Giáo án môn Vật lý 7 tiết 07: Gương cầu lồi

Giáo án môn Vật lý 7 tiết 07: Gương cầu lồi

§ 7. GƯƠNG CẦU LỒI.

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 Nêu được những tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi.

 Nhận biết được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn của gương phẳng cùng kích thước.

 Nêu được ứng dụng của gương cầu lồi và giải thích.

2. Kỹ năng:

 Xác định được ảnh của gương cầu lồi, xác định được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi và so sánh được với vùng nhìn thấy của gương phẳng.

B. Chuẩn bị:

 Gv: 1 GCL và1 GP cùng kích thướt, 1 màn chắn, 2 Pin giống nhau, gương chiếu hậu của xe máy, Bảng phụ.

 Hs: Muôi múc canh mới, thìa canh inox,

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 987Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 7 tiết 07: Gương cầu lồi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 7	Ngày soạn: 26/09/2009
Tiết: 7	 	Ngày dạy: 29/09/2009
§ 7. GƯƠNG CẦU LỒI.
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
Nêu được những tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi.
Nhận biết được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn của gương phẳng cùng kích thước.
Nêu được ứng dụng của gương cầu lồi và giải thích.
2. Kỹ năng:
Xác định được ảnh của gương cầu lồi, xác định được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi và so sánh được với vùng nhìn thấy của gương phẳng.
B. Chuẩn bị:
Gv: 1 GCL và1 GP cùng kích thướt, 1 màn chắn, 2 Pin giống nhau, gương chiếu hậu của xe máy, Bảng phụ.
Hs: Muôi múc canh mới, thìa canh inox, 
C. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: KTSS
2. Bài củ: 
Câu hỏi: 
Nêu đặc điểm của GP? T/c của ảnh tạo bởi GP?Nhận diện GP?
Trả lời: 
Gương phẳng là một mặt phẳng có bề mặt nhẵn bóng.
T/c của ảnh tạo bởi GP:
Aûnh tạo bởi GP là ảnh ảo. 
K/c từ ảnh tới G = k/c từ V tới G.
Độ lớn của ảnh = độ lớn vật.
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ1: Giới thiệu bài.
Còn lại G ko phải là GP. Mời Hs quan sát cấu tạo bề mặt của gương --> nêu đặc điểm bề mặt?
Vì bề mặt có đặc điểm như thế nên G này có tên là GCL.
Cho 1 số Hs quan sát ảnh của chính mình trong gương gương cầu lồi, rồi nhận xét đặc điểm của ảnh tạo bởi gương cầu lồi
 Þ Nêu dự đoán: 
A thật / A ảo,
So sánh độ lớn của ảnh - vật.
Nhận định của các bạn có đúng hay sai chúng ta đi kiểm tra và đồng thời tìm hiểu xem GCL còn T/c gì đặc biệt nữa không?
Bài 7. GCL
Là một phần của hình cầu có mặt phản xạ nhẵn, bóng.
Dự đoán:
Là ảnh ảo,
Aûnh nhỏ hơn vật.
HĐ2: Tìm hiểu ảnh của một vật tạo bởi GCL
- Để kiểm tra ảnh thật hay ảnh ảo ta phải làm thí nghiệm như thế nào?
- Yêu cầu 1 Hs lên bố trí thí nghiệm kiểm tra?( Bố trí như hình 7.1 Sgk trang 20).
Þ Y/C HS dùng màn chắn để hứng ảnh của pin? Từ đó khẳng định ảnh đó là ảnh thật hay ảo?
- Để kiểm tra độ lớn của ảnh và vật ta sẽ bố trí thí nghiệm thế nào?
- Trong thí nghiệm này ta có thể làm tương tự được. Tức là ta so sánh trực tiếp độ lớn của ảnh và vật. 
* Nhưng do không có mảnh kính mầu hình cầu, Vậy các em hảy đề xuất cách bố trí thí nghiệm theo cách khác? Theo điều kiện dụng cụ đang có? (giống cách bố trí hình 7.2 Sgk)
* HS thảo luận theo bàn 3phút.
- Yêu cầu Hs bổ sung thêm một Pin trước một gương phẳng như hình 7.2 Sgk?
* Gv nhận xét cách bố trí thí nghiệm của Hs 
Lưu ý: Trong thí nghiệm này ta phải dùng: 
2 gương có độ lớn như nhau,
2 Pin giống nhau, 
K/C từ Pin đến 2 G = nhau.
-Yêu cầu 1 số Hs lên quan sát:
So sánh ảnh của 2 cây nến tạo bởi 2 gương? Và điền vào ô số 1 của bảng
Yêu cầu các Hs khác lên điền lần lượt các ô 2, 3 và4?
Qua bảng em hảy nêu kết quả so sánh về độ lớn của A và V tạo bởi GCL?
Qua 2 Kết quả: của thí nghiệm các em hảy rút ra Kết luận T/C ảnh của một vật tạo bởi GCL? (cuối trang 20/SGK)
- GP có vùng nhìn thấy vậy gương cầu lồi có vùng nhìn thấy không! Vùng nhìn thấy này có đặc điểm gì khác GP! Þ 2. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi.
- Đặt vật trước gương và dùng màn chắn để hứng ảnh, nếu hứng được trên màn chắn là ảnh thật, không được đó là ảnh ảo.
Kết quả: Không hứng được ảnh Þ Aûnh ảo.
- Để kiểm tra độ lớn của ảnh và vật ta có thể làm như bài trước là thay gương phẳng bằng một tấm kính màu. Vậy ở bài này ta thay gương cầu bằng một mảnh kính mầu hình cầu.
* Nếu HS gặp khó khăn gợi ý quan sát hình 7.2/20/SGK
-Hs bố trí thí nghiệm.
Kết quả: A nhỏ hơn V.
Kết luận:
Aûnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất sau đây:
1. Là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn.
2. Aûnh nhỏ hơn vật.
HĐ 3: Xác định vùng nhìn thấy của gương cầu lồi.
- Cũng giống như khi nhìn vào GP, ở GCL ta cũng chỉ quan sát thấy một khoảng không gian nhất định ở trước gương. Đó là vùng nhìn thấy của gương cầu lồi. 
- Ơû bài thực hành chúng ta đã biết cách xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng. Bây giờ, chúng ta xác định VNT của GCL và VNT của GP rồi so sánh chúng với nhau?
- Gv bố trí thì nghiệm và yêu cầu lần lượt 2 Hs lên thực hiện:
Đếm số bạn HS quan sát được qua GP.
Đếm số bạn HS quan sát được qua GCL.
Þ Giải thích vì sao lại có kết quả chênh lệch như thế mặc dù 2G có cùng kích thước?
Þ Rút ra kết luận về bề rộng VNT của GCL với VNT của GP cùng kích thước? 
- 2G có cùng kích thước nhưng VNT của GCL rộng hơn VNT của GP.
Kết luận: VNT của GCL rộng hơn so với VNT của GP có cùng kích thướt.
HĐ 4: Vận dụng – củng cố.
GDBVMT: Trong đời sống GCL đã được sử dụng vào việc gì? Hãy lấy ví dụ cụ thể?
Þ Thảo luận theo nhóm:
4 HS / 2 bàn học,
TG: 3 phút.
* Tại sao gương chiếu hậu ko làm băng GP?
* cho HS nhận diện gương chiếu hậu là GP &GCL.
Þ Giải thích: Trong thực tế kính chiếu hậu của ô tô, xe máy là GCL nhưng bề mặt phản xạ ko có hình cầu mà là mặt phẳng. 
* Nêu điểm giống và khác nhau về t/c của GP và PCL?
* Làm gương chiếu hậu ở ô tô, xe máy,...
* GCL đặt ở các khúc quanh nhằm làm cho lái xe dễ dàng quan sát đường và các phương tiện khác cũng như người và súc vật đi qua. Nhờ đó đã giảm thiểu số vụ tại nạn giao thông và bảo vệ tính mạng con người và các sinh vật.
* Trong các nhà máy, công xưởng giúp cho việc theo dõi sự làm việc của dây chuyền dễ dàng hơn ...
HĐ 5: Hướng dẫn – dặn dò:
- Đọc mục “Có thể em chưa biết”.
- Về nhà học bài và làm các bài tập 7.1-7.2-7.3-7.4.
- Tiết sau các nhóm tiếp tục mang đồ dùng gồm các vật các em cho là GC Lõm.

Tài liệu đính kèm:

  • docguong cau loi (7a).doc