I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết điều kiện nhận biết được ánh sáng thì ánh sáng đó phải truyền vào mắt ta ; ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta .
- Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng . Nêu được thí dụ về nguồn sáng và vật sáng.
- Làm và quan sát các thí nghiệm để rút ra điều kiện nhận biết ánh sáng và vật sáng.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học:Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, để tìm hiểu vấn đề nhận biết ánh sáng, nguồn sáng , vật sáng.
- Năng lực giáo tiếp và hợp tác:Thảo luận nhóm để thiết kế thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm, hợp tác giải quyết các kết quả thu được để nhận biết ánh sáng, nguồn sáng vật sáng.
2.2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức:
- Xác định được điều kiện mắt ta nhận biết được ánh sáng khi làm thí nghiệm hoặc quan sát hằng ngày. Từ đó phát biểu được điều kiện nhận biết được ánh sáng, điều kiện nhìn thấy một vật.
- Năng lực tìm hiểu: Dựa vào quan sát thí nghiệm, trả lời câu hỏi vật nào tự phát ra ánh sáng, vật nào hắt lại ánh sáng chiếu tới để biết thế nào là vật sáng, nguồn sáng
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học:Vận dụng được điều kiện nhận biết ánh sáng, điều kiện nhìn thấy một vật, nguồn sáng vật sáng để giải thích và dự đoán những trường hợp trong thực tế, phân biệt, lấy ví dụ vật sáng, nguồn sáng.
3. Phẩm chất:
- Trung thực trong việc báo cáo kết quả thí nghiệm
- Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.
- Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
Tuần: 1 Ngày soạn: Tiết: 1 Ngày dạy: BÀI 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG- NGUỒN SÁNG, VẬT SÁNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết điều kiện nhận biết được ánh sáng thì ánh sáng đó phải truyền vào mắt ta ; ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta . - Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng . Nêu được thí dụ về nguồn sáng và vật sáng. - Làm và quan sát các thí nghiệm để rút ra điều kiện nhận biết ánh sáng và vật sáng. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học:Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, để tìm hiểu vấn đề nhận biết ánh sáng, nguồn sáng , vật sáng. - Năng lực giáo tiếp và hợp tác:Thảo luận nhóm để thiết kế thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm, hợp tác giải quyết các kết quả thu được để nhận biết ánh sáng, nguồn sáng vật sáng. 2.2. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận thức: - Xác định được điều kiện mắt ta nhận biết được ánh sáng khi làm thí nghiệm hoặc quan sát hằng ngày. Từ đó phát biểu được điều kiện nhận biết được ánh sáng, điều kiện nhìn thấy một vật. - Năng lực tìm hiểu: Dựa vào quan sát thí nghiệm, trả lời câu hỏi vật nào tự phát ra ánh sáng, vật nào hắt lại ánh sáng chiếu tới để biết thế nào là vật sáng, nguồn sáng - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học:Vận dụng được điều kiện nhận biết ánh sáng, điều kiện nhìn thấy một vật, nguồn sáng vật sáng để giải thích và dự đoán những trường hợp trong thực tế, phân biệt, lấy ví dụ vật sáng, nguồn sáng. 3. Phẩm chất: - Trung thực trong việc báo cáo kết quả thí nghiệm - Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học. - Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: - Kế hoạch bài học. - Bộ thí nghiệm các hình 1.2 a, b; 1.3 - Hình vẽ phóng to hình 1.1( hoặc 1 cái đèn pin để làm TN như hình) - Phiếu học tập cho các nhóm: Phụ lục 2. Học sinh: - sách giáo khoa, sách bài tập III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: MỞ ĐẦU a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học. Tổ chức tình huống học tập. b) Nội dung:Nhận biết được nội dung cơ bản của chương, tìm hiểu khi nào mắt ta nhận biết được ánh sáng c) Sản phẩm: - Nhớ được nội dung cơ bản chương thông qua câu hỏi mở đầu? - Trong trường hợp nào mắt ta nhận biết được ánh sáng? d)Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ: xuất phát từ tình huống - Giáo viên yêu cầu: ? Một người mắt không bị tật, bệnh có khi nào mở mắt mà không nhìn thấy vật để trước mắt không? - Khi nào mắt ta nhìn thấy một vật? - Yêu cầu HS quan sát ảnh chụp đầu chương(TN) và cho biết trên miếng bìa viết chữ gì? ảnh quan sát được có tính chất gì? GV: hiện tượng trên liên quan đến ánh sáng và ảnh của các vật quan sát được trong gương. -HS quan sát ảnh ở đầu chương(quan sát ảnh thực trên gương) trả lời câu hỏi của GV. -Đọc 6 câu hỏi ở đầu chương để nắm nội dung cần nghiên cứu - GV thực hiện tình huống mở bài: + GV đưa đèn pin ra, bật đèn và chiếu về phía HS. Sau đó để đèn pin ngang trước mắt 1hs và nêu câu hỏi: Em có nhìn thấy as trực tiếp từ đèn phát ra không?Vì sao? - GV đề xuất vấn đề nghiên cứu:Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Trả lời yêu cầu. - Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần. - Dự kiến sản phẩm: HS nghiên cứu sách giáo khao, quan sát thí nghiệm trả lời. *Báo cáo kết quả:HS trả lời. *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài họcĐể trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay. ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới a) Mục tiêu: - HS nắm được : nhận biết được ánh sáng thì ánh sáng đó phải truyền vào mắt ta; ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta . - HS lấy ví dụ nguồn sáng , vật sáng. b) Nội dung: Nêu được điều kiện mắt ta nhận biết được ánh sáng c) Sản phẩm: Học sinh hoàn thành được C1 từ đó rút ra kết luận d)Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 2.1: Nhận biết ánh sáng *Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu: từ những thí nghiệm và quan sát hằng ngày sau đây trường hợp nào mắt ta nhận biết được ánh sáng? Gv hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi C1 + Qua C1 em hay cho biết điều kiện để mắt nhận biết được ánh sáng? Hoàn thành vào phần kết luận. *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: + hoạt động cá nhân đọc, trả lời C1 + trình bày C1 - Giáo viên: + Điều khiển lớp thảo luận theo nhóm, cặp đôi hoàn thành kết luận. +Hết thời gian, yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.. *Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động, hoàn thành phần kết luận vào vở. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: I. Nhận biết ánh sáng C1: điều kiện giống nhau là có ánh sáng từ nguồn sáng truyền vào mắt ta Kết luận: mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. Hoạt động 2.2: tìm hiểu điều kiện nhìn thấy một vật *Chuyển giao nhiệm vụ + Yêu cầu hs quan sát thí nghiệm hình 1.2a,b nêu các dụng cụ, cách tiến hành thí nghiệm, mục đích thí nghiệm. + Dựa vào kết quả thí nghiệm yêu cầu HS thảo luận trường hợp nào nhìn thấy mảnh giấy trắng a) đèn sáng b) đèn tắt + Yêu cầu cá nhân học sinh trả lời C2. + Từ các nhận xét rút ra kết luận về điều kiện nhìn thấy một vật. - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: + HS suy nghĩ, quan sát trả lời hoàn thành C2. + Học sinh thảo luận tìm điều kiện nhìn thấy một vật + HS hoàn thành kết luận. - Giáo viên: + Điều khiển lớp thảo luận. - Dự kiến sản phẩm: (Cột nội dung) *Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động. Trả lời câu C2 , hoàn thành Kết luận. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: II/ Nhìn thấy một vật . C2: trường hợp ta nhìn thấy mảnh giấy trắng là trường hợp a) đèn sáng. Vì ánh sáng của đèn chiếu vào mảnh giấy, ánh sáng từ mảnh giấy hắt vào mắt ta. Kết luận: Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta. Hoạt động 2.3 nguồn sáng , vật sáng *Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu: học sinh đọc C3 Gv hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi C3 + GV thông báo - nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. - Dây tóc bóng đèn và mảnh giấy vật nào là nguồn sáng, vật nào là vật sáng? - HS trả lời câu hỏi Hoàn thành vào phần kết luận. *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: + hoạt động cá nhân đọc, trả lời C3 + trình bày C3 - Giáo viên: + Điều khiển lớp thảo luận theo nhóm, cặp đôiphân biệt nguồn sáng vật sáng, hoàn thành kết luận. +Hết thời gian, yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.. *Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động, hoàn thành phần kết luận vào vở. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: III. Nguồn sáng và vật sáng C3 - Vật tự phát sáng là dây tóc bóng đèn. - Vật hắt lại ánh sáng do vật khác chiếu tới là mảnh giấy. Kết luận: Dây tóc bóng đèn tự nó phát ra ánh sáng gọi là nguồn sáng. Dây tóc bóng đèn phát sáng và mảnh giấy trắng hắt lại ánh sáng từ vật khác chiếu vào nó gọi chung là vật sáng. 3. Hoạt động 3. Luyện tập a) Mục tiêu: Dùng các kiến thức vật lí để Luyện tập củng cố nội dung bài học. b) Nội dung: Hệ thống BT trắc nghiệm của GV trong phần Phụ lục c) Sản phẩm: HS hoàn thiện 10 câu hỏi trắc nghiệm d)Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm trả lời vào phiếu học tập cho các nhóm *Thực hiện nhiệm vụ Thảo luận nhóm. Trả lời BT trắc nghiệm *Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm trong phiếu học tập. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung các nhóm. Phụ lục (BT trắc nghiệm) Câu 1: Câu 2: Câu 3: Câu 4: Câu 5: Câu 6: Câu 7: Câu 8: Câu 9: Câu 10: 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn. b) Nội dung: Vận dụng làm bài tập c) Sản phẩm: Bài làm của HS câu C4, C d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Yêu cầu HS vận dụng được điều kiện nhận biết ánh sáng, điều kiện nhìn thấy một vật để giải thích câu C4, C5. - GV chốt lại: ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. - ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta. - nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. *Thực hiện nhiệm vụ học tập Hoạt động cá nhân, hoàn thiện câu C4 và C5. - HS đọc có thể em chưa biết. *Báo cáo kết quả và thảo luận Cá nhân HS trả lời câu C4 và C5. - đọc có thể em chưa biết : + nhìn thấy bông hoa màu đỏ vì có ánh sáng màu đỏ từ bông hoa đến mắt ta,.. Có nhiều loại ánh sáng màu như đỏ, vàng... + vật đen là vật không tự phát ra ánh sáng và cũng không hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung . IV. VẬN DỤNG C4:Bạn Thanh đúng, Hải sai vì tuy đèn có bật sáng nhưng không chiếu thẳng vào mắt ta nên ta không nhìn thấy. C5:Khói gồm nhiều hạt nhỏ li ti, các hạt khói được đèn pin chiếu sáng thành các vật sáng. Các vật sáng nhỏ li ti xếp gần nhau tạo thành một vệt sáng mà ta nhìn thấy được. PHỤ LỤC: (BT TRẮC NGHIỆM) Em hãy chọn đáp án mà em cho là đúng nhất trong các câu sau Câu 1: Vì sao ta nhìn thấy một vật? A. Vì ta mở mắt hướng về phía vật. B. Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật. C. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta. D. Vì vật được chiếu sáng. đáp án đúng là C Câu 2: Vật nào sau đây không phải là nguồn sáng? A. Mặt Trời B. Núi lửa đang cháy C. Bóng đèn đang sáng D. Mặt Trăng ⇒ Đáp án D đúng. Câu 3:Vật sáng là: A. Vật phát ra ánh sáng B. những nguồn sáng và vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. C. những vật được chiếu sáng. D. những vật mắt nhìn thấy. ... m) Câu 1: Câu 2: Câu 3: Câu 4: Câu 5: Câu 6: Câu 7: Câu 8: Câu 9: Câu 10: 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn. b) Nội dung: Vận dụng làm bài tập c) Sản phẩm: Bài làm của HS câu d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Yêu cầu HS vận dụng trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Khi mạch điện ở gia đình bị đoản mạch thì có thể gây ra hỏa hoạn vì hiện tượng đoản mạch sẽ gây ra cường độ dòng điện rất lớn dẫn tới hiện tượng tỏa nhiệt lượng mạnh gây cháy nổ. Câu 2: Tại sao chim đậu trên dây điện cao thế lại không bị nguy hiểm? Chim bị giật chết khi đậu trên đường dây tải điện trong trường hợp nào? *Thực hiện nhiệm vụ học tập Hoạt động cá nhân, hoàn thiện câu trả lời. *Báo cáo kết quả và thảo luận Cá nhân HS trả lời câu hỏi. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung các nhóm. Câu 1: Biện pháp: Cần lắp cầu chì ở mỗi công tắc để ngắt mạch ngay khi cường độ dòng điện qua cầu chì quá lớn. Mỗi thiết bị điện cần sử dụng công tắc riêng. Tắt các thiết điện rút phích cắm ngay khi không còn sử dụng. Câu 2: Với những con chim đậu trên dây điện các bạn quan sát để ý kỹ sẽ thấy rằng chúng đều đậu hai chân trên cùng một dây điện. Lúc này cơ thể của chúng chỉ tiếp xúc với một dây, hay nói cách khác là điện thế giữa hai chân của chúng bằng nhau, không có sự chênh áp, do đó không có dòng điện truyền qua cơ thể chúng nên chúng không bị điện giật. Chúng bị điện giật khi chúng không đậu hai chân lên cùng một dây. PHỤ LỤC: (BT TRẮC NGHIỆM) Em hãy chọn đáp án mà em cho là đúng nhất trong các câu sau Bài 1: Phát biểu nào dưới đây sai? A. Cơ thể người và động vật là những vật dẫn điện. B. Cơ thể người và động vật không cho dòng điện chạy qua. C. Sẽ không có dòng điện chạy qua cơ thể khi lỡ có chạm tay vào dây điện nếu chân ta đi dép nhựa, đứng trên bàn (cách điện với đất). D. Không nên đến gần đường dây điện cao thế. Hiển thị đáp án Cơ thể người và động vật đều dẫn điện và cho dòng điện chạy qua ⇒ Đáp án B Bài 2: Dùng từ thích hợp điền vào chỗ trống Dòng điệnchạy qua cơ thể người khi chạm vào mạch điện tại một vị trí ..... của cơ thể. A. có thể, bất kì nào B. có thể, tay, chân C. sẽ, trên đầu tóc D. không thể, nào đó Hiển thị đáp án Dòng điện có thể chạy qua cơ thể người khi chạm vào mạch điện tại một vị trí bất kì nào của cơ thể ⇒ Đáp án A Bài 3: Khi đi qua cơ thể người, dòng điện có thể A. Gây ra các vết bỏng B. Làm tim ngừng đập C. Thần kinh bị tê liệt D. Cả A, B và C Hiển thị đáp án Khi đi qua cơ thể người, dòng điện có thể gây ra các vết bỏng, làm tim ngừng đập, thần kinh bị tê liệt ⇒ Đáp án D Bài 4: Mạng điện có điện thế bao nhiêu thì có thể gây chết người? A. Dưới 220 V B. Trên 40 V C. Trên 100 V D. Trên 220 V Hiển thị đáp án Mạng điện có điện thế trên 40V ⇒ làm tim ngừng đập ⇒ có thể gây chết người ⇒ Đáp án B Bài 5: Thế nào là hiện tượng đoản mạch? A. Khi dây điện bị đứt. B. Khi hai cực của nguồn bị nối tắt. C. Khi dây dẫn điện quá ngắn. D. Cả ba trường hợp trên đều đúng. Hiển thị đáp án Khi hai cực của nguồn điện bị nối tắt (không qua vật sử dụng điện) thì xảy ra hiện tượng đoản mạch ⇒ Đáp án B Bài 6: Khi có hiện tượng đoản mạch thì xảy ra điều gì? A. Hiệu điện thế không đổi. B. Hiệu điện thế tăng vọt. C. Cường độ dòng điện tăng vọt. D. Cường độ dòng điện không đổi. Hiển thị đáp án Khi có hiện tượng đoản mạch thì cường độ dòng điện tăng vọt ⇒ Đáp án C Bài 7: Tác hại nào sau đây không phải do hiện tượng đoản mạch gây ra? A. Làm cường độ dòng điện trong mạch tăng vọt. B. Làm hỏng, cháy vỏ bọc cách điện của dây dẫn. C. Làm cho số chỉ trên công tơ tăng vọt. D. Làm cháy các vật gần chỗ bị đoản mạch. Hiển thị đáp án Hiện tượng đoản mạch không làm cho số chỉ trên công tơ tăng vọt ⇒ Đáp án c Bài 8: Vì sao khi đang sử dụng điện, dù có lớp vỏ bọc bằng nhựa ta cũng không nên cầm tay trực tiếp vào dây điện? A. Tránh trường hợp bị bỏng tay do dây nóng. B. Tránh trường hợp điện giật do dây bị hở. C. Tránh trường hợp dòng điện bị tắc nghẽn do ta gập dây. D. Cả ba lí do trên. Hiển thị đáp án Có nhiều trường hợp dây điện bị hở, khi tay chạm vào có thể bị điện giật, vì thế không nên cầm trực tiếp vào dây điện ⇒ Đáp án D Bài 9: Vì sao dòng điện có thể đi qua cơ thể người? A. Vì người là vật dẫn. B. Vì người là chất bán dẫn. C. Vì cơ thể người cho các điện tích đi theo một chiều. D. Vì trong người có điện tích dễ dàng dịch chuyển từ đầu xuống chân. Hiển thị đáp án Dòng điện có thể đi qua cơ thể người vì người cũng là vật dẫn ⇒ Đáp án A Bài 10: Làm cách nào để tránh các tác hại của dòng điện đối với cơ thể người? A. Không sử dụng điện. B. Sống cách xa nơi sản xuất ra điện. C. Thực hiện các quy tắc an toàn khi sử dụng điện. D. Chỉ sử dụng dòng điện có cường độ nhỏ. Hiển thị đáp án Để tránh các tác hại của dòng điện đối với cơ thể người ta cần thực hiện các quy tắc an toàn khi sử dụng điện ⇒ Đáp án C Tuần: Ngày soạn: Tiết: Ngày dạy: BÀI 30: TỔNG KẾT CHƯƠNG 3: ĐIỆN HỌC I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Hệ thống lại toàn bộ kiến thức chương 3 - Điện học. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung Năng lực tự chủ và tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân. - Năng lực giáo tiếp và hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực trình bày và trao đổi thông tin. 2.2. Năng lực đặc thù: - Năng lực tìm hiểu tự nhiên: - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập 3. Phẩm chất: - Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích bộ môn. - Có sự tương tác, hợp tác giữa các thành viên trong nhóm. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Kế hoạch bài học. - Học liệu: Đồ dùng dạy học: 2. Chuẩn bị của học sinh: - Nội dung kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà: III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học. Tổ chức tình huống học tập. b) Nội dung: - Hoạt động cá nhân, chung cả lớp. c) Sản phẩm: HS giải phần trò chơi ô chữ. d) Tổ chức thực hiện. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung + Chia lớp ra làm hai đội theo thứ tự mỗi đội được quyền chọn trước một hàng ngang bất kỳ và cử đại diện lên điền đúng từ hàng ngang thì được điểm, đội 2 được quyền điền chữ. + Nếu cả hai đội đều không điền đúng thì hàng ngang đó bỏ trống. + Lần lượt các đội chọn hàng ngang khác để điền chữ. Đội nào tìm ra từ hàng dọc trước tiên được + 2 điểm. + Phần thưởng cho đội chiến thắng là 1 tràng pháo tay.. - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: Hai đội cử ra đội trưởng để điều hành các bạn trong đội. Làm việc cá nhân để trả lời yêu cầu của GV. - Giáo viên: theo dõi câu trả lời của HS để giúp đỡ khi cần. - Dự kiến sản phẩm: *Báo cáo kết quả: HS trình bày trước lớp. *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: Bài học hôm nay chúng ta cùng hệ thống lại các kiến thức trong chương III – điện học và chuẩn bị cho kiểm tra HK II vào tiết sau.. C Ự C D Ư Ơ N G A N T Ò A N Đ I Ệ N V Ậ T D Ẫ N Đ I Ệ N P H Á T S Á N G L Ự C Đ Ẩ Y N H I Ệ T N G U Ồ N Đ I Ệ N V Ô N K Ế 2. Hoạt động 2: Luyện tập a) Mục tiêu: Hệ thống hóa kiến thức và làm một số bài tập. b) Nội dung: Nghiên cứu SGK c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV d)Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu nêu: + Đơn vị và dụng cụ đo cường độ dòng điện là gì. Đơn vị và dụng cụ đo hiệu điện thế là gì? + Đặt câu với cụm từ: Hai cực của nguồn điện, hiệu điện thế. + Trong mạch điện gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp, cường độ dòng điện và hiệu điện thế có đặc điểm gì? + Trong mạch điện gồm hai bóng đèn mắc song song, cường độ dòng điện và hiệu điện thế có đặc điểm gì? + Nêu các quy tắc an toàn khi sử dụng điện. + Quan sát hình 30.3 SGK Thí nghiệm nào tương ứng với mạch điện kín và bóng đèn sáng. + Yêu cầu HS đọc và trả lời nội dung câu hỏi 6. + Cho HS quan sát mạch điện có sơ đồ như hình 30.4 SGK. Số chỉ của ampe kế A2 là bao nhiêu? - Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời. *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: Thảo luận cặp đôi Nghiên cứu SGK và ND bài học để trả lời các yêu cầu của GV. - Giáo viên: Điều khiển lớp thảo luận theo cặp đôi. - Dự kiến sản phẩm: *Báo cáo kết quả: - HS thực trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: I. TỰ KIỂM TRA - Đơn vị đo CĐDĐ là ampe (A) Dụng cụ đo là ampe kế. - Đơn vị đo HĐT là vôn (V) Dụng cụ đo là vôn kế - Giữa hai cực của nguồn điện có một hiệu điện thế. 1. Đối với đoạn mạch gồm 2 bóng đèn mắc nối tiếp: I = I1 = I2 U = U1 + U2 2. Đối với đoạn mạch gồm 2 bóng đèn mắc song song: U = U1 + U2 I = I1 + I2 - Trình bày các quy tắc an toàn khi sử dụng điện như nội dung bài học. II. VẬN DỤNG 1. D; 2. a.A +, B -; b. A -, B - c. A-, B+; d. A+, B+. 3.Mảnh nilon nhận thêm e nên nhiễm điện âm; mảnh len mất bớt e nên nhiễm điện dương. 4. hình c. 5. hình c. 6. Dùng nguồn điện 6V trong số đó là phù hợp nhất. Vì hiệu điện thế trên mỗi bóng đèn là 3V (để sáng bình thường) khi mắc nối tiếp hai bóng đèn đó, hiệu điện thế tổng cộng là 6V. 7. Quan sát sơ đồ mạch điện. Số chỉ của ampe kế A2 là 0,35A – 0,1A = 0,23A 3. Hoạt động 3: vận dụng a) Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn. b) Nội dung: Hoạt động cá nhân, cặp đôi , nhóm. c) Sản phẩm: Hs hoàn thành ND vào tiết học sau. d) Tổ chức thực hiên: * Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu nêu: + Xem lại các câu hỏi đã trả lời. Xem lại nội dung các bài đã học. + Học bài. + Chuẩn bị kiểm tra HKII. - Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời. *Học sinh thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: Tìm hiểu trên Internet, tài liệu sách báo, hỏi ý kiến phụ huynh, người lớn hoặc tự nghiên cứu ND bài học để trả lời. - Giáo viên: - Dự kiến sản phẩm: *Báo cáo kết quả: Trong vở BT. *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá khi kiểm tra vở BT và KT HK II vào tiết học sau.
Tài liệu đính kèm: