Giáo án môn Vật lí Lớp 7 - Tiết 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng

Giáo án môn Vật lí Lớp 7 - Tiết 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nhận biết được bóng tối bóng nửa tối và giải thích.

- Giải thích được vì sao có hiện tượng nhật thực và nguyệt thực.

2. Kỹ năng:

- Vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng giải thích một số hiện tượng thực tế và hiểu được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng.

3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác trong khi vẽ hình.

II. Chuẩn bị:

* Đối với GV: + 1 hình vẽ nhật thực và nguyệt thực lớn.

 *Đối với mỗi nhóm học sinh:

+ 1 đèn pin

+ 1 cây nến (bóng đèn điện 220V-40W)

+ 1 vật cản bằng bìa dày

+ 1 màn chắn

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1. Ổn định tình hình lớp Kiểm tra sĩ số hs

Vắng: 7A1: 7A2 : 7A3: 7A4:

 7A5: 7A6 :

 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

HS1: Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng. Đường truyền của tia sáng được biểu diễn như thế nào? Chữa BT 1 (Không nhìn thấy đèn C vì ánh sáng từ đèn phát ra đi theo đường thẳng CA. Mắt ta đặt bên dưới đường CA nên ánh sáng không truyền vào mắt được. Phải để mắt trên đường CA kéo dài)

 

doc 6 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 188Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí Lớp 7 - Tiết 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 3: ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CUẢ ÁNH SÁNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Nhận biết được bóng tối bóng nửa tối và giải thích.
Giải thích được vì sao có hiện tượng nhật thực và nguyệt thực.
2. Kỹ năng:
Vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng giải thích một số hiện tượng thực tế và hiểu được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng.
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác trong khi vẽ hình.
II. Chuẩn bị:	
* Đối với GV: + 1 hình vẽ nhật thực và nguyệt thực lớn.
 *Đối với mỗi nhóm học sinh:
+ 1 đèn pin
+ 1 cây nến (bóng đèn điện 220V-40W)
+ 1 vật cản bằng bìa dày
+ 1 màn chắn 
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Ổn định tình hình lớp	Kiểm tra sĩ số hs
Vắng: 7A1: 7A2 : 7A3: 7A4: 
 7A5: 7A6 : 	
 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
HS1: Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng. Đường truyền của tia sáng được biểu diễn như thế nào? Chữa BT 1 (Không nhìn thấy đèn C vì ánh sáng từ đèn phát ra đi theo đường thẳng CA. Mắt ta đặt bên dưới đường CA nên ánh sáng không truyền vào mắt được. Phải để mắt trên đường CA kéo dài) 
HS2: Chữa bài tập 2 và 3
BT2: Đội trưởng đứng trước người thứ nhất sẽ nhìn thấy người này che khuất tất cả những người khác trong hàng.
BT3: Di chuyển một màn chắn có đục 1 lỗ sao cho mắt ta luôn luôn nhìn thấy ánh áng từ đèn pin phát ra hoặc dùng một vật chắn tròn nhỏ di chuyển để cho mắt luôn luôn không nhìn thấy dây tóc bóng đèn pin.
	3. Giảng bài mới: 
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức
2’
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
 Nêu hiện tượng như phần mở đầu SGK, kích thích óc tò mò của HS muốn tìm hiểu và giải thích hiện tượng.
- Có thể cung cấp thêm: Tại sao thời xưa con người đã biết nhìn vị trí bóng nắng để biết giờ trong ngày, còn gọi là “đồng hồ mặt trời”
15’
Hoạt động 2: Quan sát, hình thành khái niệm bóng tối, bóng nửa tối
+ Mô tả dụng cụ, hướng dẫn HS làm thí nghiệm 1 theo các bước:
. GV hướng dẫn HS để đèn ra xa -> bóng đèn rõ nét
. Cho HS vẽ đường truyền tia sáng từ đèn qua vật cản đến màn chắn. 
. Trả lời câu hỏi C1
. Yêu cầu HS điền vào chỗ trống phần nhận xét
- Hướng dẫn HS thực hiện TN2:
? Hiện tượng xảy ra có gì khác so với hiện tượng trong TN1?
? Nguyên nhân có hiện tượng đó?
? Độ sáng của các vùng như thế nào?
? Giữa TN1 và 2, bố trí dụng cụ TN có gì khác nhau?
? Bóng nửa tối khác bóng tối như thế nào?
+ Yêu cầu HS từ TN rút ra nhận xét.
N: Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm 1.
 Làm TN theo hướng dẫn và quan sát hiện tượng xảy ra trên màn chắn
N: hoàn thành C1:
Phần màu đen hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ nguồn tới vì ánh sáng truyền theo đường thẳng, bị vật chắn chặn lại)
C: trả lời phần nhận xét (nguồn sáng)
N: Tiến hành TN và quan sát hiện tượng.
+ Các nhóm trả lời các câu hỏi của GV và hoàn thành C2 
(trên màn chắn ở sau vật cản vùng 1 là bóng tối, vùng 3 được chiếu sáng đầy đủ, vùng 2 chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng nên không sáng bằng vùng 3) 
C: nguồn sáng rộng so với màn chắn thì tạo ra bóng đen và xung quanh có bóng nửa tối
C: Hoàn thành phần nhận xét (một phần của nguồn sáng)
I. Bóng tối – Bóng nửa tối:
1. Thí nghiệm 1:
H 3.1 (SGK)
+ Nhận xét: Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có 1 vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng tới gọi là bóng tối.
2. Thí nghiệm 2: 
H 3.2 (SGK)
+ Nhận xét: Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có một vùng chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng tới gọi là bóng nửa tối.
10’
Hoạt động 3: Hình thành khái niệm nhật thực và nguyệt thực
+ Cho HS trình bày quỹ đạo chuyển động của Mặt Trăng, Mặt trời và Trái đất (nếu HS không trình bày được GV vẽ mô tả quỹ đạo chuyển động)
+ GV thông báo: Khi mặt trời, mặt trăng và Trái đất nằm trên cùng 1 đường thẳng:
+ Yêu cầu HS vẽ tia sáng để nhận thấy hiện tượng nhật thực.
+ Trả lời câu hỏi C3
+ Cho HS quan sát hình vẽ 3.3 SGK. ? Đứng ở vị trí nào sẽ thấy hiện tượng nhật thực? (A,B,C,D,E)
? Vị trí nào trên trái đất nằm trong vùng bóng mờ?
+ GV gợi ý để HS tìm ra vị trí mặt trăng trở thành màn chắn
+ Hãy chỉ ra Mặt trăng lúc này là nguyệt thực toàn phần hay 1 phần?
+ Chỉ ra vị trí mặt trăng ở vị trí nào là nguyệt thực 1 phần.
+ Nguyệt thực xảy ra có thể xảy ra trong cả đêm không?
+ HS quan sát hình vẽ 
+ Vẽ các tia sáng từ mặt trời truyền tới Trái đất (Mặt trăng là vật chắn sáng)
C: hoàn thành C3(nơi có nhật thực toàn phần nằm trong vùng bóng tối của mặt trăng, bị mặt trăng che khuất không cho ánh sáng mặt trời chiếu đến, vi thế đứng ở đó ta không nhìn thấy mặt trời và trời tối lại)
C: Vùng trên trái đất chứa vị trí A có hiện tượng nhật thực và nằm trong vùng bóng tối.
+ HS trả lời các câu hỏi 
C: trả lời C4 (vị trí 1 có nguyệt thực, vị trí 2 và 3 trăng sáng_)
II. Nhật thực – Nguyệt thực:
1. Nhật thực:
+ Mặt trời - Mặt trăng – Trái đất trên cùng một đường thẳng.
 + Nhật thực toàn phần: Đứng trong vùng bóng tối, không nhìn thấy Mặt trời.
+ Nhật thực một phần: Đứng trong vùng nửa tối, nhìn thấy một phần mặt trời.
2. Nguyệt thực: 
- Mặt trời, Trái đất, Mặt trăng nằm trên một đường thẳng.
- Nguyệt thực xảy ra khi Mặt trăng bị trái đất che khuất không được mặt trời chiếu sáng.
+ Thông báo: Mặt phẳng quỹ đạo chuyển động của Mặt trăng và Mặt phẳng quỹ đạo chuyển động của Trái đất lệch nhau khoảng 6 độ. Vì thế Mặt trời – Trái đất – Mặt trăng cùng năm trên đường thẳng không thường xuyên xảy ra mà 1 năm chỉ xảy ra 2 lần (ở VN nhật thực xảy ra năm 1995 thì 70 năm sau mới xảy ra). Nguyệt thực thường xảy ra vào đêm rằm
8’
Hoạt động 4: Vận dụng
+ Yêu cầu HS làm thí nghiệm C5. Cho HS biểu diễm bằng hình vẽ để xác định vùng bóng tối và bóng nửa tối.
+ Tiếp tục hoàn thành C6
+ HS vẽ hình vào vở
+ Cá nhân trả lời C6: 
. Bóng đèn dây tóc có nguồn sáng nhỏ, vật cản lớn so với nguồn nên không có ánh sáng tới bàn.
. Bóng đèn ống có nguồn sáng rộng so với vật cản nên bàn nằm trong vùng nửa tối sau quyển vơ, nhận được một phần ánh sáng truyền tới nên vẫn đọc được sách.
III. Vận dụng:
Thực hiện C5, C6
Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo :(5’) 
 Qua bài học yêu cầu HS rút ra kiến thức cần thu thập được: (HS trả lời bằng các phiếu học tập), thu một số em làm nhanh:
+ Bóng tối nằm ở sau vật .. không nhận đựơc ánh sáng từ . (vật cản, nguồn sáng)
+ Bóng nửa tối nằm . nhận .. (ở phía sau vật cản, được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền đến)
+ Nhật thực là do Mặt trời, Mặt trăng, Trái đất sắp xếp theo thứ tự trên đường thẳng:.. (Mặt trời, Mặt trăng, Trái đất)
+ Nguyệt thực là do Mặt trời, Mặt trăng, Trái đất sắp xếp theo thứ tự trên đường thẳng:.. (Mặt trời, Trái đất , Mặt trăng)
+ Nguyên nhân chung gây ra hiện tượng nhật thực và nguyệt thực là gì?
(Ánh sáng truyền theo đường thẳng)
Hướng dẫn về nhà: 
+ Học thuộc phần ghi nhớ SGK. Giải thích lại câu C1 -> C6
+ Làm bài tập 3.1 đến 3.4 (Trang 5 – SBT)
+ Trả lời câu hỏi: 
Tại sao nhật thực chỉ xảy ra vài phút nhưng nguyệt thực thì xảy ra trong khoảng 2 giờ đồng hồ?
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_vat_li_lop_7_tiet_3_ung_dung_dinh_luat_truyen_th.doc