Giáo án môn Toán lớp 7 - Tiết 31: Mặt phẳng toạ độ

Giáo án môn Toán lớp 7 - Tiết 31: Mặt phẳng toạ độ

I. MỤC TIÊU:

 Giúp HS:

 - Thấy được sự cần thiết phải dùng một cặp số để xác định vị trí của một điểm trên mặt phẳng; biết vẽ hệ trục toạ độ; biết xác định toạ độ một điểm trong mặt phẳng; biết xác định một điểm trên mặt phẳng toạ độ khi biết toạ độ của nó; thấy được mối liên hệ giữa toán học và thực tiễn để ham thích học toán.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

 - Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng có chia độ, compa.

 - Học sinh: thước thẳng có chia độ, compa, giấy kẽ ô vuông.

III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:

 1. Ổn định: (1)

 2. Kiểm tra bài cũ: (5)

 Hỏi: Giải bài tập 36 / 48 SBT

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1073Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán lớp 7 - Tiết 31: Mặt phẳng toạ độ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:20/12 /2007
Tiết: 31 ;Tuần:15 § 6. MẶT PHẲNG TOẠ ĐỘ 
I. MỤC TIÊU:
	Giúp HS:
	- Thấy được sự cần thiết phải dùng một cặp số để xác định vị trí của một điểm trên mặt phẳng; biết vẽ hệ trục toạ độ; biết xác định toạ độ một điểm trong mặt phẳng; biết xác định một điểm trên mặt phẳng toạ độ khi biết toạ độ của nó; thấy được mối liên hệ giữa toán học và thực tiễn để ham thích học toán.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
	- Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng có chia độ, compa. 
	- Học sinh: thước thẳng có chia độ, compa, giấy kẽ ô vuông.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
	1. Ổn định: (1’)
	2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 Hỏi: Giải bài tập 36 / 48 SBT
	3. Bài mới: 
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
7’
10’
12’
8’
HĐ1: Đặt vấn đề:
GV: Treo bảng đồ địa lí Việt Nam lên bảng và giới thiệu:
- Mỗi địa điểm trên bảng đồ địa lí được xác định bởi hai số (toạ độ địa lí) là kinh độ va vĩ độ. 
GV: Nêu ví dụ 1.
GV: Cho HS quan sát hình 15.
H: Trên vé số ghế H1 cho ta biết điều gì?
GV: Cặp gồm một chữ và một số như vậy xác định vị trí chỗ ngồi trong rạp hát của người có tấm vé này.
GV: Trong toán học để xác định vị trí của một điểm trên mặt phẳng người ta dùng hai số. Vậy làm thế nào để có hai số đó.
HĐ2: Mặt phẳng toạ độ:
GV: Giới thiệu mp toạ độ:
Ox Oy à hệ trục toạ độ Oxy.
GV: Hướng dẫn HS vẽ hệ trục toạ độ Oxy. Giới thiệu trục tung, trục hoành, gốc toạ độ, các góc phần tư I, II, II, IV.
GV: Treo bảng phụ hình vẽ và yêu cầu HS nhận xét xem hệ trục toạ độ của HS đó vẽ đúng hay sai.
HĐ3: Toạ độ của một điểm trong mặt phẳng
H: Hãy vẽ một hệ trục toạ độ Oxy.
GV: Lấy điểm P ở vị trí tương tự như hình 17 SGK.
GV: Thực hiện thao tác như SGK rồi giới thiệu cặp số (1,5; 3) gọi là toạ độ của điểm P.
GV: Nhấn mạnh kí hiệu toạ độ của một điểm baop giờ hoành độ cũng viết trước, tung độ viết sau.
GV: Cho Hs làm bài 32/67 SGK
GV: Treo bảng phụ vẽ sẵn hệ toạ độ Oxy và các điểm M, N, P, Q.
H: Có nhận xét gì về toạ độ các cặp điểm M và N, P và Q?
GV: Cho HS là ?1 
H: Hãy cho biết hoành độ và tung độ của điểm P?
GV: Hướng dẫn cách vẽ điểm P
H: Tương tự hãy xác định điểm Q.
H: Cặp số (2; 3) xác định được mấy điểm?
GV: Cho HS làm ?2 
GV: Nhấn mạnh: Trên mặt phẳng toạ độ, mỗi điểm xác định một cặp số và ngược lạ mỗi cặp số xác định một điểm.
GV: Cho HS xem hình 18 và đọc nhận xét SGK
HĐ4: Luyện tập:
GV: Cho HS làm bài 33/67 SGK
H: Để xác định vị trí củ một điểm trên mặt phẳng ta cần biết điều gì?
HS: Đứng tại chỗ đọc ví dụ 1
HS: Cả lớp nghe GV trình bày.
HS: Toạ độ địa lí của Hà Nội
HS: Chữ H chỉ số thứ tự của dãy ghế. Số 1 chỉ thứ tự của ghế trong dãy.
HS: Quan sát hình vẽ ở đầu chương II để thấy rõ vị trí các chiếc ghế trong rạp.
HS: Vẽ hệ trục toạ độ vào vở
HS: Đọc chú ý trong SGK
HS: nhận xét ( Vị trí Ox, Oy; đơn vị dài trên hai trục; vị trí các góc phần tư)
HS: Lên bảng sửa cho đúng.
HS: Cả lớp vẽ hệ trục Oxy vào vở.
HS: Một em lên bảng vẽ hình
HS: Xác định toạ độ các điểm M, N, P, Q.
HS: Vẽ hệ trục toạ độ Oxy trên giấy kẽ ô vuông và đánh dấu các điểm P, Q.
HS: Lên bảng vẽ và cho biết hoành độ và tung độ của P
HS: Em khác lên xác định điểm Q.
HS: Chỉ xác định được một điểm.
HS: Toạ độ gốc O là (0; 0)
HS: Đọc to nhận xét SGK
HS: Nhắc lại một số khái niệm về hệ trục toạ độ, toạ độ của một điểm.
HS: Vẽ hệ trục toạ độ trên giấy kẽ ô vuông và xác định toạ độ 3 điểm A, B, C.
HS: Cần biết toạ độ của điểm đó (hoành độ và tung độ)
1. Đặt vấn đề:
Ví dụ 1:
Ví dụ 2:
2. Mặt phẳng toạ độ:
 II y I
 1 
 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 x
 III IV
Chú ý: (SGK)
3. Toạ độ của một điểm trong mặt phẳng:
Kí hiệu: P(1,5; 3)
Số 1,5 gọi là hoành độ của P
Số 3 gọi là tung độ của P.
Bài 32/67 SGK:
a) M(-3; 2); N(2; -3); P(0; -2); Q(-2; 0)
b) Trong mỗi cặp M và N, P và Q hoành độ điểm này là tung độ điểm kia và ngược lại.
Bài 33/67 SGK:
	4. Hướng dẫn về nhà: (2’)
 	- Nắm vững khái niệm và quy định của mặt phẳng toạ độ, toạ độ của một điểm.
	- làm bài tập 33; 34/68 SGK; 44; 45; 46 / 49 – 50 SBT
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 31.doc