Giáo án môn Vật lý 7 tiết 24, 25, 26

Giáo án môn Vật lý 7 tiết 24, 25, 26

 Tiết 24

TÁC DỤNG NHIỆT

TÁC DỤNG PHÁT SÁNG CỦA DÒNG ĐIỆN

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nêu được dòng điện đi qua vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên, kể tên các dụng cụ điện sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện .

- Kẻ tên và mô tả các tác dụng phát sáng của dòng điện đối với ba loại bóng đèn: Bóng đèn pin, bóng đèn bút thử điện, bóng đèn đi ốt phát quang

2. Kĩ năng: Mắc mạch điện đơn giản

3. Thái độ:

- Trung thực hợp tác trong hoạt động nhóm

- Có thái độ chuẩn mực trong học tập.

 

doc 7 trang Người đăng vultt Lượt xem 737Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 7 tiết 24, 25, 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 
Lớp 7A: /03/2011
Lớp 7B: /03/2011
Tiết 24
Tác dụng nhiệt 
tác dụng phát sáng của dòng điện
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Nêu được dòng điện đi qua vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên, kể tên các dụng cụ điện sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện .
Kẻ tên và mô tả các tác dụng phát sáng của dòng điện đối với ba loại bóng đèn: Bóng đèn pin, bóng đèn bút thử điện, bóng đèn đi ốt phát quang 
2. Kĩ năng: Mắc mạch điện đơn giản 
3. Thái độ: 
Trung thực hợp tác trong hoạt động nhóm 
Có thái độ chuẩn mực trong học tập.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên
Bộ chỉnh lưu hạ thế 
Dây nối có vỏ cách điện 
một đoạn dây mảnh dài 15 đến 20cm 
Hai tờ giấy ăn 
* Chuẩn bị cho mỗi nhóm 
Hai pin loại 1,5V , Một bóng đèn pin, một công tắc , 5 đoạn dây nối có vỏ cách điện 
Một bút thử điện 
Một đèn LED 
2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà 
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. ổn định tổ chức (1’):
Lớp 7A: .............Vắng:................................................
Lớp 7B: .............Vắng:................................................
2. Kiểm tra (4’):
CH: Nêu quy ước chiều dòng điện?
ĐA: ghi nhớ sgk tr59- Nêu đúng chính xác 9đ
3. Bài mới:
Hoạt động của thày và trò
Tg
Nội dung
* Hoạt động 1: Đặt vấn đề:
GV: Đặt vấn đề như sgk
HS: Nhận thức vấn đề cần nghiên cứu
(2’)
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu tác dụng nhiệt của dòng điện.
GV: yêu cầu HS hoàn thành câu C1.
HS: kể tên các thiết bị thường dùng để đốt nóng khi có dòng điện chạy qua.
GV: chia nhóm và phát dụng cụ thí nghiệm, yêu cầu HS hoàn thành các nội dung của câu hỏi C2.
HS: hoạt động theo nhóm hoàn thành câu hỏi C2.
GV: quan sát giúp đỡ HS.
GV: từ thí nghiệm trên rút ra nhận xét gì?
(20’)
I. Tác dụng nhiệt:
C1: Bàn là, nồi cơm điện
- C2: a. Khi sáng bóng đèn có nóng , nhận biết bằng cách sờ tay vào.
 b. Dây tóc nóng và phát ra ánh sáng.
 c. vì vônfram cao hơn 2500
* Nhận xét:
- Vật dẫn nóng lên khi có dòng điện chạy qua.
GV: bố trí theo hình 22.2 SGK.
HS: quan sát thí nghiệm, rút ra nhận xét.
GV: yêu cầu HS hoàn thành câu C3.
HS: hoàn thành yêu cầu của GV.
GV: Từ các hiện tượng trên em rút ra nhận xét gì.
C3: a. Khi đóng công tắt các mảnh giấy bị cháy và rơi xuống.
 b. Dòng điện gây ra tác dụng nhiệt với đoạn dây.
* Kết luận:
- . Nóng lên
- nhiệt độ.. phát sáng.
* Hoạt động 3 : tác dụng phát sáng. 
GV: cho HS quan sát bóng đèn bút thử điện. Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi
HS: quan sát, thảo luận để trả lời các câu hỏi.
GV: Yêu cầu hs hoàn thành phần kết luận
(15’)
II. Tác dụng phát sáng:
1. Bóng đèn bút thử điện:
C5: Hai đầu dây tóc bóng đèn không chạm vào nhau.
C6: đèn sáng do vùng không khí ở giữa hai dây tóc phát sáng.
* Kết luận:
- .. phát sáng.
GV: cho HS quan sát đèn LED.
HS: quan sát
GV: thắp sáng đèn 
GV: yêu cầu hs hoàn thành câu C7
HS: hoàn thành câu C7.
2. Đèn điốt phát quang ( đèn LED )
C7: đèn không sáng.
* Kết luận:
- một chiều..
* Hoạt động 4 : vận dụng. 
GV: Yêu cầu hoạt động theo nhóm hoàn thành câu C8, C9.
HS: hoàn thành yâu cầu của giáo viên.
GV: Yêu cầu 2 hs đại diện cho 2 nhóm trả lời câu hỏi
HS: Trả lời
GV: Cho lớp thảo luận, rồi nhận xét, thống nhất đáp án đúng.
(5’)
III. Vận dụng:
C8: D
C9: Nối bản kl nhỏ của đèn LED với cực A của nguồn điện và đóng công tắc k. Nừu đèn LED sáng thì cực A là cực dương của nguồn, nếu đèn LED không sáng thì cực A là cực âm của nguồn
4. Củng cố. ( 2’): Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ và có thể em chưa biết.
5. Hướng dẫn học ở nhà: (1’)
Học bài, làm bài tập của bài 22 sbt
Đọc trước bài 23 sgk.
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy
Ngày giảng: 
Lớp 7A://2010
Lớp 7B://2010
Tiết 25
tác dụng từ tác dụng hoá học 
tác dụng sinh lý của dòng điện 
I. mục tiêu:
1. Kiến thức:
Nắm được tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lý của dòng điện.
Vận dụng vào thực tế. Biết cách chế tạo một chuông điện.
2. Kĩ năng: kĩ năng thực hành, quan sát.
3. Thái độ: Ham hiểu biết có ý thức sử dụng điện an toàn .
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Chuẩn bị cho cả lớp 
Một kim nam châm, một nam châm thẳng , một vài vật nhỏ bằng sắt, thép 
Một chuông điện, một bộ nguồn 6V 
Một bộ chỉnh lưu hạ thế 
một bóng đèn 6V, dây nối có vỏ cách điện 
Tranh vẽ phóng to hình 23.7 
Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh 
Một nam châm điện dùng pin 3V 
Hai pin 1,5V trong đế lắp pin 
Một công tắc, 5 đoạn dây dẫn có vỏ cách điện 
1 nam châm thẳng, 1 NC điện, 
2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà 
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. ổn định tổ chức : (1’): 
Lớp 7A: /.: Vắng 
Lớp 7B: /.: Vắng 
2. Kiểm tra: (4’)
CH: Lấy ví dụ về tác dụng nhiêt, tác dụng pát sáng của dòng điện?
ĐA: tuỳ hs.
3. Bài mới:
Hoạt động của thày và trò
Tg
Nội dung
*Hoạt động 1: Đặt vấn đề.
GV: Đặt vấn đề như sgk
HS: Nhận thức vấn đề.
(2’)
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu nam châm điện
GV: dùng nam châm thẳng cho lại gần một mảnh kim loại bằng sắt. giới thiệu tới học sinh tc của nam châm vĩnh cửư.
HS: quan sát tiếp thu và ghi nhớ.
(10’)
I. Tác dụng từ của dòng điện:
* Tính chất từ của nam châm:
GV: Nêu cấu tạo và cách tạo một nam châm điện.
HS: ghi nhớ.
GV: cho một nam châm thử lại gần nam châm điện, yêu cầu HS hoàn thành câu C1.
HS: quan sát và hoàn thành câu C1. rồi rút ra kết luận
* Nam châm điện:
C1: 
a) k đóng - hút; k mở – rơi ra.
b) một cực của nc bị hút hoặc đẩy.
* Kết luận
1. .nam châm điện.
2. .tính chất từ..
GV: chia lớp thành 4 nhóm phát chuông điện, yêu cầu HS quan sát và hoàn thành các câu C2, C3, C4.
HS: hoạt động nhóm hoàn thành yêu cầu của GV.
C2. Khi đóng công tắc dòng điện đi qua cuộn dây, cuộn dây trở thành NCĐ. Khi đó cuộn dây hút miếng sắt làm cho đầu gõ chuông đập vào chuông => chuông kêu.
C3. Chỗ hở của mạch ở chỗ miếng sắt bị hút nên rời khỏi tiếp điểm
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu tác dụng hoá học của dòng điện
GV: tiến hành thí nghiệm yêu cầu HS quan sát, rut ra nhận xét.
HS: quan sát thí nghiệm rút ra nhận xét.
(8’)
II. Tác dụng hoá học:
GV: Yêu cầu hs hoàn thành câu C5, C6.
HS: hoàn thành yêu cầu.
GV: từ nhận xét trên rut ra kết luận gì?
C5: dung dich muối đồng sun phát là dung dịch dẫn điện.
C6: sau thí nghiệm thỏi than được phủ một lớp màu đỏ.
* Kết luận:SGK T64.
* Hoạt động 4: Tìm hiểu tác dụng sinh lý của dòng điện
GV: nếu vô tình chạm vào dây điện có dòng điện chạy qua ta có cảm giác gì?
HS: tê tay.
GV: nêu tác hại và tác dụng của dòng điện.
(4’)
III. Tác dụng sinh lý:
Dòng điện có thể gây nghuy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng con ngưòi.
Tuy vậy trong y học người ta dùng dòng điện để châm cứu vào các huỵêt trên cơ thể.
* Hoạt động 5: vận dụng 
GV: Yêu cầu cá nhân HS hoàn thành câu C7, C8.
HS: hoàn thành yêu cầu của GV.
(5’)
IV. Vận dụng:
C7: C
C8: D
4. Củng cố: (3’): Lấy ví dụ về tác dụng từ, tác dụng hoá học của dòng điện?
5. Hướng dẫn về nhà: (1’)
Học bài và làm bài tập SBT.
Ôn tập nội dụng đã học từ học kì II để giờ sau ôn tập.
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy
..
Ngày giảng: 
Lớp 7A://2010
Lớp 7B://2010
Tiết 26
ôn tập
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Củng cố kiến thức về chương điện học.
Vận dụng giải thích một số hiện tượng trong đời sống.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng giải bài tập, tính toán, ứng dụng lí thuyết vào cuộc sống.
3. Thái độ: Có thái độ yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viện: Chuẩn bị săn nội dung ôn tâp 
2. Học sinh: 
Xem lại kiến thức đã học
Ôn bài trước khi đến lớp:
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. ổn định tổ chức (1’): 
Lớp 7A: /.: Vắng 
Lớp 7B: /.: Vắng 
2. Kiểm tra: (Kiểm tra trong quá trình ôn tập)
3. Bài mới:
Hoạt động của thày và trò
Tg
Nội dung
* Hoạt động 1 :. Hệ thống kiến thức.
GV. Kiểm tra sự nắm vững kiến thức của học sinh thông qua hệ thống các câu hỏi :
? Có thể làm cho một vật bị nhiễm điện bằng cách nào 
? Vật nhiễm điện có tính chất gì
? Có mấy loại điện tích ; những điện tích loại nào thì đẩy nhau, hút nhau.
? Vật nhiễm điện dương, âm là gì
? Dòng điện là gì, dòng điện trong kim loại là gì, chiều dòng điện quy ước.
? Chất dẫn điện, chất cách điện là gì
? Dòng điện có mấy tác dụng, kể tên các tác dụng của dòng điện
HS. -Thảo luận, đưa ra các câu trả lời.
 - Nhận xét câu trả lời của bạn, bổ sung câu trả lời
GV. Chính xác
(15’)
I. Kiến thức cần nhớ.
1. Có thể nhiễm điện cho vật bằng cách cọ xát; vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác, làm sáng bóng đèn bút thử điện.
2. Có 2 loại điện tích: âm, dương. Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
3. Vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm (e), nhiễm điện dương nếu mất bớt (e).
4. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng
5. Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua.
6. Dòng điện có 5 tác dụng: tác dụng nhiệt, từ, hóa học, phát sáng, sinh lí.
*Hoạt động 2:. Giải đáp, hướng dẫn các bài tập trong sbt.
GV. Yêu cầu H đưa ra các bài tập còn vướng mắc, chưa hiểu kỹ lưỡng để cả lớp cùng thảo luận đưa ra câu trả lời.
HS. - Đưa ra các bài tập còn thấy vướng mắc.
 - Thảo luận, cùng suy nghĩ đưa ra câu trả lời.
GV. Theo dõi, điều khiển H trong các nhóm hoạt động.
 Bài nào H vướng mắc thì G mới hướng dẫn, giải đáp.
(15’)
II. Bài tập
*17.4. Khi ta cử động cũng như khi cởi áo do áo len bị cọ xát nên đã nhiễm điện. Khi đó giữa các phần bị nhiễm điện trên áo len hay giữa áo len và áo bên trong xuất hiện các tia lửa điện là các chớp sáng li ti.
*18.4. Cả Hải và Sơn đều có thể đúng, có thể sai. Để kiểm tra ta lần lượt đưa lược nhựa và mảnh ni lông của Hải lại gần các vụn giấy trang kim. Nếu cả lược nhựa và mảnh ni lông đều hút các vụn giấy thì Hải đúng. Còn nếu chỉ 1 trong 2 vật này hút thì Sơn lại đúng
* Hoạt động 3. Vẽ chiều dòng điện chạy trong mạch.
GV. Yêu cầu H vẽ sơ đồ mạch điện: nguồn 3 pin nối tiếp, dây dẫn , bóng đèn, công tắc đóng và dùng mũi tên biểu diễn chiều dòng điện chạy trong mạch.
HS. Trên cơ sở các kí hiệu của các bộ phận mạch điện vẽ sơ đồ mạch điện theo yêu cầu
 Dùng mũi tên biểu diễn chiều dòng điện chạy trong mạch
(10’)
III. Vẽ sơ đồ mạch điện, biểu diễn chiều dòng điện.
4. Củng cố: (3’): Nhắc lại một số nội dung chính trong bài ôn tập
5. Hướng dẫn học ở nhà: (1’): Ôn tập giời sau kiẻm tra một tiết.
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy
..

Tài liệu đính kèm:

  • doct24....doc