Giáo án môn Vật lý lớp 7 bài 10: Nguồn âm

Giáo án môn Vật lý lớp 7 bài 10: Nguồn âm

BÀI 10: NGUỒN ÂM

I. MỤC TIÊU:

* Về thái độ:

- Nêu được đặc điểm chung của nguồn âm.

- Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp trong cuộc sống.

* Về kỹ năng:

- Làm thí nghiệm để rút ra đặc điểm của nguồn âm.

* Về thái độ:

- Trật tự để làm TN, chú ý nghe giảng.

II. CHUẨN BỊ:

- 1 sợi dây cao su mảnh

- 1 thìa và 1 cốc thủy tinh

- 1 âm thoa và 1 búa cao su.

- Ống nghiệm hoặc lọ nhỏ.

- Vài ba dải lá chuối hoặc vài tờ giấy.

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 923Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý lớp 7 bài 10: Nguồn âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy:	
Tiết PPCT:	
Tuần:	
BÀI 10: NGUỒN ÂM
I. MỤC TIÊU:
* Về thái độ:
- Nêu được đặc điểm chung của nguồn âm.
- Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp trong cuộc sống.
* Về kỹ năng:
- Làm thí nghiệm để rút ra đặc điểm của nguồn âm.
* Về thái độ:
- Trật tự để làm TN, chú ý nghe giảng.
II. CHUẨN BỊ:
- 1 sợi dây cao su mảnh
- 1 thìa và 1 cốc thủy tinh
- 1 âm thoa và 1 búa cao su.
- Ống nghiệm hoặc lọ nhỏ.
- Vài ba dải lá chuối hoặc vài tờ giấy.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Ổn định lớp:
Kiểm tra sỉ số:
Kiểm tra bài cũ: 
Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
* Yêu cầu HS đọc thông báo trang 27 và trả lời câu hỏi: “ Chương âm học nghiên cứu các hiện tượng gì?”
* ĐVĐ: Hằng ngày chúng ta vẫn thường nghe tiếng cười nói, vui vẻ, tiếng đàn du dương, tiếng chim hót líu lo, tiếng ồn ngoài đường phố, chợ búa Chúng ta sống trong thế giới âm thanh. Vậy các em có biết âm thanh được tạo ra như thế nào không? Âm thanh truyền qua những môi trường nào? Các nguồn âm có chung đặc điểm gì? Âm to, âm nhỏ khác nhau ở chỗ nào? Cô sẽ giới thiệu với các em ở Chương 2 Âm Học và bài đầu tiên của chương là “Nguồn Âm”.
Hoạt động 2: Nhận biết nguồn âm.
- Cho HS đọc câu C1, sau đó yêu cầu HS giữ im lặng để trả lời câu C1.
* GV thông báo: Vật phát ra âm gọi là nguồn âm. 
- Cho HS lấy VD về nguồn âm (trả lời câu C2)
- HS đọc câu C1 và giữ im lặng để trả lời câu C1. 
- Nghe thông báo của giáo viên và ghi bài
- HS trả lời câu C2: con chim đang hót, xe cộ đang chạy.
I. Nhận biết nguồn âm.
C1: Tiếng ù do quạt phát ra, tiếng sột soạt khi lật tập, tiếng ô tô chạy
* Vật phát ra âm gọi là nguồn âm.
C2: Đàn ghi ta đang đánh, động cơ đang chạy, con chim đang hót
Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm của nguồn âm
* Yêu cầu HS đọc phần TN để làm TN H10.1 SGK và hỏi: 
- Khi bạn mình kéo căng dây cao su ra thì dây ở trạng thái gì?
- Khi bạn mình dùng ngón tay bật dây cao su thì các em thấy gì và nghe gì?
- Từ đó yêu cầu HS làm câu C3.
* Yêu cầu HS làm TN H10.2. (có thể thay bằng trống) 
- Cho HS làm câu C4.
+ Các em hãy đưa ra phương án để kiểm tra xem thành cốc (mặt trống) có rung động hay không?
- GV: qua 2 TN em hãy cho biết một vật phát ra âm thì khi đó vật như thế nào?
- GV kết luận: vậy sự rung động quanh vị trí cân bằng gọi là dao động.
* GV làm TN H10.3 cho cả lớp xem và yêu cầu HS trả lời câu C5
* Yêu cầu HS rút ra kết luận.
- HS đọc phần TN để làm TN H10.1.
- HS trả lời: dây ở trạng thái đứng yên.
- HS cử đại diện trả lời: thấy dây rung động và nghe tiếng lạch xạch
- HS làm câu C3.
- HS làm TN H10.2 SGK
- HS làm câu C4: Cốc thuỷ tinh phát ra âm. Thành cốc thủy tinh có dao động.
- HS đưa ra phương án : sờ tay vào ly
-HS trả lời cá nhân: Vật rung động quanh vị trí cân bằng.
- HS làm câu C5.
- HS rút ra kết luận
II. Các nguồn âm có chung đặc điểm gì?
1. Thí nghiệm 1(SGK):
C3: Dây cao su chuyển động quanh vị trí cân bằng và phát ra âm.
2. Thí nghiệm 2(SGK):
C4: Cốc thuỷ tinh phát ra âm. Thành cốc thủy tinh có dao động.
- Nhận biết: dùng tay sờ vào thành ly.
3. Thí nghiệm 3(SGK):
C5: Âm thoa có dao động. Áp
sát búa vào nhánh âm thoa: nhánh âm thoa dao động a búa dao động.
* Kết luận: Khi phát ra âm các vật đều dao dộng
Hoạt động 4: Vận dụng – Dặn dò
* Yêu cầu HS làm phương án làm cho tờ giấy và tờ lá chuối phát ra âm thanh. ( Câu C6)
* Yêu cầu HS tìm hiểu xem bộ phận nào phát ra âm trong các nhạc cụ mà em biết. (Câu C7). Các bộ phận đó đang phát ra âm thanh mà muốn dừng lại thì phải làm ntn?
* Yêu cầu HS làm câu C8 và nêu phương án kiểm tra ( đọc phần “có thể em chưa biết”)
* Yêu cầu HS đọc câu C9. GV làm TN, yêu cầu HS chú ý quan sát và lắng nghe để trả lời C9.
* Thổi nắp và thân bút máy, cái nào phát ra âm trầm hơn?
* Dặn dò: Học sinh về nhà học bài và làm các BT trong SBT. Xem bài mới.
- HS làm câu C6.
- HS làm câu C7 : 
+ Đàn ghi ta: dây đàn dao động khi gẩy.
+Trống: mặt trống dao động khi đánh.
- HS làm câu C8.
- HS làm câu C9.
- HS trả lời.(Thân bút phát ra âm trầm hơn nắp bút)
III. Vận dụng.
C6: Cầm 1 góc tờ giấy lắc mạnh. Xé tờ lá chuối hoặc làm thành kèn khi thổi phát ra âm. 
C7: 
- Đàn ghi ta: dây đàn dao động khi gẩy.
- Trống: mặt trống dao động khi đánh.
C8: Kiểm tra bằng cách: dán vài tua giấy mỏng ở miệng lọ sẽ thấy tua giấy rung rung.
C9:
a. Ống nghiệm và nước dao động.
- Ống nhiều nước phát ra âm trầm, ống ít nước phát ra âm bổng.
b. Cột không khí trong ống dao động phát ra âm.
- Ống có cột khí ngắn nhất phát ra âm bỏng nhất.
Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 10 vat ly 7.doc