Giáo án môn Vật lý 7 tiết 13 bài: Độ to của âm

Giáo án môn Vật lý 7 tiết 13 bài: Độ to của âm

Tiết 13.

ĐỘ TO CỦA ÂM

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nêu được mối liên hệ giữa biên độ và độ to của âm phát ra .

- Sử dụng được thuật ngữ âm to, âm nhỏ và so sánh hai âm.

2. Kĩ năng: Qua thí nghiệm rút ra được:

- Khái niệm biên độ dao động.

- Độ to nhỏ của âm phụ thuộc vào biên độ:

3. Thái độ: Nghiêm túc trong hoạt động nhóm.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Thước đàn hồi.

- Trống + Dùi.

- Con lắc Bấc

2. Học sinh: Xem trước bài ở nhà.

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 760Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 7 tiết 13 bài: Độ to của âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:
Lớp 7A:
 7B:. 
Tiết 13. 
Độ to của âm
Mục tiêu:
Kiến thức:
Nêu được mối liên hệ giữa biên độ và độ to của âm phát ra .
Sử dụng được thuật ngữ âm to, âm nhỏ và so sánh hai âm.
Kĩ năng: Qua thí nghiệm rút ra được:
Khái niệm biên độ dao động.
Độ to nhỏ của âm phụ thuộc vào biên độ:
Thái độ: Nghiêm túc trong hoạt động nhóm.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Thước đàn hồi.
Trống + Dùi.
Con lắc Bấc
Học sinh: Xem trước bài ở nhà.
 Tiến trỡnh tổ chức dạy học:
1. Ổn định tổ chức (1’): 
Lớp 7A: : Vắng: 
Lớp 7B: : Vắng: 
2. Kiểm tra (4’):
Câu hỏi: Thế nào là tần số? Đơn vị của tần số? Nói tần số dao động của một con lắc là 50 Hz có nghĩa là gì? 
Trả lời: Tần số là số dao động trong một giây. Đơn vị là héc(Hz). Nghĩa là trong một giây con lắc thực hiện 50 dao động.
3.Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò
Tg
 Nội dung
Hoạt động 1: Nêu vấn đề.
GV: nêu vấn đề theo phần mở bài sgk.
HS nhận biết vấn đề cần tìm hiểu của bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu âm to, âm nhỏ – Biên độ dao động.
GV: Yêu cầu hs đọc và nêu các bước TN1.
HS: 1 hs nêu các bước tiến hành TN1
GV: Phát dụng cụ TN và yêu cầu các nhóm tiến hành TN theo các bước đã nêu, trả lời C1.
HS: Tiến hành TN1 theo nhóm, quan sát, lắng nghe rồi hoàn thành C1.
GV: Giới thiệu về biên độ dao động và lấy một vd để hs có được biểu tượng.
GV: Yêu cầu cá nhân hs căn cứ vào các dữ liệu thu thập được ở trên, hoàn thành C2.
GV: Yêu cầu ng/c sgk và nêu các bước tiến hành TN 2
HS: Nêu các bước tiến hành TN2
GV: Phát dụng cụ và yêu cầu hs tiến hành TN2 theo nhóm rồi trả lời C3.
HS: Tiến hành TN và trả lời C3.
GV: Yêu cầu hs rút ra kết luận từ 2 TN
HS: Kết luận
Hoạt động 3: Tìm hiểu về độ to của một số âm.
GV: Thông báo đơn vị của của độ to của âm. sau đó yêu cầu hs đọc bảng 2.
HS: 1hs đọc.
Hoạt động 4: Vận dụng.
GV: Yêu cầu hs vận dung kiến thức vừa học trả lời các câu hỏi C4, C5, C6, C7.
HS: Lần lượt cá nhân trả lời, sau đó các hs khác nhận xét
GV: Nhận xét chung và chuẩn hóa kiến thức.
(2’)
(15’)
(10’)
(10’)
I. Âm to, âm nhỏ – Biên độ dao động.
* Thí nghiệm 1: 
C1. 
Cách làm thước dao động
Thước dao động nhiều hay yếu
Âm phát ra to hay nhỏ
a)thước lệch nhiều.
Mạnh
To
b)Thước lệch ít
Yếu
nhỏ
* Độ lệch lớn nhất của vật khi dao động so với vị trí cân bằng của nó gọi là độ dao động.
C2: Đầu thước lệch khỏi vị trí cân bằng càng nhiều (ít), biên độ dao động càng lớn (nhỏ), âm phát ra càng to (nhỏ).
* Thí nghiệm 2:
C3: Quả cầu bấc lệch nhiều (ít) chứng tỏ biên độ dao động của mặt trống càng lơn (nhỏ), tiếng trống càng to (nhỏ).
* Kết luận :Âm phát ra càng to khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn.
II. Độ to của một số âm:
- Độ to của âm đuợc đo bằng đơn vị Đêxiben (dB).
* Bảng độ to của một số âm SGK.
III. Vận dụng :
C4: Gảy mạnh tiếng đàn sẽ to, vì dây lệch nhiều -> Biên độ dao động lớn -> âm phát ra to .
 C5: - Âm phat ra to, biên độ dao động của màng loa lớn.
 - Âm phát ra nhỏ, biên độ dao động vủa màng loa nhỏ. 
C6: Biên độ dao động của màng loa lớn khi máy thu thanh phát ra âm to. Biên độ dao động của màng loa nhỏ khi phát ra âm nhỏ.
C7: Đô to của tiếng ồn trên sân trường giờ ra chơi nằm trong khoảng từ 50 – 70 dB. 
4. Củng cố (2’).
GV hệ thống bài và khắc sâu nội dung trọng tâm của bài (phần ghi nhớ).
Đọc có thể em chưa biết.
5.Hướng dẫn học ở nhà (1’).
Học bài và làm bài tập từ 12.1 đến 12.5 SBT
Chuẩn bị tiết 14 “Môi trường truyền âm”.
* Những nhận xét, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy
..

Tài liệu đính kèm:

  • docT13.doc