Tiết 15: Công cơ học.
I. Mục Tiêu.
1. Kiến thức:
- HS biết được để có công cơ học.
- Nêu được các thí dụ trong thực tế để có công cơ học và không có công cơ học.
- Phát biểu và viết được công thức tính công cơ học. Hiểu ý nghĩa các đại lượng trong công thức.
- Vận dụng công thức tính công cơ học trong các trường hợp phương của lực trùng với phương chuyển dời của vật.
2. Kĩ năng: Phân tích lực thực hiện công, Tính công cơ học.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 15: Công cơ học. I. Mục Tiêu. 1. Kiến thức: - HS biết được để có công cơ học. - Nêu được các thí dụ trong thực tế để có công cơ học và không có công cơ học. - Phát biểu và viết được công thức tính công cơ học. Hiểu ý nghĩa các đại lượng trong công thức. - Vận dụng công thức tính công cơ học trong các trường hợp phương của lực trùng với phương chuyển dời của vật. 2. Kĩ năng: Phân tích lực thực hiện công, Tính công cơ học. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. II. Chuẩn Bị. Cả lớp: Tranh vẽ H13.1, H13.2 (SGK). Kiểm tra bài cũ: (?) Nêu các điều kiện để vật chìm, vật nổi, vật lơ lửng khi nhúng chìm 1 vật vào trong lòng chất lỏng. (?) Viết công thức tính lực đẩy ác-si-mét lên vật nhúng chìm trong lòng chất lỏng. Trả lời bài tập 12.1 (Câu đúng: B). Tạo tình huống học tập. GV: Trong thực tế mọi công sức bỏ ra để làm 1 việc thì đều thực hiện công, VD: người thợ xây nhà, HS ngồi học, con bò đang kéo xe . . . Trong các công đó thì công nào là công cơ học? -> vào bài. Bài Mới. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Hình thành khái niệm công cơ học . GV: Treo tranh vẽ con bò kéo xe - Người lực sĩ cử tạ. (?) Cho biết trong trường hợp nào đã thực hiện công cơ học? - Yêu cầu Hs phân tích lực tác dụng ở mỗi trường hợp, độ lớn, phương, chiều . . . (?) Qua phân tích các ví dụ trên, em cho biết khi nào ta có công cơ học? GDBVMT: Khi có lực tác dụng vào vật nhưng vật không di chuyển thì không có công cơ học nhưng con người và máy móc vẫn tiêu tốn năng lượng. Trong GTVT, các đường gồ ghề làm các phương tiện làm các phương tiện di chuyển khó khăn, máy móc cần tiêu tốn nhiều năng lượng hơn. Tại các đô thị lớn, mậ độ GT đông nên thường xảy ra ách tắc GT. Khi tắc đường các phượng tiện tham gia vẫn nổ máy tiêu tốn năng lượng đồng thời xả ra MT nhiều chất khí độc hại. Theo em biện pháp nào để bảo vệ MT. - Yêu cầu HS hoàn thành C2. Nhắc lại kết luận sau khi HS đã trả lời. - Yêu cầu HS trả lời từng ý rõ ràng. + Chỉ có công cơ học khi nào? + Công cơ học của lực là gì? + Công cơ học gọi tắt là gì? GV lần lượt nêu câu C3, C4. Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm. GV cho HS thảo luận chung cả lớp về câu trả lời từng trường hợp của mỗi nhóm xem đúng hay sai. I. Khi nào có công cơ học. 1- Nhận xét. HS: Quan sát 2 tranh vẽ – kết hợp nghiên cứu phần nhận xét. VD1: Con bò kéo xe - Bò tác dụng 1 lực vào xe: F > 0 - Xe chuyển động: S > 0 - Phương của lực trùng với phương của chuyển động => con bò đã thực hiện công cơ học. VD2: Vận động viên cử tạ - Lực nâng lớn Fn lớn - S dịch chuyển = 0 # Lực sĩ không thực hiện công cơ học. C1: Có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật và làm vật chuyển dời. HS: Cải thiện chất lượng đường GT và thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm giảm ách tắc GT, bảo vệ mT và tiết kiệm năng lượng. 2- Kết luận. HS: Đọc trả lời C2 C2: - Chỉ có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật và làm cho vật chuyển dời. - Công cơ học là công của lực. - Công cơ học gọi tắt là công. 3- Vận dụng. HS: Hoạt động cá nhân - đọc và trả lời C3, C4 - Yêu cầu phân tích từng yếu tố sinh công của mỗi trường hợp. C3: a. Có lực tác dụng: F > 0 Có chuyển động: S > 0 => Có công cơ học. b. HS đang ngồi học: S = 0 # Không có công cơ học. c. Máy xúc đang làm việc: F > 0; S > 0 => có công cơ học. d. Lực sĩ cử tạ: F > 0; S > 0 # Có công cơ học. C4: a. Đầu tàu kéo các toa chuyển động: F > 0; S > 0 # có công cơ học. b. Quả bưởi rơi từ trên cây xuống: P tác dụng -> h > 0 # có công cơ học. Hoạt động 2: Tìm hiểu công thức tính công . Hs: Đọc - nghiên cứu -> cho biết công thức tính công và các đại lượng trong công thức đó. Gv: Thông báo: trường hợp phương của lực không trùng với phương của chuyển động thì không sử dụng công thức: A = F.S - Trường hợp công của lực > 0 nhưng không tính theo công thức: A = F.S. Công thức tính công của lực đó được học tiếp ở các lớp sau. II. Công thức tính công. Công thức tính công cơ học. A = F.S Có F > 0; S > 0 - F là lực tác dụng lên vật - đơn vị N - S là quãng đường vật dịch chuyển - đơn vị m - A là công cơ học. - Đơn vị công là Jun: 1J = 1N.m - Còn dùng đơn vị KJ 1J = 1N.m 1KJ = 1000J - Chú ý: A = F.S chỉ áp dụng cho trường hợp phương của lực trùng với phương chuyển động. + Phương của lực vuông góc với phương chuyển động # công A của lực đó = 0. VD: Công của lực P = 0 Hoạt động 3: Vận dụng công thức tính công để giải bài tập. GV lần lượt nêu các bài tập C5, C6. ở mỗi bài tập yêu cầu HS phải tóm tắt đề bài và nêu phương pháp làm. Gọi 2 HS lên bảng thực hiện. - Yêu cầu Hs đọc – tóm tắt đầu bài. (?) Tại sao không có công cơ học của trọng lực trong trường hợp hòn bi chuyển động trên sàn nằm ngang? Vận dụng HS: Hoạt động cá nhận làm bài tập C5; C6; C7. C5: Tóm tắt F = 5000N S = 1000m A = ? Giải Công của lực kéo đầu tàu là: A = F.S = 5000N.1000m = 5.106 J C6: Tóm tắt m = 2kg => P = 10.m = 10.2 = 20N h = 6m A = ? Giải Công của trọng lực là: A = F.S = P.S = 20N.6m = 120 J C7: Không có công cơ học của trọng lực trong trường hợp hòn bi chuyển động trên mặt sàn nằm ngang vì trong trường hợp này trọng lực có phương vuông góc với phương chuyển động của hòn bi. Hoạt động 4: Củng cố – Hướng dẫn về nhà 1. Củng cố: - Khi nào có công cơ học: - Công cơ học phụ thuộc vào những yếu tố nào? Viết công thức tính công cơ học, đơn vị? - Trả lời bài tập 13.2 (Không có công nào thực hiện vì các lực tác dụng vào hòn bi P = Q của mặt bàn và đều vuông góc với phương chuyển động). 2. Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc phần ghi nhớ. Nắm vững công thức: A = F.S - Vận dụng làm bài tập13.3 -> 13.5 (18). Kẻ sẵn bảng 14.1 - Đọc trước bài “Định luật về công”
Tài liệu đính kèm: