I. MỤC TIÊU:
- HS hiểu được khái niệm đồ thị của hàm số, đồ thị của hàm số y = ax (a ≠ 0)
- HS thấy được ý nghĩa của hàm số trong thực tiễn và trong nghiên cứu hàm số.
- Biết được cách vẽ đồ thị hàm số y = ax (a ≠ 0)
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng có chia khoảng.
- Học sinh: On lại cách xác định điểm trên mặt phẳng toạ độ, thước thẳng, bảng phụ.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1. Ổn định: (1)
2. Kiểm tra bài cũ: (7)
Hỏi: Giải bài tập 37/68 SGK.
3. Bài mới:
Ngày soạn: 25/12/2007 Tiết: 33 ;Tuần:16 §7. ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ y = ax (a ≠ 0) I. MỤC TIÊU: - HS hiểu được khái niệm đồ thị của hàm số, đồ thị của hàm số y = ax (a ≠ 0) - HS thấy được ý nghĩa của hàm số trong thực tiễn và trong nghiên cứu hàm số. - Biết được cách vẽ đồ thị hàm số y = ax (a ≠ 0) II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: - Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng có chia khoảng. - Học sinh: Oân lại cách xác định điểm trên mặt phẳng toạ độ, thước thẳng, bảng phụ. III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 1. Ổn định: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (7’) Hỏi: Giải bài tập 37/68 SGK. 3. Bài mới: TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 7’ 19’ 10’ HĐ1: Đồ thị của hàm số là gì? GV: Các điểm M, N, P, Q, R biểu diễn các cặp số của hàm số y = f(x). Tập hợp các điểm đó gọi là đồ thị của hàm số y = f(x) đã cho. H: Đồ thị của hàm số y = f(x) được cho trong bài là gì? H: Vậy đồ thị của hàm số y = f(x) là gì? GV: Treo bảng phụ ghi định nghĩa đồ thị hàm số y = f(x). H: vậy để vẽ đồ thị hàm số y = f(x) trong ?1 ta phải làm những bước nào? HĐ2: Đồ thị của hàm số y = f(x) GV: Xét hàm số y= 2x, có dạng y = ax với a = 2. H: Hàm số này có bao nhiêu cặp số (x; y)? GV: Ta không thể liệt kê tất cả các cặp số (x; y) của hàm số. GV: Cho HS làm ?2 GV: Cho Hs hoạt động nhóm làm vào bảng nhóm. H: Có nhận xét gì về toạ độ các điểm biểu diễn các cặp số của hàm số y = 2x? GV: Giới thiệu đồ thị của hàm số y = ax (a ≠ 0) H: Từ khẳng định trên, để vẽ được đồ thị của hàm số y = ax (a ≠ 0) ta cần biết mấy điểm của đồ thị? GV: Cho Hs làm ?4 GV: Treo bảng phụ ghi sẵn đồ thị. H: Đường thẳng OA có phải là đồ thị của hàm số y = 0,5x hay không? H: Để vẽ đồ thị hàm số y = ax (a ≠ 0) cần biết mấy điểm thuộc đồ thị? H: Muốn xác định được điểm đó ta làm thế nào? GV: Cho HS làm ví dụ 2: Vẽ đồ thị của hàm số y = -1,5x. H: Hãy nêu các bước làm? GV: Yêu cầu cả lớp làm vào vở (lưu ý HS viết công thức hàm số theo đồ thị) HĐ3: Luyện tập – Củng cố: H: Đồ thị của hàm số là gì? H: Đồ thị của hàm số y = ax (a ≠ 0) là đường như thế nào? H: Muốn vẽ đồ thị của hàm số y = ax ta cần làm qua các bước nào? GV: Cho HS làm bài 39/71 SGK GV: Gọi HS lên bảng vẽ hệ trục toạ độ Oxy, đồ thị hàm số y = x và y = -x. GV: Gọi HS khác lên bảng vẽ đồ thị của hàm số y = 3x; y = -2x. GV: Quan sát các đồ thị bài 39 trả lời câu hỏi bài 40 SGK. GV: Cho HS quan sát một đồ thị hàm số khác cũng có dạng một đường thẳng. HS: Nhắc lại khái niệm của hàm số y = f(x) mà GV vừa giới thiệu. HS: Là tập hợp các điểm {O, A, B, C, D} HS: Một HS đứng tại chỗ đọc SGK. HS: Vẽ hệ trục toạ độ Oxy. Xác định trên mặt phẳng toạ độ các điểm biểu diễn các cặp giá trị (x; y) của hàm số. HS: Hàm số này có vô số cặp số (x; y) HS: Đại diện các nhóm treo bảng nhóm và trình bày. HS: Các nhóm khác nhận xét HS: Cùng nằm trên một đường thẳng đi qua gốc toạ độ. HS: 2 em nhắc lại kết luận về đồ thị hàm số y = ax (a ≠ 0) HS: Ta cần biết hai điểm phân biệt của đồ thị. HS: Cả lớp làm vào vở . HS: Một em lên bảng trình bày HS: Tự chọn điểm A(2; 4) HS: Vẽ đường thẳng OA. HS: Một điểm thuộc đồ thị khác điểm gốc O. HS: Ta cho x một giá trị khác 0 và tìm giá trị tương ứng của y. Cặp giá trị đó là toạ độ của điểm thứ hai. HS: Vẽ hệ trục toạ độ Oxy - Xác định thêm một điểm thuộc đồ thị hàm số khác O. - Vẽ đường thẳng OA. HS: Đọc to định nghĩa. HS: Là một đường thẳng đi qua gốc toạ độ. HS: Đứng tại chỗ trả lời. HS: Cả lớp làm vào vở. HS1: Vẽ hệ trục toạ độ và đồ thị hàm số y = x; y = -x. HS2: đồ thị hàm số y = 3x; y = -2x. HS: Nếu a > 0, đồ thị nằm ở các góc phần tư I và III, nếu a < 0 đồ thị nằm ở góc phần tư thứ II và IV. 1. Đồ thị của hàm số là gì? Đồ thị của hàm số y = f(x) là tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x; y) trên mặt phẳng toạ độ. Ví dụ 1: Vẽ đồ thị của hàm số y = f(x) trong ?1 2. Đồ thị của hàm số y = f(x) Đồ thị của hàm số y = ax (a ≠ 0) là một đường thẳng đi qua gốc toạ độ. ?2 a) (-2; 4); (-1; -2); (0; 0); (1; 2); (2; 4) b) c) Các điểm còn lại nằm trên đường thẳng qua hai điểm (-2; -4) và (2; 4) Đồ thị hàm số y = ax (a ≠ 0) là đường thẳng đi qua gốc toạ độ. ?4 a) A(4; 2) b) Nhận xét: Bài 39/40 SGK: 4. Hướng dẫn về nhà: (1’) - Nắm vững các kết luận và cách vẽ đồ thị hàm số y = ax (a ≠ 0) - Làm bài tập 41, 42, 43 / 72 – 73 SGK; 53, 54, 55 / 52 – 53 SBT IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Tài liệu đính kèm: