Tiết 5
ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Nêu được những tính chất của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
Vẽ được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng.
2. Kĩ năng: Bố trí được thí nghiệm để nghiên cứu ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
3. Thái độ: Rèn luyện thái độ nghiêm túc khi nghiên cứu 1 hiện tượng nhìn thấy mà không cầm thấy được (hiện tượng trừu tượng), có ý thức bảo vệ môi trường
Ngày giảng: Lớp 7A: ........ Lớp 7B: ........ Tiết 5 ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nêu được những tính chất của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. Vẽ được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng. 2. Kĩ năng: Bố trí được thí nghiệm để nghiên cứu ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. 3. Thái độ: Rèn luyện thái độ nghiêm túc khi nghiên cứu 1 hiện tượng nhìn thấy mà không cầm thấy được (hiện tượng trừu tượng), có ý thức bảo vệ môi trường. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: chuẩn bị cho mỗi nhóm Một Gương phẳng có giá đỡ Một Kính màu trong suốt Một số quả pin to bằng nhau. 2. Học sinh: đọc trước bài ở nhà III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức (1’): Lớp 7A: : Vắng: Lớp 7B: : Vắng: 2. Kiểm tra (15’): - CH: R 1. Phát biểu nội dung định luật phản xạ ánh sáng? 2. Hãy vẽ tia phản xạ? Chỉ góc tới, góc phản xạ? S I - ĐA – thang điểm: 1. – Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và Đường pháp tuyết của gương tại điểm tới(2đ) - Góc phản xạ bằng góc tới (2đ) 2. vẽ đúng hình (4đ), chỉ ra được góc tới, góc phản xạ (2đ) I S R i’ i 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung *Hoạt động 1: Nêu vấn đề. - GV: nêu vấn đề như phần mở bài trong SGK. - HS: nhận biết vấn đề cần tìm hiểu của bài. (2’) *Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng. - GV: yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm H5.2, tìm hiểu về các tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng. - HS: thực hiện thí nghiệm quan sát và nhận biết, từ đó trả lời C1, C2. - GV: hướng dẫn các nhóm h/s làm thí nghiệm kiểm tra dự doán từ đó rút ra kết luận C1, C2. - GV: yêu cầu h/s dự đoán C3 và làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán. - GV: hướng dẫn, điều khiển các nhóm làm thí nghiệm, yêu cầu h/s nhận xét và rút ra kết luận. (10’) I. Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng. 1. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có hứng được trên màn chắn không?. C1. Kết luận1: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn gọi là ảnh ảo. 2. Độ lớn của ảnh có bằng độ lớn của vật không?. C2. Kết luận 2: Độ lớn của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật. 3. So sánh khoảng cách từ vật đến gương và từ gương đến ảnh. C3. Kết luận 3: Điểm sáng và ảnh của nó tạo bởi gương phẳng cách gương một khoảng bằng nhau. *Hoạt động 3: Giải thích sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng. - GV: yêu cầu h/s vận dụng tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng, suy nghĩ và trả lời C4. - HS: thảo luận và hoàn thành câu hỏi C4. - GV: quan sát hướng dẫn h/s trả lời C4 để h/s có kết luận đúng. (8’) II . Giải thích sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng. C4: K S N1 N R R S' I S S S * Kết luận: Ta nhìn thấy ảnh ảo S vì các tia phản xạ lọt vào mắt có đường kéo dài đi qua ảnh S. + Ảnh của một vật là tập hợp tất cả các điểm trên vật. *Hoạt động 4: Vận dụng. - GV: yêu cầu h/s tìm hiểu nội dung câu hỏi C5, C6 suy nghĩ trả lời. - HS: hoạt động cá nhân vận dụng trả lời câu hỏi C5, C6. - GV: hướng dẫn h/s trả lời các câu hỏi trong phần vận dụng. - GV: Gương phẳng có rất nhiều ứng dụng trong thực tế (sơn phản quang, treo trong nhà có không gian rộng ra ) Mặt hồ mà trong sạch nó tạo nên một khung cảnh rất đẹp và sạch sẽ. Vì thế chúng ta phải có ý thức bảo vệ môi trường để luôn có những gương phẳng cực lớn của tự nhiên. (6’) III. Vận dụng. C5. A A’ B’ B C6. Chân tháp ở xát đất, đỉnh tháp ở xa đất nên ảnh của đỉnh tháp cũng ở xa đất và ở phía dưới mặt nước. 4. Củng cố (2’ ). GV hệ thống nội dung chính của bài và khắc sâu nội dung đó cho h/s. Đọc có thể em chưa biết. 5. Hướng dẫn học ở nhà (1’). Làm bài tập từ 5.1đến 5.4 SBT. Chuẩn bị trước tiết 6. * Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy Ngày giảng: Lớp 7A: ........ Lớp 7B: ........ Tiết 6 THỰC HÀNH: QUAN SÁT VÀ VẼ ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Luyện tập vẽ ảnh của các vật có hình dạng khác nhau đặt trước gương phẳng. Luyện tập xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng. 2. Kĩ năng: Biết nghiên cứu tài liệu. bố trí thí nghiêm, quan sát thí nghiệm để rút ra kết luận. 3. Thái độ: Nghiêm túc, trung thực. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Chuẩn bị cho mỗi nhóm: Gương phẳng. Bút chì. Thước chia độ. 2. Học sinh: chuẩn bị mẫu báo cáo. III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức (1’): Lớp 7A: : Vắng: Lớp 7B: : Vắng: 2. Kiểm tra (4’): CH: Nêu tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng? ĐA: Ghi nhớ (SGK tr17) 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung *Hoạt động 1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. - GV: kiểm tra sự chuẩn bị mẫu báo cáo của h/s đã chuẩn bị ở nhà. - GV: nêu rõ mục đích của bài thực hành, giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và phát đồ thí nghiệm cho các nhóm. Nêu rõ tiêu chí đánh giá: - Hoàn thành phần a của C1 (2đ) - Hoàn thành H 1 phần b của C1 (2đ) - Hoàn thành H 2 phần b của C1 (2đ) - Hoàn thành C2 của C2 (1đ) - Hoàn thành C3 của C2 (3đ) - HS: nhận biết mục tiêu bài và nhận đồ thí nghiệm cho nhóm mình. (5’) I. Chuẩn bị. * Hoạt động 2. Nêu nội dung thực hành. - GV: hướng dẫn các nhóm làm thí nghiệm C1, xác định ảnh của vật tạo bởi gương phẳng. - HS: làm thí nghiệm C1, căn cứ vào các đặc điểm của ảnh tạo bởi gương phẳng để vẽ ảnh trong thí nghiệm C1. - GV: hướng dẫn h/s vẽ ảnh, hình thành cho h/s kỹ năng vẽ ảnh của vật tạo bởi gương phẳng. - GV: phân tích cho h/s hiểu vùng nhìn thấy của gương phẳng, yêu cầu h/s làm thí nghiệm để xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng có trong bộ thí nghiệm. Nhóm h/s thực hành xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng và trả lời C2, C3. - GV: hướng dẫn và yêu cầu cá nhân h/s hoàn thành C4. - HS: vận dụng các kiến thức đã học để trả lời C4. (25’) II. Nội dung. 1. Xác định ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. C1. - Để bút song song với gương. - Để bút vuông góc với gương. A A’ B’ B A B A’ B’ 2. Xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng. C2. Vùng không giant a nhìn thấy trong gương gọi là vùng nhìn thấy của gương phẳng. C3. Di chuyển gương ra xa mắt thì vùng nhìn thấy của gương giảm. C4. - Lấy M1 đối xứng với M qua gương(M1 là ảnh của M qua gương). M1O cắt gương tại I. Vậy M1 của M ta nhìn thấy. - Tương tự với N, và ta không nhìn thấy ảnh. * Hoạt động 3. Tổng kết. - HS: hoàn thiện báo cáo và nộp báo cáo cho giáo viên. - GV: Đánh giá một số báo cáo để rút ra kết luận, còn lại đánh giá ở nhà. (5’) III. Tổng kết. 4. Củng cố (4’). GV nhận xét giờ thực hành. GV rút kinh nghiệm giờ học. 5. Hướng dẫn về nhà (1’). Tự thực hành vẽ ảnh thêm ở nhà để rèn kỹ năng vẽ ảnh. Chuẩn bị bài 7. * Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy Ngày giảng: Lớp 7A: ........ Lớp 7B: ........ Tiết 7 GƯƠNG CẦU LỒI I. Mục tiêu: 1. Kiến thức Nêu được những tính chất của ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi. Nhận biết được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn của gương phẳng có cùng kích thước. Giải thích được ứng dụng của gương cầu lồi. 2. Kĩ năng: Làm thí nghiệm để xác định được tính chất của vật qua gương cầu lồi 3. Thái độ: Biết vân dụng được các phương án thí nghiệm đã làm -> tìm ra phương án kiểm tra tính chất ảnh của vật qua gương cầu. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Chuẩn bị chó mỗi nhóm. Gương cầu lồi. Gương phẳng. 2. Học sinh: Mỗi nhóm 1 Cây nến, đọc trước bài ở nhà. III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức (1’): Lớp 7A: : Vắng: Lớp 7B: : Vắng: 2. Kiểm tra : Không kiểm tra- cuối giờ trả báo cáo thực hành và nhận xét. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung *Hoạt động 1: Nêu vấn đề. - GV: nêu vấn đề của bài như phần mở bài trong SGK. - HS: nhận biết vấn đề cần tìm hiểu của bài (3’) *Hoạt động 2: Tìm hiểu ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi. - GV: yêu cầu học sinh dự đoán về tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lồi => so sánh gương phẳng? - HS: dự đoán về tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lồi. - GV: phát đồ thí nghiệm cho học sinh các nhóm, yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm, so sánh với gương phẳng. Các nhóm tiến hành thí nghiệm, nhận xét và rút ra kết luận về tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lồi. (15’) I. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi. C1. + Là ảnh ảo. + Nhỏ hơn vật. * Kết luận: ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có các tính chất sau: + Là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn. + Ảnh nhỏ hơn vật. *Hoạt động 3: Tìm hiểu vùng nhìn thấy của gương cầu lồi. - GV: yêu cầu học sinh dự đoán xem vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hay hẹp hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng. - HS: dự đoán về vùng nhìn thấy của gương cầu lồi. - GV: yêu cầu h/s làm thí nghiệm, quan sát và nhận xét kết quả thu được và hoàn thành C2. - GV: quan sát, hướng dẫn các nhóm làm thí nghiệm. (15’) II. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi. C2. * Kết luận: Nhìn vào gương cầu lồi, ta quan sát được một vùng rộng hơn so với khi nhìn vào gương phẳng có cùng kích thước. Hoạt động 4. Vận dụng. - GV: yêu cầu h/s tìm hiểu nội dung câu hỏi C3, C4. - HS: tìm hiểu nội dung C3, C4, vận dụng các kiến thức trả lời các câu hỏi đó. - GV: hướng dẫn h/s trả lời. (5’) III. Vận dụng. C3. vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rrộng hơn của gương phẳng nên sẽ giúp người quan sát được nhiều hơn ở phía sau. C4. Giúp người sẽ nhìn thấy xe ở vùng khuất, tránh được tai nạn 4. Củng cố (5’). GV hệ thống nội dung chính của bài và khắc sâu nội dung đó cho h/s. Đọc có thể em chưa biết. đọc phần ghi nhớ. Trả bài thực hành, nhận xét. 5. Hướng dẫn học ở nhà (1’). Làm bài tập từ 7.1đến 7.5 SBT. Chuẩn bị bài 8. * Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy Ngày giảng: Lớp 7A: ........ Lớp 7B: ........ Tiết 8. GƯƠNG CẦU LÕM I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nhận biết được ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm. Nêu được những tính chất của ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm. Biết bố trí thí nghiệm để quan sát ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm. 2. Kĩ năng: Bố trí được thí nghiệm để quan sát ảnh ảo của một vật tạo bởi gương phẳng. Quan sát được tia sáng đi qua gương cầu lõm. 3. Thái độ: Nghiêm túc, trung thực II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Chuẩn bị cho mỗi nhóm. Gương phẳng. Gương cầu lõm. Viên phấn, cây nến. Đèn cho tia sáng phân kỳ, song song, hội tụ. 2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà. III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức (1’): Lớp 7A: : Vắng: Lớp 7B: : Vắng: 2. Kiểm tra (4’): CH: Hãy nêu đặc điểm của ảnh tạo bởi gương cầu lồi? thường thấy gương cầu lồi ở đâu ? ĐA: Ảnh tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo, nhỏ hơn vật. Gương cầu lồi thường đặt ở chỗ đường gấp khúc ( Nêu đúng đặc điểm 6đ, lấy được ví dụ 4đ) 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung * Hoạt động 1. Nêu vấn đề. - GV: nêu vấn đề như phần mở bài SGK. - HS: nhận biết vấn đề và đưa ra dự đoán cho vấn đề đó. (2’) *Hoạt động 2. Tìm hiểu về ảnh tạo bởi gương cầu lõm. - GV: nêu mục tiêu của thí nghiệm, giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và phát đồ thí nghiệm cho các nhóm, yêu cầu nhóm làm thí nghiệm 8.1. - HS: nhận đồ thí nghiệm, nhóm trưởng giao nhiệm vụ cho các thành viên và tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng, nhận xét, thảo luận và trả lời C1. - GV: yêu cầu h/s làm thí nghiệm C2, so sánh đặc điểm của nó với gương phẳng. - HS: làm thí nghiệm, nhận xét và rút ra kết luận. (15’) I. Ảnh tạo bởi gương cầu lõm. * Thí nghiệm 1. C1. Ảnh ảo và lớn hơn vật. * Thí nghiệm 2. C2. Kết luận: Đặt một vật gần sát gương cầu lõm, nhìn vào gương thấy một ảnh ảo không hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật. *Hoạt động 3. Tìm hiểu sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm. - GV: yêu cầu h/s làm thí nghiệm 8.2, cho tia song song chiếu vào gương cầu lõm. - HS: làm thí nghiệm theo nhóm, quan sát hiện tượng , nhận xét và từ đó rút ra kết luận. - GV: quan sát hướng dẫn h/s làm thí nghiệm. - HS: vận dụng các kiến thức vừa học trả lời C4. - HS: làm thí nghiệm 8.4 với chùm tia phân kỳ chiếu vào gương cầu lõm, quan sát hiện tượng và rút ra kết luận. - GV: hướng dẫn h/s làm thí nghiệm và trả lời C5. (10’) II. Sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm. * Thí nghiệm 3. C3. Kết luận: Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm, ta thu được một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm ở trước gương. C4. Măt Trời ở rất xa nên chùm sáng từ Mặt Trời tới gương coi như chùm tia tới song song, cho chùm tia hội tụ tại một điểm ở phía trước gương. ánh sáng mặt trời có nhiệt năng nên vật để ở chỗ ánh sáng hội tụ sẽ nóng lên. * Thí nghiệm 4. C5. Kết luận: Một nguồn sáng nhỏ s đặt trước gương cầu lõm ở một vị trí thích hợp, có thể cho một chùm tia phản xạ song song. * Hoạt động 4. Vận dụng. - GV: yêu cầu h/s tìm hiểu nội dung câu hỏi C6, C7. - GV: hướng dẫn h/s tìm hiểu về cấu tạo và ứng dụng của đèn pin. - HS: tìm hiểu nội dung C6, C7, vận dụng các kiến thức trả lời các câu hỏi đó. - GV: hướng dẫn h/s trả lời. (10’) III. Vận dụng. C6. Xoay pha đèn đến một vị trí thích hợp nó sẽ cho chùm phản xạ song song, ánh sáng sẽ truyền đI xa mà vẫn sáng rõ. C7. Ra xa gương. 4. Củng cố (2’). GV hệ thống nội dung chính của bài và khắc sâu nội dung đó cho h/s. Đọc có thể em chưa biết. đọc phần ghi nhớ. 5. Hướng dẫn học ở nhà (1’). Làm bài tập từ 8.1đến 8.3 SBT. Chuẩn bị bài 9. * Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy
Tài liệu đính kèm: