Giáo án môn Vật lý 8 tiết 27: Dẫn nhiệt

Giáo án môn Vật lý 8 tiết 27: Dẫn nhiệt

Tiết 27: DẪN NHIỆT

I/ Mục Tiêu:

1. Kiến thức:

- Tìm được ví dụ thực tế về sự dẫn nhiệt .

- So sánh tính dẫn nhiệt của chất rắn, lỏng, khí.

- Thực hiện được thí nghiệm về sự dẫn nhiệt , các thí nghiệm chứng tỏ tính dẫn nhiệt kém của chất lỏng , khí .

2. Kỹ năng:

- Quan sát hiện tượng vật lí .

3. Thái độ:

- Hứng thú học tập bộ môn, ham hiểu biết, khám phá thế giới xung quanh.

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 1224Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 8 tiết 27: Dẫn nhiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/ 03/ 2010
Ngày giảng: 17/ 03 (8c); 19/ 03 (8adb)
Tiết 27: DẫN NHIệT
I/ Mục Tiêu:
1. Kiến thức:
Tìm được ví dụ thực tế về sự dẫn nhiệt . 
So sánh tính dẫn nhiệt của chất rắn, lỏng, khí. 
Thực hiện được thí nghiệm về sự dẫn nhiệt , các thí nghiệm chứng tỏ tính dẫn nhiệt kém của chất lỏng , khí .
2. Kỹ năng: 
Quan sát hiện tượng vật lí .
3. Thái độ: 
Hứng thú học tập bộ môn, ham hiểu biết, khám phá thế giới xung quanh.
II/ Chuẩn bị: 
1 đèn cồn, 1 giá thí nghiệm, 1 thanh đồng có gắn đinh a, b, c, d bằng sáp . 
Các thanh đồng, nhôm, thuỷ tinh có gắn đinh bằng sáp .
ống nghiệm 1 có sáp ở đáy ống . 
ống nghiệm 2 trên nút có 1 que nhỏ trên đầu gắn cục sáp .
III/ Tiến trình dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1. Kiểm tra, dặt vấn đề
1. Kiểm tra bài cũ: 
? Nhiệt năng của vật là gì ? Mối liên hệ nhiệt năng và nhiệt độ của vật ? 
? Giải bài tập 21.1 và 21.2. 
? Có thể thay đổi nhiệt năng bằng cách nào ? cho ví dụ ? 
2. Đặt vấn đề : 
 Có thể thay đổi nhiệt năng của vật bằng cách truyền nhiệt ? Sự truyền nhiệt đó được thực hiện bằng cách nào ? bài học hôm nay chúng ta đi tìm hiểu một trong cách truyền nhiệt đó là dẫn nhiệt.
- HS: Trả lời các câu hỏi và bài tập theo yêu cầu của GV.
- HS khác nhận xét bổ sung.
- Nghe và ghi đầu bài học.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự dẫn nhiệt
- Yêu cầu học sinh đọc mục 1 thí nghiệm gọi 1,2 học sinh nêu tên dụng cụ thí nghiệm cách tiến hành thí nghiệm. 
- Yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm theo nhóm, quan sát hiện tượng thảo luận trả lời C1 đến C3.
- Học sinh đọc phần 1 . 
Nêu dụng cụ , tiến hành thí nghiệm 
- Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm.
C1 : Nhiệt đã truyền đến sáp làm cho sáp nóng lên và chảy ra . 
C2. Theo thứ tự a, b, c, d, e. 
C3. Nhiệt được truyền từ đầu A tới đầu B của thanh đồng . 
Hoạt động 3: Tìm hiểu tính dẫn nhiệt của các chất
Đặt vấn đề: Các chất khác nhau tính dẫn nhiệt có khác nhau không ? 
- Phải làm thí nghiệm như thế nào để kiểm tra điều đó ? 
- Giáo viên phân tích phương án kiểm tra của học sinh phân tích đúng, sai dễ thực giện hay khó khi khác phương án SGK . 
- Giáo viên đưa dụng cụ hình 22.2 để HS tiến hành thí nghiệm . Yêu cầu trả lời C4, C5. 
- Yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm 2 theo nhóm. Giáo viên nhắc nhở các nhóm chú ý thí nghiệm an toàn. 
- Giáo viên có thể cho 1 vài học sinh kiểm tra phần dưới ống nghiệm ( không đốt), sờ tay vào thấy không nóng chứng tỏ điều gì ? 
- Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm 3 theo nhóm 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm kiểm tra tính dẫn nhiệt của không khí ? trả lời C7. 
- Học sinh lắng nghe 
- Cá nhân quan sát TN trả lời C4, C5. 
C4: Không : Kim loại dẫn nhiệt tốt hơn thuỷ tinh . 
C5: Đồng dẫn nhiệt tốt nhất , thuỷ tinh dẫn nhiệt kém nhất . 
Trong chất rắn , kim loại dẫn nhiệt tốt nhất . 
- Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm 
- Học sinh trả lời C6. 
C6: Không , chất lỏng dẫn nhiệt kém . 
- Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm trả lời C7. 
C7: Không, chất khí dẫn nhiệt kém . 
Hoạt động 4: Vận dụng - Củng cố - Hướng dẫn học ở nhà
- Qua thí nghiệm trên chúng ta rút ra kết luận gì cần ghi nhớ qua bài học.
- Hướng dẫn HS thảo luận các câu hỏi vận dụng: C8, C9, C10, C11,C12. 
*Hướng dẫn học ở nhà 
- Đọc phần có thể em chưa biết.
- Học thuộc ghi nhớ, xem lại các C.
- Làm các bài tập: 21.1 --> 22.6
- Chuẩn bị bài 23.
- Cá nhân học sinh trả lời 
C8: Tuỳ thuộc vào học sinh 
C9: Vì kim loại dẫn nhiệt tốt còn sứ dẫn nhiệt kém . 
C10: Vì không khí ở các lớp áo mỏng dẫn nhiệt kém 
C11: Mùa đông , để tạo ra lớp không khí dẫn nhiệt kém giữa các lông chim . 
C12: Vì kim loại dẫn nhiệt tốt , những ngày rét , nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ cơ thể nên khi sờ vào kim loại , nhiệt từ cơ thể truyền vào kim loại nhanh nên ta cảm thấy lạnh và ngược lại
- Học sinh khác nhận xét .

Tài liệu đính kèm:

  • docT27.DN.doc