TUẦN:15 - TIẾT: 15
BÀI 14
Phản xạ âm – Tiếng vang
I. Mục tiêu
*Kiến thức:- Mô tả và giải thích được một số hiện tượng liên quan đến tiếng vang (tiếng vọng).
- Nhận biết được một số vật phản xạ âm tốt (hay hấp thụ âm kém) và vật phản xạ âm kém.
- Kể tên một số ứng dụng của phản xạ âm.
*Kĩ năng: - Rèn khả năng tư duy từ các hiện tượng thực tế và từ các thí nghiệm.
*Thái độ: - Có thái độ yêu thích môn học, hợp tác trong nhóm và vận dụng vào thực tế.
TUẦN:15 - TIẾT: 15 Ngày soạn:23/11/2008 Ngày dạy: 7A:/../2008 7B:/../2008 7C:/../2008 BÀI 14 Phản xạ âm – Tiếng vang I. Mục tiêu *Kiến thức:- Mô tả và giải thích được một số hiện tượng liên quan đến tiếng vang (tiếng vọng). - Nhận biết được một số vật phản xạ âm tốt (hay hấp thụ âm kém) và vật phản xạ âm kém. - Kể tên một số ứng dụng của phản xạ âm. *Kĩ năng: - Rèn khả năng tư duy từ các hiện tượng thực tế và từ các thí nghiệm. *Thái độ: - Có thái độ yêu thích môn học, hợp tác trong nhóm và vận dụng vào thực tế. II. Chuẩn bị 1.Học sinh: Học bài và làm bài. 2.Giáo viên: Giáo án. III. Tổ chức hoạt động dạy học A. Tổ chức :7A./7B./..7C/. B. Kiểm tra HS1: Môi trường nào truyền được âm? Môi trường nào truyền âm tốt? Lấy ví dụ. Chữa bài tập 13.1. *Gợi ý: nội dung ghi nhớ.Bài 13.1 A. C. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1: Tổ chức tình huống học tập (5ph) -Tại sao trong các rạp hát, rạp chiếu phim, tường lại làm sần sùi và mái kiểu vòm? Ng/cứu bài mới. HĐ2: Tìm hiểu âm phản xạ - Tiếng vang (15ph) - Yêu cầu tất cả HS đọc kỹ mục I (SGK) và nắm được thế nào là tiếng vang, thế nào là âm phản xạ. - Thảo luận theo nhóm để trả lời C1, C2, C3 và phần kết luận. - Hướng dẫn HS toàn lớp thảo luận các câu trả lời của mục I để thống nhất câu trả lời. Chú ý: Với C1, HS phải nêu được âm phản xạ từ mặt chắn nào và đến tai sau âm trực tiếp 1/15s. Với C2: GV chốt lại vai trò khuyếch đại của âm phản xạ nên nghe được âm to hơn. Với C3: GV chỉ ra trường hợp trong phòng rất lớn, tai người phân biệt được âm phản xạ với âm trực tiếp nên nghe được tiếng vang. * Khi nào có tiếng vang?Lấy VD có tiếng vang trong thực tế. HĐ3: Tìm hiểu vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém (5ph) - Yêu cầu HS đọc mục II (SGK) và trả lời câu hỏi và lấy VD: + Vật như thế nào thì phản xạ âm tốt? (Vật như thế nào thì hấp thụ âm kém?) + Vật như thế nào thì phản xạ âm kém? - Yêu cầu HS trả lời câu C4. - Lấy VD vật hấp thụ âm tốt và vật hấp thụ âm kém trong thực tế? HĐ4:Vận dụng và ghi nhớ (10ph) - Yêu cầu HS làm các câu C5, C6, C7, C8. - Tổ chức cho HS thảo luận để thống nhất câu trả lời. Với C7: Yêu cầu HS nói rõ “t” là thời gian âm đi như thế nào? Với C8: Yêu cầu HS chọn và giải thích tại sao chọn hiện tượng đó. - HS lắng nghe và trả lời câu hỏi GV đưa ra theo hiểu biết của mình. Ghi đầu bài. I. Âm phản xạ - Tiếng vang - Cá nhân HS nghiên cứu SGK để nắm được: + Âm dội lại khi gặp một mặt chắn là âm phản xạ. + Ta nghe được tiếng vang khi âm phản xạ đến tai ta chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tai một khoảng thời gian ít nhất 1/15s. - Thảo luận theo nhóm trả lời các câu hỏi và phần kết luận. - Thảo luận chung cả lớp để thống nhất câu trả lời. C1: Nghe thấy tiếng vang ở vùng núi, ở giếng, ở ngõ hẹp dài,... Vì ta phân biệt được âm phát ra và âm phản xạ. C2: Nghe thấy âm thanh trong phòng kín to hơn chính âm thanh đó ở ngoài trời. Vì ở ngoài trời ta chỉ nghe thấy âm phát ra còn ở trong phòng kín ta nghe được âm phát ra và âm phản xạ từ tường cùng một lúc đến tai nên nghe to hơn. C3: a) Cả hai phòng đều có âm phản xạ b) Khoảng cách giữa người nói và bức tường để nghe được rõ tiếng vang là: S = 340.1/15.2 = 11,3 (m) *Kết luận:..Âm phản xạ,cách với âm phát ra. II. Vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém - HS đọc nội dung mục II (SGK) và trả lời các câu hỏi của GV + Vật phản xạ âm tốt ( hấp thụ âm kém) là những vật cứng có bề mặt nhẵnv VD;Kính ,gạch. + Vật phản xạ âm kém là những vật mềm, xốp có bề mặt gồ ghề. VD: Xốp, gỗ. - HS trả lời và hoàn thiện câu C4; C4:+ Vật phản xạ âm tốt: Mặt gương, mặt đá hoa, tấm kim loại, tường gạch. + Vật phản xạ âm kém: Miếng xốp, áo len, ghế đệm mút, cao su xốp. III. Vận dụng - HS làm các câu C5, C6, C7, C8 - Thảo luận cả lớp để thống nhất câu trả lời 1.Bài C5: Làm tường sần sùi, treo rèm nhung để hấp thụ âm tốt hơn nên giảm tiếng vang. Âm nghe được rõ hơn. 2.Bài C6: Hướng âm phản xạ đến tai người nghe nên nghe rõ hơn. 3.Bài C7: Âm truyền từ tàu đến đáy biển trong 1/2s. Độ sâu của biển là: S = v.t = 1500.1/2 = 750 (m) 4.Bài C8: a, b, d 5.Ghi nhớ(SGKT42). Hai HS đọc nội dung ghi nhớ. D. Củng cố - Khi nào có âm phản xạ? Tiếng vang là gì? - Có phải cứ có âm phản xạ thì đều có tiếng vang không? - Tại sao khi nói to xuống giếng sâu lại nghe thấy tiếng vang? - Khi nói to vào một cái chum miệng nhỏ thì nghe thấy tiếng vang. Khi nói to vào một cái chậu miệng rộng thì lại không nghe thấy? - Tìm hiểu nội dung phần: Có thể em chưa biết. E. Hướng dẫn về nhà - Học thuộc nội dung ghi nhớ và làm bài tập 14.1 ,14.2,14.3 (SBT). - Đọc trước bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn HD: Bài 14.1 C; 14.2 C; 14.3 Vì ở đó nghe được âm trực tiếp mà còn nghe được đồng thời cả âm phản xạ từ mặt nước ao hồ.
Tài liệu đính kèm: