phép trừ , phép chia để tìm số chưa biết trong phép trừ , phép chia . Rèn tính chính xác trong phát biểu và giải toán
B. Chuẩn bị :
- Giáo viên: Phấn màu , bảng phụ
- Học sinh: Bảng nhóm bút dạ .
C.Tiến trình lên lớp:
I. ổn định tổ chức. (1ph) 
Kiểm tra sĩ số h/s lớp 6A:...........................; lớp 6B:.................................. 
II. Kiểm tra bài cũ( 6 ph):
-HS1:
 + Làm bài 56( 10- SBT ) 
TL: a) 2.31 .12 + 4.6.42 + 8 .27 .3 = ( 2.12) .31 + (4 .6 ) .42 + (3.8) .27
 = 24 . 31 + 24 . 42 + 24 . 27 
 = ( 31 + 42 + 27 ). 24 =100 .24 = 2400
 b) 36.28 + 36.82 + 64. 69 + 64 .41 = 36.( 28 + 82 ) + 64 .( 69 + 41)
 = 36. 110 + 64.110
 = ( 36 + 64 ).110 
 = 100. 110 = 11 000 
Hỏi thêm : + Đã sử dụng những tính chất nào của phép toán để tính nhanh? Hãy phát biểu tính chất đó?
III. Bài mới (32ph)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
-H: Hãy xét xem có số tự nhiên x nào mà : a) 2 + x = 5
 b) 8 + x = 7 
- HS :
 ở câu a)tìm được x = 5 
 ở câu b)không tìm được giá trị của x
- GV ở câu a ta có phép trừ 9 - 4 = x 
-H: cho hai số tự nhiên a và b . Khi nào ta có phép trừ : a – b = x? 
- GV giới thiệu cách xác định hiệu bằng tia số . Xác định kết quả của 5 trừ 2 
+ Đặt bút chì ở điểm 0 , di chuyển trên tia số 5 đơn vị theo chiều mũi tên
+ Di chuyển bút chì theo chiều ngược lại 2 đơn vị 
+ Khi đó bút chì chỉ điểm 3 , đó là hiệu của 5 và 2
- GV giải thích 7 không trừ được 8 vì khi di chuyển theo chiều ngược lại thì bút vượt ra ngoài tia số. 
Củng cố bằng ?1 
-H: Hãy xét xem có số tự nhiên x nào mà : a) 3.x = 15
 b) 8.x =7 
- HS :
 ở câu a)tìm được x = 5
 ở câu b)không tìm được giá trị của x
- GV ở câu a ta có phép chia 
 15 : 3 =5 (nói 15 chia hết cho 3 )
- H:Khi nào số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b? 
- GV khái quát phép chia như SGK 
- HS trả lời ?2 :
- GV giới thiệu hai phép chia 
- H: Hai phép chia trên có gì khác nhau ? 
- HS:Phép chia thứ nhất có số dư bằng 0, phép chia thứ hai có số dư khác 0 
- H: Số tự nhiên a chia cho số tự nhiên b ( b ≠ 0) được thương là q số dư là r thì a ,b ,q ,r có mối quan hệ ntn?
- H : Điều kiện của số dư ? 
- H : Khi nào thì ta có phép chia hết , phép chia có dư?
-H: Bốn số : Số bị chia , số chia , thương và số dư có quan hệ gì?
- H : Nêu điều kiện của số chia, số dư của phép chia trong N? 
- H:Phép chia 22 chia 2 được thương là 11 dư 0; Phép chia 21 chia 5 được 4 dư 1 có thể viết ntn? 
22 = 11 . 2 + 0
21 = 5 . 4 + 1
- HS làm ? 3 :
1. Phép trừ hai số tự nhiên( 10 ph)
- Cho hai số tự nhiên a và b , nếu có số tự nhiên x sao cho b + x = a thì ta có phép trừ a – b = x
?1 a) a – a = 0 
 b) a – 0 = a
 c) Điều kiện để có hiệu a- b là a ³ b
2. Phép chia hết và phép chia có dư 
- Cho 2 số tự nhiên a và b ( b ≠ 0) ,nếu có số tự nhiên x sao cho b.x = a thì ta có phép chia
 a : b =x ( Ta nói a chia hết cho b) 
?2 a) 0: a = 0 ( a ≠ 0) 
 b) a : a = 1 ( a ≠ 0)
 c) a ; 1 = a 
- Tổng quát ( SGK) 
*Số tự nhiên a chia cho số tự nhiên b ( b ≠ 0) được thương là q số dư là r : 
 a = b . q + r ( 0 r < b )
Nếu r = 0 thì ta có phép chia hết
Nếu r ≠ 0 thì ta có phép chia có dư
* Số bị chia = Số chia . Thương + Số dư
( Số chia ≠ 0 , số dư < số chia )
?3 
Số bị chia
600
1312
15
x
Số chia
17
32
0
13
Thương
35
41
x
4
 Số dư
5
0
x
15
IV. Củng cố(5 ph)
- H: Nêu cách tìm số bị chia ? 
- H: Nêu cách tìm số bị trừ ?
- H: Nêu điều kiện để thực hiện được phép trừ trong N?
- H : Nêu điều kiện để a chia hết cho b ?
- H : Nêu điều kiện của số chia, số dư của phép chia trong N? 
Làm bài 44 ( a, d) 
a) x : 13 = 41 d) 7x – 8 = 713
 x = 41 . 13 = 533 7x = 713 + 8 
 x = 721 : 7 = 103 
V. Hướng dẫn học ở nhà (1ph)
- Học lý thuyết trong SGK và vở ghi
- Làm bài 41ị 46 (24-SGK)
VI. Rút kinh nghiệm
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docSo6 t7,8.doc