Giáo án môn Vật lý lớp 7 tiết 23: Sơ đồ mạch điện – chiều dòng điện

Giáo án môn Vật lý lớp 7 tiết 23: Sơ đồ mạch điện – chiều dòng điện

TIẾT 23 : SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN – CHIỀU DÒNG ĐIỆN

I . Mục tiêu.

1 . Kiến thức : Sau bài này, giáo viên giúp HS :

Biết được một số kí hiệu mạch điện.

Biết được quy ước chiều dòng điện.

2 . Kĩ năng :

Vẽ được sơ đồ mạch điện.

Xác định được chiều dòng điện trong sơ đồ.

3 . Thái độ : Học tập nghiêm túc, tích cực trong các hoạt động nhóm.

 

doc 5 trang Người đăng vultt Lượt xem 938Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý lớp 7 tiết 23: Sơ đồ mạch điện – chiều dòng điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 26/01/2010
Ngày dạy : 28/01/2010
TIẾT 23 : SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN – CHIỀU DÒNG ĐIỆN
I . Mục tiêu.
1 . Kiến thức : Sau bài này, giáo viên giúp HS :
Biết được một số kí hiệu mạch điện.
Biết được quy ước chiều dòng điện.
2 . Kĩ năng :
Vẽ được sơ đồ mạch điện.
Xác định được chiều dòng điện trong sơ đồ.
3 . Thái độ : Học tập nghiêm túc, tích cực trong các hoạt động nhóm.
II . Chuẩn bị.
1 . Giáo viên :
Tìm hiểu kĩ nội dung bài 21 sgk.
Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS những dụng cụ thí nghiệm sau : bảng điện, nguồn điện, bóng đèn sợi đốt, dây dẫn, khóa K.
2 . Học sinh : Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài 21 sgk.
III . Hoạt động dạy và học.
1 . Ổn định :
2 . Bài cũ :
KIỂM TRA 15 PHÚT
Nội dung kiểm tra :
+ Bài 17 : Sự nhiễm điện do cọ xát.
+ Bài 18 : Hai loại điện tích.
+ Bài 19 : Dòng điện – Nguồn điện.
+ Bài 20 : Chất dẫn điện, chất cách điện. Dòng điện trong kim loại.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
 Bậc nhận 
 thức
Nội dung
Biết
Hiểu
Vận dụng
Điểm
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Bài 17 : Sự nhiễm điện do cọ xát.
3x0.5đ
1x1.5đ
1.5đ
1.5đ
Bài 18 : Hai loại điện tích.
3x0.5đ
1.5đ
Bài 19 : Dòng điện – Nguồn điện.
2x0.5đ
1đ
Bài 20 : Chất dẫn điện, chất cách điện. Dòng điện trong kim loại.
1x0.5đ
1x3.5đ
1x0.5đ
1đ
3.5đ
Tổng 
4.5đ
3.5đ
0.5đ
1.5đ
5đ
5đ
NỘI DUNG ĐỀ
A . Trắc nghiệm.
I . Khoanh tròn câu trả lời em chọn :
Câu 1. Dùng mảnh vải khô để cọ xát, thì có thể làm cho vật nào dưới đây bị nhiễm điện?
A . Một ống bằng gỗ.	; 	B . Một ống bằng thép.
C . Một ống bằng giấy. 	; 	D . Một ống bằng nhựa.
Câu 2. Đang có dòng điện chạy trong vật nào dưới đây?
A . Một mảnh nilông đã được cọ xát.	;	B . Chiếc pin tròn được đặt tách riêng trên bàn.
C . Đồng hồ dùng pin đang chạy.	; 	D . Chiếc quạt khi không hoạt động.
Câu 3. Vật nào sau đây là vật dẫn điện.
A . Một đoạn ruột bút chì. 	; 	B . Một đoạn dây nhựa.
C . Một đoạn gỗ khô.	; 	D . Thanh thuỷ tinh.
Câu 4. Thiết bị nào sau đây là nguồn điện ?
A . Quạt máy.	; 	B . Aùc quy.	;	C . Bếp lửa.	; 	D . Đèn pin.
Câu 5. Trong các vật dưới đây, vật nào có các êlectrôn tự do.
A . Thanh đồng. 	; 	B . Thanh thuỷ tinh.	;	C . Thanh nhựa. 	;	D . Thanh sứ.
II . Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau :
Nhiều vật sau khi được  có khả năng  các vật khác.
Có  loại điện tích. Các vật mang điện tích cùng loại thì  Các vật mang điện tích  thì hút nhau.
B . Tự luận.
Câu 1. 
Thế nào là chất dẫn điện? Chất cách điện?
Dòng điện trong kim loại là gì?
Câu 2. Dùng mảnh lụa cọ xát thanh thuỷ tinh, mảnh lụa nhiễm điện tích dương hay âm? Vì sao?	
3 . Bài mới 
Hoạt động học của trò
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập.
- Lắng nghe.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu sơ đồ mạch điện.
- Tìm hiểu kí hiệu một số bộ phận mạch điện trong sgk.
- Quan sát mạch điện hình 19.3 sgk theo yêu cầu của GV.
- Vẽ sơ đồ mạch điện theo hướng dẫn của GV.
C1. 
K 
- Vẽ sơ đồ mạch điện khác với mạch điện đã vẽ ở C1 theo yêu cầu của GV, hoàn thành C2.
- Lắp mạch điện theo sơ đồ, hoàn thành C3.
- Lắng nghe.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu quy ước chiều dòng điện.
- Lắng nghe, tiếp thu.
- Phát biểu quy ước chiều dòng điện.
+ C4. Chiều dịch chuyển có hướng của các elêctrôn tự do trong kim loại ngược với quy ước chiều dòng điện.
- Vẽ mũi tên chỉ chiều dòng điện trong các sơ đồ mạch điện hình 21.1 sgk.
- Lắng nghe.
Hoạt động 4 : Vận dụng - tổng kết.
- Đọc C6.
+ C6. 
a) Gồm 2 chiếc pin mắc nối tiếp. Thông thường cực dương được mắc về phía đầu của đèn pin. 
K 
b) Vẽ sơ đồ mạch điện của đèn pin.
- Đọc ghi nhớ bài.
- Đọc mục có thể em chưa biết.
- Lắng nghe.
- GV giới thiệu : Trong các mạch điện phức tạp như : mạch điện gia đình, mạch điện điện tivi  vv. Các thợ điện căn cứ vào đâu để lắp đặt. Quy ước chiều dòng điện như thế nào? Bài hôm nay sẽ giúp các em hiểu về điều này.
- Cho HS đọc thông tin tìm hiểu kí hiệu một số bộ phận mạch điện trong sgk.
- Yêu cầu HS quan sát mạch điện hình 19.3 sgk.
- Từ những kí hiệu HS đã tìm hiểu, GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ mạch điện của mạch điện hình 19.3.
- GV theo dõi, uốn nắn cho HS.
- Yêu cầu một vài HS lên bảng vẽ sơ đồ mạch điện khác với mạch điện đã vẽ ở C1.
- Từ mạch điện đã vẽ ở C2, yêu cầu HS lắp mạch điện theo sơ đồ.
- GV nhận xét và chốt lại : từ mạch điện ta có thể vẽ sơ đồ, và từ sơ đồ mạch điện ta có thể lắp mạch điện tương ứng.
- GV giới thiệu quy ước chiều dòng điện như trong sgk.
- Yêu cầu một vài HS nhắc lại quy ước chiều dòng điện.
+ H : Em có nhận xét gì về quy ước chiều dòng điện và chiều dịch chuyển có hướng của các elêctrôn tự do trong kim loại?
- Yêu cầu HS đọc và hoàn thành C5.
- GV nhận xét.
- Yêu cầu HS quan sát hình 21.1 sgk, đọc và trả lời C6.
+ H : Nguồn điện của đèn pin gồm mấy chiếc pin? Thông thường cực dương được mắc về phía đầu hay cuối của đèn pin?
+ H : Hãy vẽ sơ đồ mạch điện của đèn pin, và vẽ mũi tên chỉ chiều dòng điện trong sơ đồ?
- GV nhận xét.
- Yêu cầu 1HS đọc ghi nhớ bài.
- Yêu cầu 1HS đọc mục có thể em chưa biết
- Về nhà học bài, làm các bài tập trong SBT, xem trước nội dung bài 22 sgk. 
Nội dung ghi bảng :
TIẾT 23 : SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN – CHIỀU DÒNG ĐIỆN
I . Sơ đồ mạch điện.
1 . Kí hiệu một số bộ phận mạch điện. sgk.
K 
2. Sơ đồ mạch điện.
C1. 
C2.
C3.
II . Chiều dòng điện.
* Quy ước chiều dòng điện. sgk 
C4. Ngược chiều nhau.
C5. 
III. Vận dụng.
C6.
a) Gồm 2 chiếc pin mắc nối tiếp. Thông thường cực dương được mắc về phía đầu của đèn pin. 
K 
b) Sơ đồ mạch điện của đèn pin.
Ghi nhớ : sgk.
Rút kinh nghiệm :
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI KIỂM TRA
A . Trắc nghiệm : 5đ.
Phần I. 2.5đ. mỗi câu chọn đúng được : 0.5đ
Câu 1 : D	;	Câu 2 : C	; 	Câu 3 : A	;	Câu 4 : B	;	Câu 5 : A
Phần II. 2.5đ. Mỗi ý đúng được : 0.5đ
a) 	cọ xát 	;	hút	b) 	hai	; 	đẩy nhau	; 	khác loại	
B. Tự luận : 5đ
Câu 1 : 3.5đ
2đ. Mỗi ý đúng được 1đ.
1,5đ. Phát biểu đúng quy ước.
Câu 2. 1.5đ
Mảnh lụa nhiễm điện âm : 0.5đ.
Giải thích : 1đ
THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG BÀI KIỂM TRA
Lớp
SS
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Điểm > 5
SL 
%
7A1
7A3
7A5
Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 23.doc