Giáo án môn Vật lí 7 tiết 16: Chống ô nhiễm tiếng ồn

Giáo án môn Vật lí 7 tiết 16: Chống ô nhiễm tiếng ồn

Tuần: - Tiết : 16

BàI 15

CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN

 A – Mục tiêu

*Kiến thức: - Phân biệt được tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn.

 - Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể.

 - Kể tên được một số vật liệu cách âm.

*Kỹ năng: - Giải thích được một số hiện tượnglàm giảm ô nhiễm tiếng ổn trong thực tế và đề ra các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.

*Thái độ: - Có thái độ yêu thích môn học và vận dụng vào thực tế.

 - Có ý thức không gây ônhiễm tiếng ồncho mọi người xung quanh.

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 1150Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí 7 tiết 16: Chống ô nhiễm tiếng ồn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: - Tiết : 16
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 7a:...............
 7b................
 7c
Bài 15
Chống ô nhiễm tiếng ồn
 	A – Mục tiêu
*Kiến thức: - Phân biệt được tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn. 
 - Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể. 
 - Kể tên được một số vật liệu cách âm.
*Kỹ năng: - Giải thích được một số hiện tượnglàm giảm ô nhiễm tiếng ổn trong thực tế và đề ra các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
*Thái độ: - Có thái độ yêu thích môn học và vận dụng vào thực tế.
 - Có ý thức không gây ônhiễm tiếng ồncho mọi người xung quanh.
	B – Chuẩn bị
1.Học sinh: Học bài và làm bài tập. 
2.Giáo viên: Giáo án.
	C – Tổ chức hoạt động dạy học
A – Tổ chức 7a....../.............................7b..../..............................7c....... 
B – Kiểm tra
HS1: Âm phản xạ là gì? Nghe được tiếng vang khi nào? Làm bài14.1 SBT.
 *Gợi ý: Nội dung ghi nhớ 1, bài 14.1C.
HS2: Vật nào phản xạ âm tốt, vật nào phản xạ âm kém?Làm bài14.2 SBT.
 *Gợi ý: Nội dung ghi nhớ 2, bài 14.2 C.
C– Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập (5ph)
Các em biết thường xuyên có tiếng động lớn là có hại đến sức khoẻ. Vậy làm thế nào để hạn chế được tiếng ồn. Ng/cứu bài mới.
HĐ2: Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn (10ph)
- GV treo tranh vẽ H15.1, H15.2, H15.3 và yêu cầu HS quan sát kỹ các tranh, thảo luận theo nhóm để trả lời câu C1. Gọi đại diện nhóm trả lời.
? Vì sao em cho những tiếng đó là tiếng ồn gây ô nhiễm.
 Yêu cầu HS tự làm câu kết lụân. Gọi một vài HS đọc, HS khác nhận xét, bổ xung.
? Thế nào là tiếng ồn gây ô nhiễm? Lấy VD thực tế xung quanh gia đình em?
- Hướng dẫn HS toàn lớp thảo luận cách trả lời C2 để thống nhất và yêu cầu ghi vở.
HĐ3: Tìm hiểu cách chống ô nhiễm tiếng ồn (15ph)
- Yêu cầu HS tự đọc thông tin mục II (SGK) 
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm để trả lời câu C3.
- Gọi đại diện từng nhóm đọc kết quả, điền vào chỗ trống trong bảng lần lượt với từng trường hợp. Các HS khác nhận xét và bổ xung.
- Nêu lý do về việc đưa ra biện pháp của em?
GV phân tích, bổ xung các biện pháp khác.
- Yêu cầu HS làm câu C4 và thảo luận thống nhất câu trả lời
HĐ4: Vận dụng và ghi nhớ (8ph)
- Yêu cầu HS đề ra các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn có thể thực hiện với các rường hợp trong H15.2 và H15.3
- Yêu cầu HS chỉ ra trường hợp gây ô nhiễm tiếng ồn gần nơi mình sống và đề ra một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
*Qua bài học ghi nhớ điều gì?
- HS nghe tình huồng GV nêu ra và đưa ra phương án làm giảm.
- Ghi đầu bài .
I- Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn
- HS quan sát tranh 15.1,15.2,15.3, thảo luận trả lời C1
C1:- H15.1 tiếng ồn to, không kéo dài không ảnh hưởng tới sức khoẻ nên không gây ô nhiễm môi trường.
 - H15.2: Vì tiếng ồn máy khoan to, ảnh hưởng đến việc gọi điện thoại và gây điếc tai người thợ khoan nên gây ô nhiễm môi trường.
 -H15.3: Vì tiếng ồn to, kéo dài gây ảnh hưởng đến việc học tập của HS nên gây ô nhiễm môi trường.
 HS làm việc cá nhân với phần kết luận
*Kết luận: Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn to và kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và sinh hoạt của con người.
VD: tiếng ồn của máy sát gạo, tiếng ồn của máy cưa xẻ
- Thảo luận để trả lời C2
C2: Trường hợp có ô nhiễm tiếng ồn là:
b)Làm việc cạnh máy xay sát thóc, gạo..
d)Bệnh viện, trạm xá ở cạnh chợ.
II- Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn
- HS đọc nội dung mục II (SGK) 
- Thảo luận nhóm, trả lời C3
C3: -1)Cấm bóp còi, giảm biên độ dao động của nguồn âm (vặn nhỏ tiếng đài, T.V, lắp ống xả cho xe máy,...)
 -2)Trồng cây xanh
 -3)Xây tường chắn, bịt tai, làm trần nhà tường nhà bằng xốp, tường phủ dạ, phủ nhung, đóng cửa,...
- HS trả lời câu C4, thảo luận để thống nhất câu trả lời.
C4:a)Vật liệu dùng để ngăn chặn âm, làm âm ít truyền qua: Gạch, bêtông, gỗ,...
b)Vật liệu phản xạ âm tốt dùng để cách âm: Kính, gương, lá cây,...
III- Vận dụng
HS trả lời C5: tìm ra các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
1.BàiC5:- H15.2: Đóng cửa, giảm tiếng ồn của máy khoan, người thự khoan cần đội mũ bảo hộ, nút kín tai,...
 - H15.3: Xây tường chắn, trồng cây xanh, đóng cửa, chuyển lớp học hoặc chuyển chợ đi nơi khác,...
- Thảo luận câu C6 để chỉ ra một số trường hợp gây ô nhiễm tiếng ồn và một số biện pháp khắc phục.
2.BàiC6:Tiếng lợn kêu vào buổi sáng do mổ thì đề nghị chuyển lò mổ ra xa khu dân cư hoặc xây tường bao quanh.
-Làm việc nơi nổ mìn phá đá, nhà máythì bịt nút lỗ tai khi làm việc.
-Hát karaôkê làm ảnh hưởng tới mọi người thì xây tường cách âm, treo rèm bằng nhung, lắp cửa kính
3.Ghi nhớ:SGK (t44)
Hai học sinh đọc ghi nhớ.
D– Củng cố
 - Thế nào là tiếng ồn gây ô nhiễm? Có những biện pháp nào để chống
	 ô nhiễm tiếng ồn?
	 - GV giới thiệu nội dung phần: Có thể em chưa biết
E Hướng dẫn về nhà
	 - Học Thuộc ghi nhớ và làm bài tập 15.2,15.3,15.4 (SBT)
	 - Ôn tập các kiến thức đã học: Quang học và âm học cuẩn bị thi học kỳ
Câu hỏi ôn tập:
Nêu định luật truyền thẳng ánh sáng và định luật phản xạ ánh sáng?
Nêu và so sánh đặc điểm ảnh của một vật qua gương phẳng cầu lồi cầu lõm,,
Trình bài cách dựng ảnh của một vật qua gương phẳng.
Nêu nguồn gốc của âm, độ cao ,độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào?
Âm tryuền tốt trong môI trường nào, khi nào có tiếng vang.
Nêu tiếng ồn gây ô nhiễm và các biện pháp tránh.
 Xem lại tất cả các bài tập từ 1.1 đến 15.4 SBT.

Tài liệu đính kèm:

  • docT16.doc