Tiết 30: PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆT
I/ Mục Tiêu:
1. Kiến thức:
- Phát biểu được 3 nội dung nguyên lí truyền nhiệt .
- Viết được phương trình cân bằng nhiệt cho trường hợp có 2 vật trao đổi nhiệt với nhau
- Giải được các bài toán đơn giản về trao đổi nhiệt giữa hai vật .
2. Kỹ năng:
Vận dụng công thức trong học tập .
3. Thái độ:
Kiên trì, trung thực trong học tập .
II/ Chuẩn bị:
1 phích nước, 1 bình chia độ hình trụ, 1 nhiệt kế.
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 30: PHƯƠNG TRìNH CÂN BằNG NHIệT I/ Mục Tiêu: 1. Kiến thức: - Phát biểu được 3 nội dung nguyên lí truyền nhiệt . - Viết được phương trình cân bằng nhiệt cho trường hợp có 2 vật trao đổi nhiệt với nhau - Giải được các bài toán đơn giản về trao đổi nhiệt giữa hai vật . 2. Kỹ năng: Vận dụng công thức trong học tập . 3. Thái độ: Kiên trì, trung thực trong học tập . II/ Chuẩn bị: 1 phích nước, 1 bình chia độ hình trụ, 1 nhiệt kế. III/ Tiến trình dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: 1. Kiểm tra bài cũ: + Học sinh 1 : - Viết công thức tính nhiệt lượng vật cần thu vào khi nóng lên , giải thích ký hiệu, đơn vị ? - Chữa bài tập 24.4. + Học sinh 2 - Chữa bài tập 24.1 , 24.2 2. Tổ chức tình huống học tập: - Giáo viên nhắc lại định nghĩa nhiệt lượng không có dụng cụ nào đo trực tiếp nhiệt lượng vậy muốn xác định nhiệt lượng ta làm thế nào ? - HS: Trả lời các câu hỏi và bài tập theo yêu cầu của GV. - HS khác nhận xét bổ sung. - Nghe và ghi đầu bài học. Hoạt động 2: Nguyên lý truyền nhiệt - Giáo viên thông báo 3 nội dung nguyên lí truyền nhiệt như phần thông báo SGK. - Yêu cầu học sinh vận dụng nguyên lí truyền nhiệt giải thích tình huống đặt ra ở đầu bài. - HS: Nghe và ghi nhớ nguyên lí Khi hai vật trao đổi nhiệt với nhau thì : + Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn . + Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại . + Nhiệt lượng do vật này toả ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào . - Cá nhân học sinh trả lời. Hoạt động 3: Phương trình cân bằng nhiệt - Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào nội dung thứ 3 của nguyên lí truyền nhiệt viết phương trình cân bằng nhiệt. - Yêu cầu học sinh tự ghi công thực Q thu, Q trả vào vở. - Lưu ý cho học sinh về Dt trong công thức thu vào là độ tăng nhiệt độ, công thức toả ra là độ giảm nhiệt độ. - Học sinh ghi vào vở QToả ra = Qthu vào Nhiệt lượng toả ra được tính bởi công thức Q = mc Dt , Trong đó t1 - t2. t1 là nhiệt độ ban đầu ; t2 là nhiệt độ cuối - Học sinh chú ý lắng nghe Hoạt động 4: Ví dụ về phương trình cân bằng nhiệt - GV: Yêu cầu HS đọc đề bài ví dụ. - Hường dẫn HS cách dùng kí hiệu để tóm tắt bài toán đổi đơn vị cho phù hợp nếu cần. - GV: Hướng dẫn HS giải bài tập. - Cá nhân học sinh ghi tóm tắt - Học sinh giải bài toán . Hoạt động 5 : Vận dụng , hướng dẫn về nhà - GV: Hướng dẫn HS vận dụng làm câu C1, C2. Nếu còn thời gian làm C3. - GV: Tổ chức cho HS tiến hành TN. - Yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm câu hỏi C2. - GV: Gọi HS lên bảng chữa bài * Hướng dẫn học ở nhà. - Đọc phần có thể em chưa biết. - Làm các bài tập từ 25.1 đến 25.7/ SBT. - Cá nhân học sinh làm theo yêu cầu của giáo viên C1. a/ Kết quả phụ thuộc vào nhiệt độ trong lớp khi giải bài này . b/ Khi nhiệt độ tính được chỉ gần bằng nhiệt độ đo được trong thí nghiệm vì trong khi tính toán ta bỏ qua sự trao đổi nhiệt với các dụng cụ đựng nước và môi trường bên ngoài . C2 Tóm tắt m1 = 0,5kg; m2 = 500g t1 = 800C; t2 = 200C Q = ? (J) Cnước = 4200 J/Kgk; Cđồng = 380 J/kgk Giải Nhiệt lượng nước nhận được bằng nhiệt lượng do đồng toả ra ADCT Q = m1C1 ( t1 - t2) = 0,5 . 380 ( 80 - 20) = 11400(J) Nước nóng lên thêm Dt = = = 5,430C Đáp số : Dt = 5,430C C3 Tóm tắt m2 = 500g; t2 = 130C m1 = 400h; t1 = 1000C t = 200C; Ckim loại = ? J/ kgk C2nước = 4190J/kgk ; Cđồng = 380 J/kgk Giải - Nhiệt lượng của kim loại toả ra ADCT Q = m1C1 ( t1 - t2) = 0,4 . C ( 100 - 20) - Nhiệt lượng nước thu vào Q2 = m2C2 (t - t2) = 0,5 . 4190 ( 20 - 13) - Nhiệt lượng toả ra bằng nhiệt lượng thu vào Q1 = Q2 à 0,4 C ( 100 - 20) = 0,5 . 4190 ( 20 - 13) C = = = 458 (J/ kgk) Đáp số C = 458 J/ Kgk - Cá nhân học sinh về nhà làm theo yêu cầu của giáo viên
Tài liệu đính kèm: