Giáo án môn Toán lớp 7 - Học kì II - Tiết 59, 60

Giáo án môn Toán lớp 7 - Học kì II - Tiết 59, 60

A. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: HS được củng cố kiến thức về đa thức; cộng, trừ đa thức.

- Kĩ năng : HS được rèn kĩ năng tính tổng, hiệu các đa thức, tính giá trị của đa thức

- Thái độ : Rèn tính cẩn thận, nghiêm túc trong học tập.

B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

1. Giáo viên : Bảng phụ .

2. Học sinh : Học và làm bài đầy đủ.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 

doc 6 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1044Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán lớp 7 - Học kì II - Tiết 59, 60", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giảng: 23/03/2009 Tuần 29
Tiết 59 : luyện tập
A. mục tiêu:
- Kiến thức: HS được củng cố kiến thức về đa thức; cộng, trừ đa thức.
- Kĩ năng : HS được rèn kĩ năng tính tổng, hiệu các đa thức, tính giá trị của đa thức
- Thái độ : Rèn tính cẩn thận, nghiêm túc trong học tập.
B. Chuẩn bị của GV và HS: 
1. Giáo viên : Bảng phụ .
2. Học sinh : Học và làm bài đầy đủ.
C. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức : 7A ......................................................................................................
 7B.......................................................................................................
2.Kiểm tra: 
HS1 chữa bài 33 tr.40 SGK. Phần a)
GV hỏi thêm: Nêu quy tắc cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng.
HS2: Chữa phần b)
GV nhận xét, cho điểm 2 HS.
HS1: Chữa bài 33 (SGK).
Tính tổng của hai đa thức:
a) M = x2y + 0,5xy3 - 7,5x3y2 + x3
 N = 3xy3 - x2y + 5,5x3y2
M + N = (x2y + 0,5xy3 - 7,5x3y2 + x3)
 + (3xy3 - x2y + 5,5x3y2)
 = x2y + 0,5xy3 - 7,5x3y2 + x3 
 + 3xy3 - x2y + 5,5x3y2
 = 3,5xy3 - 2x3y2 + x3
HS 2 :
b) P = x5 + xy + 0,3y2 - x2y3 - 2
 Q = x2y3 + 5 - 1,3y2
P + Q = (x5 + xy + 0,3y2 - x2y3 - 2)
 + (x2y3 + 5 - 1,3y2)
 = x5 + xy + 0,3y2 - x2y3 - 2 
 +x2y3 + 5 - 1,3y2
 = x5 + xy - y2 + 3
HS cả lớp nhận xét bài làm của 2 bạn. 
3.Bài mới:
Luyện tập 
* Bài 35 tr.40 SGK
(Đề bài : bảng phụ)
GV bổ sung thêm câu:
c) Tính N - M
GV yêu cầu HS nhận xét về kết quả của hai đa thức: M - N và N - M.
Qua bài tập trên GV lưu ý HS: ban đầu nên để hai đa thức trong ngoặc, sau đó mới bỏ dấu ngoặc để tránh nhầm dấu.
* Bài 36 tr.41 SGK.
(Đề bài : bảng phụ).
GV: Muốn tính giá trị của mỗi đa thức ta làm như  thế nào ?
GV cho HS cả lớp làm bài vào vở, gọi hai HS lên bảng làm câu a và câu b.
* Bài 37 tr.41 SGK.
GV tổ chức cho HS thi đua giữa các nhóm viết các đa thức bậc 3 với hai biến x, y và có 3 hạng tử. Nhóm nào viếtđược nhiều đa thức thoả mãn yêu cầu của đầu bài trong cùng thời gian 2 phút là thắng cuộc.
GV và HS chữa bài của các nhóm, nhận xét và đánh giá.
* Bài 38 tr.41 SGK. 
Cho 2 đa thức : 
A = x2 - 2y + xy + 1
 B = x2 + y – x2y2 -1
Tìm đa thức C
Gọi 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu a và b.
Yêu cầu HS xác định bậc của đa thức C ở hai câu a và b.
GV cho HS làm bài 33 tr.14 SBT.
Tìm các cặp giá trị (x, y) để các đa thức sau nhận giá trị bằng 0.
a) 2x + y - 1
b) x - y - 3
a) GV: Theo em ta có bao nhiêu cặp số (x, y) để giá trị của đa thức 2x + y - 1 bằng 0 ?
Hãy cho ví dụ.
(HS có thể không phát hiện được điều đó thì GV gợi ý).
b) Tương tự, GV cho HS giải câu b.
Sau đó GV yêu cầu HS nhắc lại: Muốn cộng hay trừ đa thức ta làm như thế nào?
* Bài 35.
HS cả lớp làm bài vào vở.
Ba HS lên bảng làm, mỗi HS làm một câu.
HS1: Tính M + N
M + N = (x2 - 2xy + y2)+(y2 + 2xy + x2 +1)
 = x2 - 2xy + y2 + y2 + 2xy + x2 + 1
 = 2x2 + 2y2 + 1
HS 2: Tính M - N
M - N = (x2 - 2xy + y2) - (y2 + 2xy + x2 + 1)
 = x2 - 2xy + y2 - y2 - 2xy - x2 - 1
 = - 4xy - 1
HS 3: Tính N - M
N - M = (y2 + 2xy + x2 + 1)
 - (x2 - 2xy + y2)
 = y2 + 2xy + x2 + 1 - x2 + 2xy - y2
 = 4xy + 1
HS nhận xét: Đa thức M - N và N - M có từng cặp hạng tử đồng dạng trong hai đa thức có hệ số đối nhau.
* Bài 36.
HS: Ta cần thu gọn đa thức, sau đó thay giá trị của các biến vào đa thức đã thu gọn rồi thực hiện các phép tính.
HS cả lớp làm bài vào vở, hai HS lên bảng làm bài.
HS1:
a) x2 + 2xy - 3x3 + 2y3 + 3x3 - y3
 = x2 + 2xy + y3
Thay x = 5 và y = 4 vào đa thức ta có:
x2 + 2xy + y3 = 52 + 2.5.4 + 43
 = 25 + 40 + 64
 = 129.
HS2:
b) xy - x2y2 + x4y4 - x6y6 + x8y8
tại x = -1; y = -1.
 xy - x2y2 + x4y4 - x6y6 + x8y8
= xy - (xy)2 + (xy)4 - (xy)6 + (xy)8
mà xy = (-1) . (-1) = 1
Vậy giá trị của biểu thức :
 = 1 - 12 + 14 - 16 + 18
 = 1 - 1 + 1 - 1 + 1
 = 1.
* Bài 37.
Các nhóm viết ra bảng nhóm các đa thức. Có nhiều đáp án:
Chẳng hạn: x3 + y2 + 1; x2y + xy - 2;
 x2 + 2xy2 + y2; ...
* Bài 38. Một HS đọc đề bài.
HS: Muốn tìm đa thức C để C + A = B ta chuyển vế C = B - A.
HS cả lớp làm bài vào vở, hai HS lên bảng làm bài.
HS1: a) C = A + B
C =(x2 - 2y + xy + 1) + (x2 + y - x2y2 - 1)
C = x2 - 2y + xy + 1 + x2 + y - x2y2 - 1
C = 2x2 - x2y2 + xy – y : đa thức bậc 4
HS2: Câu b
b) C + A = B ị C = B - A
C = (x2 + y - x2y2 - 1) - (x2 - 2y + xy + 1)
C = x2 + y - x2y2 - 1 - x2 + 2y - xy - 1
C = 3y - x2y2 - xy – 2 : Đa thức bậc 4
Bài 33.
HS: Có vô số cặp giá trị (x,y) để giá trị của đa thức 2x + y – 1 bằng 0.
 HS: Ví dụ với x = 1; y = -1 ta có:
 2x + y - 1
 = 2.1 + (-1) - 1
 = 0
Hoặc với x = 0; y = 1 ta có:
 2x + y - 1
 = 2.0 + 1 - 1 
 = 0
Hoặc với x = 2; y = -3 ta có:
 2x + y - 1
 = 2.2 + (-3) - 1
 = 0
b) Có vô số cặp (x, y) để giá trị của đa thức 
x - y - 3 bằng 0. 
Ví dụ : (x = 0; y = -3); (x = 1; y = -2);
(x = -1; y = -4); ...
HS: Muốn cộng hay trừ đa thức ta cần thực hiện các bước:
- Viết các đa thức trong từng ngoặc rồi bỏ dấu ngoặc theo qui tắc.
- áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để nhóm các hạng tử đồng dạng.
 Thu gọn các đơn thức đồng dạng.
4.Hướng dẫn về nhà : 
- Bài tập về nhà số 31, 32 tr.14 SBT.
- Đọc trớc bài : "Đa thức một biến".
Giảng : Tiết 60: Kiểm tra 1 tiết
A. mục tiêu:
- Kiểm tra việc nắm kiến thức của HS 
- Biết vận dụng các kiến thức đã học vào giải bài tập
- Rèn kĩ năng trình bày tính toán
- Rèn tính độc lập suy nghĩ của HS 
 B. Chuẩn bị của GV và HS: 
- Giáo viên : Đề cho từng HS
- Học sinh : Dụng cụ học tập
C. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức : 7A
 7B.
2. Bài mới :
đề bài
Phần I : Trắc nghiệm khách quan 
Câu1: Chọn câu trả lời đúng 
Bậc của đa thức 4x5 – 2x3y + xy2+ x3y3 + 2 là : 
A. 5 B. 6 C. 7 D.8
Câu 2: Điền các đơn thức thích hợp vào chỗ trống ()
a) 5x2y +  = 8x2y 
b)  + 2x2 = - 3x2
Câu3: Giá trị của biểu thức 3x3y Tại x = -2 ; y = 1 là :
A.18 B. - 18 C. 24 D. - 24
Phần II: Tự luận
Câu 4: Thu gọn các đơn thức sau rồi tìm bậc của nó 
a) (-2xy3). (xy)2
b) ( 18x2y2). ( a x2y3) (a là hằng số)
Câu 5: Cho 2 đa thức A = 2xyz – 4x2+ 5xy – 2 và B = 6x2 + xyz – 5xy +1
Tính : Tổng A + B ; Hiệu A – B ?
Đáp án
Câu1: B (1 điểm)
Câu 2: a) 3x2y (0,5 điểm) 
 b) - 5x2 (0,5 điểm) 
Câu3: D (1 điểm )
Câu 4: 
 a) (-2xy3). (xy)2 = (-2xy3). x2y2 = -x3y5 Bậc của đơn thức là 8 ( 1,5 điểm)
 b) ( 18x2y2). ( a x2y3) = 3a x4y5 Bậc của đơn thức là 9 (1,5 điểm)
Câu5: 
A + B = (2xyz – 4x2+ 5xy – 2) + ( 6x2 + xyz – 5xy +1)
 = 2xyz – 4x2+ 5xy – 2 + 6x2 + xyz – 5xy +1
 = 2x2 + 3xyz -1 ( 2 điểm) 
A – B = (2xyz – 4x2+ 5xy – 2) - ( 6x2 + xyz – 5xy +1)
 = 2xyz – 4x2+ 5xy – 2 - 6x2 - xyz + 5xy -1
 = -10x2 + 10xy + xyz -3 (2 điểm)
4. Hướng dẫn về nhà : 
 Ôn tập các nội dung đã học 

Tài liệu đính kèm:

  • docdai7t59,60.doc