Tiết 16.
CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Phân biệt được tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn.
- Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể.
- Kể tên một số vật liệu cách âm.
2. Kĩ năng: Phương pháp trống tiếng ồn.
3. Thái độ: Hứng thú với môn học, áp dụng dược vào thực tế
Ngày giảng: Lớp 7A: . Lớp 7B: .. Tiết 16. Chống ô nhiễm tiếng ồn I. Mục tiêu: Kiến thức: Phân biệt được tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn. Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể. Kể tên một số vật liệu cách âm. Kĩ năng: Phương pháp trống tiếng ồn. Thái độ: Hứng thú với môn học, áp dụng dược vào thực tế II. Chuẩn bị: Giáo viên: Tranh vẽ hình 15.1,15.2, 15.3. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà. III. Tiến trình tổ chức dạy học: ổn định tổ chức (1’): Lớp 7A: .. vắng: . Lớp 7B: .. vắng: . Kiểm tra (15’): CH: 1. Thế nào gọi là âm phản xạ? Thế nào là vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém? 2. Để xác định độ sâu của đáy biển người ta dùng sóng siêu âm. Sau 3 giây thu được âm phản xạ, biết vận tốc âm trong nước là 1500m/s. Tính độ sâu của biển. ĐA – Thang điểm: Câu 1 (6đ): Âm gặp mặt chắn dội lại gọi là âm phản xạ.(2đ) Các vật có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém.(2đ) Các vật cứng, có bề mặt nhẵn, phản xạ âm tốt.(2đ) Câu 2: ( 4đ): Quãng đường sóng siêu âm đi được : s = v.t = 1500. 3 = 4500m (2đ Độ sâu của biển là : = = 2250m(2đ) 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung * Hoạt động 1: Nêu vấn đề. - GV nêu vấn đề theo phần mở bài sgk. - HS nhận biết vấn đề cần tìm hiểu của bài. * Hoạt động 2: Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn. GV: Yêu cầu hs quan sát H15.1, H15.2, H15.3, phân tích hiện tượng và rút ra nhận xét. - HS quan sát tranh, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi. - GV: hướng dẫn h/s thảo luận, trả lời câu hỏi từ đó rút ra kết luận. - HS: Cá nhân hoàn thành kết luận. - GV: Yêu cầu hs thảo luận nhóm bàn và trả lời C2. HS: thảo luận, suy nghĩ từ đó đưa ra phương án trả lời câu hỏi C2. - GV: Nhấn mạnh điều kiện ô nhiễm tiếng ồn. * Hoạt động 3. Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn. - GV yêu cầu h/s đọc mục II, thảo luận tìm hiểu về một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn và trả lời C3. - HS đọc thông tin, thảo luận và trả lời các câu hỏi C3. - GV gọi một số h/s trả lời , các h/s khác theo dõi và nhận xét và từ đó rút ra kết luận. - GV: Yêu cầu cá nhân trả lời C4. - HS: tìm hiểu nội dung câu hỏi C4, suy nghĩ và trả lời C4. * Hoạt động 4: Vận dụng. - HS vận dung kiến thức vừa học trả lời các câu hỏi C5, C6 trong phần vận dụng. - GV hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi để h/s có cau trả lời đúng nhất. - HS thảo luận theo sự hướng dẫn của g/v và trả lời các câu hỏi. - GV: Chốt lại các ý đúng. - GV: Nếu ô nhiễm tiếng ồn thì ảnh hưởng của nó tới con người như thế nào? HS: Nó gây mệt mỏi toàn thân, nhức đầu, choáng váng, ăn không ngon, Gây khó chịu, lo lắng bực bội dễ cáu gắt , mất tập trung (2’) (9’) (10’) (5’) I. Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn. C1. H15.1, H15.2 là ô nhiễm tiếng ồn. Vì tiếng ồn to và kéo dài làm ảnh hưởng đến các công việc. * Kết luận: Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn to và kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và sinh hoạt của con người. C2. Phương án b và d. II. Biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn. C3. Cách làm giảm tiếng ồn Biện pháp cụ thể 1. Tác động vào nguồn âm. 2. Phân tán âm. 3. Ngăn không cho âm truyền đến tai. - Cấm bóp còi. - Trồng cây xanh - Xây tường, làm trần C4. a) Gạch, bê tông b) Kính, lá cây II. Vận dụng: C5. + H15.2- Giờ làm việc âm không được to quá 80 dB. Người thợ phảI đút bông vào tai. + H15.3- Ngăn cách giữa trường và chợ. Trồng cây, xây tường ngăn cách C6. Củng cố (2’). GV hệ thống bài và khắc sâu nội dung trọng tâm của bài . HS đọc phần ghi nhớ. Đọc có thể em chưa biết. Hướng dẫn học ở nhà (1’). Học bài và làm bài tập từ 15.1 đến 15.6 SBT Trả lời các câu hỏi phần I và II bài 16 để giờ sau ôn tập. * Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy Ngày giảng: Lớp 7A: ./12/2010 Lớp 7B: ./12/2010 Tiết 17. Tổng kết chương ii: âm học I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: HS hệ thống hoá được nội dung lý thuyết của chương II. Ôn và khắc sâu nội dung có liên quan đến âm thanh. Vận dụng các kiến thức để làm các dạng bài tập khác nhau của chương. 2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức của một vấn đề 3.Thái độ: Nghiêm túc hợp tác trong hoạt động nhóm. II. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Nội dung ôn tập. 2.Học sinh: Chuẩn bị đề cương ôn tập theo phần tự kiểm tra. III. Tiến trình tổ chức dạy học: 1.ổn định tổ chức (1’): Lớp 7A: .. vắng: . Lớp 7B: .. vắng: . 2.Kiểm tra : Kết hợp với bài mới 3.Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung * Hoạt động 1: Ôn tập lại kiến thức. - GV yêu cầu h/s hoạt động cá nhân với phần tự kiểm tra trong SGK. - HS tìm hiểu nội dung ôn tập và tự ôn tập lại lý thuyết các bài đã học. - GV hướng dẫn h/s để h/s có câu trả lời đúng nhất. - HS hoạt động suy nghĩ và trả lời các câu hỏi trong phần tự kiểm tra. - Các h/s khác theo dõi và nhận xét, từ đó rút ra câu trả lời đúng nhất cho câu trả lời. - GV theo dõi h/s trả lời và nhận xét và từ đó rút ra câu trả lời đúng nhất. - HS theo dõi và trả lời các câu mà g/v đã hướng dẫn. * Hoạt động 2: Vận dụng. - GV yêu cầu h/s hoạt động cá nhân và làm phần vận dụng vào vở. - GV yêu cầu h/s thảo luận theo nhóm về phần bài làm của mình, sau đó cử đại diện trả lời các câu hỏi. - HS cử đại diện trả lời các câu hỏi của nhóm mình. - GV quan sát, hướng dẫn h/s thảo luận và trả lời các câu hỏi và từ đó rút ra câu trả lời đúng nhất cho các câu. * Hoạt động 3. Trò chơi ô chữ. - GV chia nhóm cho hoạt động trò chơi. - GV đưa ra các câu hỏi của trò chơi ô chữ và gọi các nhóm trả lời. - HS vận dụng các kiến thức đã học vận dụng trả lời các câu hỏi trong trò chơi ô chữ. (17’) (15’) (8’) I. Tự kiểm tra. 1. a) Các nguồn phát ra âm đều dao động. b) Số dao động trong một giây gọi là tần số, đơn vị là Hz. c) Độ to của âm được đo bằng đơn vị dB. d) 340 m/s. 2. a) Tần số dao động càng lớn(hoặc nhỏ) âm phát ra càng bổng( hoặc trầm). c) Dao động mạnh, biên độ dao động lớn, âm phát ra to. 3. Không khí, rắn, lỏng. 4. Âm dội ngược trở lại khi gặp vật chắn gọi là âm phản xạ. 5. D. 6. 7. Phương án b và d. 8. Bông, vải, xốp, gạch II. Vận dụng. 1. Dây đàn, phần lá bị thổi, cột không khí, mặt trống. 2. C 4. Tiếng nói đã truyền từ miệng người này qua không khí đến hai cáI mũ và lại qua không khí đến tai người kia. 6. A 7.- Treo biển báo cấm bóp còi. - Trồng nhiều cây xanh. - Treo rèm ở cửa ra vào. - Xây tường chắn. III. Trò chơi ô chữ. 1. Chân không. 2. Siêu âm. 3. Tần số. 4. Phản xạ âm. 5. Dao động. 6. Tiếng vang. 7. Hạ âm. Vậy từ hàng dọc là: Âm thanh. 4.Củng cố (3’). GV hệ thống bài và khắc sâu một số nội dung trọng tâm . Nhận xét giờ ôn tập. Hướng dẫn học ở nhà (1’). Học bài và làm bài tập trong sbt Ôn toàn bộ chương I+II cho thi học kỳ I. Làm lại một số dạng bài tập cơ bản của hai chương. * Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy Ngày giảng: Lớp 7A: ... Lớp 7B: . Tiết 18. Kiểm tra học kỳ i (Đề thi của phũng giỏo dục)
Tài liệu đính kèm: