CHƯƠNG III : ĐIỆN HỌC
TIẾT 19 : SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT
I . Mục tiêu.
1 . Kiến thức : Sau bài này, giáo viên giúp HS :
Biết làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.
Biết được vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác.
2 . Kĩ năng :
Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm vật lí.
3 . Thái độ :
Học tập nghiêm túc, tích cực trong các hoạt động nhóm.
Thích tìm hiểu khám phá thực tế. Có ý thức bảo vệ môi trường.
Ngày soạn : 29/12/2009 Ngày dạy : 31/12/2009 CHƯƠNG III : ĐIỆN HỌC TIẾT 19 : SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT I . Mục tiêu. 1 . Kiến thức : Sau bài này, giáo viên giúp HS : Biết làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát. Biết được vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác. 2 . Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm vật lí. 3 . Thái độ : Học tập nghiêm túc, tích cực trong các hoạt động nhóm. Thích tìm hiểu khám phá thực tế. Có ý thức bảo vệ môi trường. II . Chuẩn bị. 1 . Giáo viên : Tìm hiểu kĩ nội dung bài 17 sgk. Chuẩn bị cho mỗi nhóm những dụng cụ thí nghiệm sau : 1 bút thử điện thông mạch, 1 tấm tôn mỏng, 1 mảnh phim nhựa, 1 thước nhựa, 1 mảnh vải khô. 2 . Học sinh : Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài 17 sgk. III . Hoạt động dạy và học. 1 . Ổn định : 2 . Bài mới Hoạt động học của trò Trợ giúp của giáo viên Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập. - Lắng nghe. Hoạt động 2 : Tìm cách làm nhiễm điện một vật. - Đọc thí nghiệm 1. - Quan sát, lắng nghe. - Làm thí nghiệm theo nhóm, tìm hiểu hiện tượng và báo cáo kết quả theo hướng dẫn của GV. - Kết luận 1 : Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác. - Lắng nghe. - Đọc thí nghiệm 2. - Nêu các bước tiến hành thí nghiệm. - Làm thí nghiệm theo nhóm, tìm hiểu hiện tượng và báo cáo kết quả theo hướng dẫn của GV. - Kết luận 2 : Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện. - Lắng nghe, tiếp thu. Hoạt động 3 : Vận dụng giải thích một số hiện tượng đơn giản trong thực tế. - Đọc C1. - Thảo luận trả lời C1. + C1. Vào những ngày thời tiết khô ráo, khi chải đầu bằng lược nhựa, nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra vì : khi chải, tóc và lược cọ xát vào nhau nên cả hai đều bị nhiễm điện. Do tóc là vật nhẹ lên bị lược hút kéo thẳng ra. - Lắng nghe. - Trả lời C2 , C3 theo yêu cầu của GV. Hoạt động 4 : Tổng kết. + Trả lời câu hỏi của GV. - Đọc ghi nhớ bài. - Đọc mục có thể em chưa biết. - Lắng nghe. - Lắng nghe. - GV đặt vấn đề vào bài :Vào những ngày thời tiết khô ráo, khi chải đầu bằng lựơc nhựa ta thấy lược hút các sợi tóc dựng thẳng ra. Hiện tượng này được giải thích như thế nào? Bài hôm nay sẽ giúp các em hiểu về điều này. - Yêu cầu HS đọc thí nghiệm 1. - GV giới thiệu dụng cụ và các bước tiến hành thí nghiệm. - Cho HS các nhóm làm thí nghiệm tìm hiểu hiện tượng và báo cáo kết quả. Lưu ý HS cọ xát các vật theo một chiều nhất định. - Yêu cầu HS đọc và hoàn thành kết luận 1. - GV nhận xét. - Yêu cầu HS đọc thí nghiệm 2. - Cho HS nêu các bước tiến hành thí nghiệm. - GV cho HS các nhóm làm thí nghiệm và báo cáo kết quả thí nghiệm. - Yêu cầu HS các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và hoàn thành kết luận 2. - GV nhận xét và chốt lại : Các vật sau khi được cọ xát có các tính chất trên được gọi là vật nhiễm điện hay vật mang điện tích. - Yêu cầu 1HS đọc C1. - Cho HS đọc, thảo luận trả lời C1. + H : Vì sao vào những ngày thời tiết khô ráo, khi chải đầu bằng lược nhựa, nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra? - GV nhận xét. - Yêu cầu HS đọc và trả lời C2, C3. + H : Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách nào? Vật bị nhiễm điện có khả năng như thế nào? - Yêu cầu 1HS đọc ghi nhớ bài. - Yêu cầu 1HS đọc mục có thể em chưa biết. - GV giải thích rõ về hiện tượng sấm, sét cũng như tác hại của nó : có thể làm chết người, khi gây ra hoả hoạn thì thải ra các chất độc hại làm ảnh hưởng xấu đến môi trường. Vì vậy khi xây dựng các công trình nhà ở, trường học, bệnh viện cần phải thiết kế các cột thu lôi chống sét. - Về nhà học bài, làm các bài tập trong SBT, xem trước nội dung bài 18 sgk. Nội dung ghi bảng : CHƯƠNG III : ĐIỆN HỌC TIẾT 19 : SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT I . Vật nhiễm điện. Thí nghiệm 1 : sgk. Kết luận 1 : có khả năng hút Thí nghiệm 2 : sgk. Kết luận 2 : làm sáng Các vật sau khi bị cọ xát có hai tính chất trên gọi là vật bị nhiễm điện hay vật mang điện tích. II. Vận dụng. C1. Khi chải đầu bằng lược nhựa, nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra vì : khi chải, tóc và lược cọ xát vào nhau nên cả hai đều bị nhiễm điện. Do tóc là vật nhẹ lên bị lược hút kéo thẳng ra. C2. C3. Vì khi đó kính, màn hình ti vi, mặt gương bị nhiễm điện và có khả năng hút các bụt vải nhỏ. Ghi nhớ : sgk. Rút kinh nghiệm :
Tài liệu đính kèm: