Giáo án môn Vật lý lớp 7 tiết 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

Giáo án môn Vật lý lớp 7 tiết 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

TIẾT 5 : ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG

I . Mục tiêu.

1 . Kiến thức : Sau bài này GV giúp HS :

Biết được các tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng.

Giải thích được sự tạo thành ảnh của gương phẳng.

2 . Kĩ năng :

Vận dụng tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng để vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.

3 . Thái độ : Học tập nghiêm túc, tích cực trong các hoạt động nhóm.

II . Chuẩn bị.

1 . Giáo viên :

Tìm hiểu kĩ nội dung bài 5 sgk.

Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS dụng cụ sau : tấm kính trong suốt có giá đỡ, màn hứng.

2 . Học sinh : Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài 5 sgk.

 

doc 6 trang Người đăng vultt Lượt xem 1149Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý lớp 7 tiết 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :15/9/2009
Ngày dạy : 17/9/2009
TIẾT 5 : ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG
I . Mục tiêu.
1 . Kiến thức : Sau bài này GV giúp HS :
Biết được các tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng.
Giải thích được sự tạo thành ảnh của gương phẳng.
2 . Kĩ năng :
Vận dụng tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng để vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
3 . Thái độ : Học tập nghiêm túc, tích cực trong các hoạt động nhóm.
II . Chuẩn bị.
1 . Giáo viên :
Tìm hiểu kĩ nội dung bài 5 sgk.
Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS dụng cụ sau : tấm kính trong suốt có giá đỡ, màn hứng.
2 . Học sinh : Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài 5 sgk.
III . Hoạt động dạy và học.
1 . Ổn định :
2 . Bài cũ : 	KIỂM TRA 15 PHÚT 
Nội dung kiểm tra :
+ Nhận biết ánh sáng, vật sáng.
+ Định luật truyền thẳng ánh sáng. 
+ Định luật phản xạ ánh sáng. Ưùng dụng định luật.
MA TRẬN ĐỀ
 Bậc nhận 
 thức
Nội dung
Biết
Hiểu
Vận dụng
Điểm
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Bài 1 : Nhận biết ánh sáng-Nguồn sáng và vật sáng.
2x1đ
2đ
Bài 2 : Sự truyền ánh sáng.
1x1đ
1đ
Bài 4 : Định luật phản xạ ánh sáng.
1x1đ
1x2đ
1x1đ
1x3đ
2đ
5đ
Tổng 
3đ
2đ
2đ
3đ
5d
5đ
A . Trắc nghiệm.
Câu 1. Để nhìn thấy một vật :
A . Vật ấy phải được chiếu sáng.	B . Vật ấy phải là nguồn sáng.
C . Phải có các tia sáng đi từ vật đến mắt ta.	D . Vật vừa là nguồn sáng, vừa là vật sáng.
Câu 2. Trong môi trường trong suốt nhưng không đồng tính thì ánh sáng :
A . Luôn truyền theo đường thẳng.	C . Luôn truyền theo đường gấp khúc.	
B . Luôn truyền theo một đường cong.	D . Có thể truyền theo đường cong hoặc đường gấp
 	 khúc.
Câu 3. Hãy chỉ ra vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?
A . Ngọn nến đang cháy. 	B . Đèn ống đang sáng.
C . Mặt Trời. 	D . Mặt Trăng.
Câu 4. Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ hợp với tia tới một góc 600. Tìm giá trị góc phản xạ trong các giá trị sau:
A . 200 	B. 300	C. 600	D. 1200
Câu 5. Vật nào dưới đây được coi là gương phẳng?
A . Tờ giấy trắng và phẳng.	B . Mặt bàn gỗ.
C . Mặt nước yên lặng.	D . Mặt tường bêtông.
B . Tự luận.
Câu 1. Phát biểu nội dung định luật phản xạ ánh sáng?
Hãy vẽ tia phản xạ IR tương ứng.
Tính giá trị góc tới và góc phản xạ.
S 
I 
Câu 2. Cho tia sáng SI đến gương phẳng như hình vẽ.
3 . Bài mới :
Hoạt động học của trò
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập.
- Lắng nghe.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng. 
- Quan sát hình 5.2 sgk và đọc phần thí nghiệm theo yêu cầu của GV.
- Làm thí nghiệm theo hướng dẫn của GV, thảo luận trả lời C1.
+ C1. Kết luận : Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và gọi là ảnh ảo.
- Quan sát, lắng nghe.
- Làm thí nghiệm kiểm tra độ lớn của ảnh so với độ lớn của vật theo hướng dẫn cảu GV.
+ C2. Kết luận : Độ lớn của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật.
- Làm thí nghiệm kiểm tra khoảng cách từ ảnh đến gương so với khoảng cách từ vật tới gương theo hướng dẫn của GV.
+ C3. Kết luận : Điểm sáng và ảnh của nó tạo bởi gương phẳng cách gương một khoảng bằng nhau.
- Lắng nghe.
Hoạt động 3 : Giải thích sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng. 
- Quan sát hình 5.4 sgk và đọc C4 theo yêu cầu của GV.
- Quan sát.
- Vẽ ảnh của vật tạo bởi gương phẳng theo hướng dẫn của GV.
-Vẽ các tia phản xạ tương ứng với các tia tới theo yêu cầu của giáo viên.
N1 
i’ 
I 
S 
N 
R 
i
R1 
I1 
i1
i1’ 
S’ 
- Nhận xét về các đường kéo dài của các tia phản xạ theo yêu cầu của GV.
- Giải thích vì sao nhìn thấy ảnh S’ mà không hứng được ảnh S’ trên màn chắn theo hướng dẫn của GV.
- Hoàn thành kết luận theo yêu cầu của GV.
+ Kết luận :Ta nhình thấy ảnh ảo S’ vì các tia phản xạ lọt vào mắt có đường kéo dài đi qua ảnh S’.
- Lắng nghe, tiếp thu. 
Hoạt động 4 : Vận dụng – Tổng kết.
- Quan sát, hoàn thành C5 theo hướng dẫn của GV.
- Lắng nghe.
+ C6. Bóng của cái tháp lộn ngược xuống nước vì chân tháp ở dưới nước, đỉnh tháp ở xa mặt đất nên ảnh của đỉnh tháp cũng ở xa đất và ở phíabên kia gương phẳng, tức là ở dưới mặt nước.
- Lắng nghe.
- Đọc ghi nhớ bài.
- Lắng nghe.
- GV giới thiệu : Hàng ngày chúng ta soi gương thấy ảnh của mình trong gương. Giải thích như thế nào về sự tạo ảnh của gương phẳng? Vẽ ảnh của vật tạo bởi gương phẳng như thế nào? Bài hôm nay sẽ giúp các em biết về điều này.
- Yêu cầu HS quan sát hình 5.2 sgk và đọc phần thí nghiệm.
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm trả lời C1.
+ H : Ảnh tạo bởi gương phẳng có hứng được trên màn chắn không? Ảnh này được gọi như thế nào?
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm kiểm tra độ lớn của ảnh so với độ lớn của vật.
- Cho HS các nhóm làm thí nghiệm.
+ H : Độ lớn của ảnh so với độ lớn của vật như thế nào?
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm kiểm tra khoảng cách từ ảnh đến gương so với khoảng cách từ vật tới gương.
+ H : Khoảng cách từ ảnh đến gương có bằng khoảng cách từ vật đến gương không?
- GV nhận xét và chốt lại về tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng.
- Yêu cầu HS quan sát hình 5.4 sgk và đọc C4.
- GV vẽ hình 5.4 lên bảng.
- Yêu cầu 1 HS lên vẽ ảnh của điểm sáng S qua gương phẳng bằng cách vận dụng tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng.
- Yêu cầu 1 HS lên vẽ các tia phản xạ dựa vào định luật phản xạ ánh sáng.
- Từ hình vẽ, GV kéo dài các tia phản xạ và yêu cầu HS nhận xét về đường kéo dài của các tia phản xạ.
- Dựa vào hình vẽ, GV hướng dẫn HS giải thích vì sao ta nhìn thấy ảnh S’ mà không hứng được ảnh S’ trên màn chắn. 
- Yêu cầu HS hoàn thành phần kết luận.
- GV nhận xét mở rộng cho HS : Ảnh của một vật là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật. Do đó cách vẽ ảnh của một vật tương tự như vẽ ảnh của một điểm.
- Yêu cầu HS quan sát hình 5.5 sgk, đọc C5.
- GV hướng dẫn HS hoàn thành C5.
- Lưu ý HS : ảnh là ảnh ảo nên vẽ bằng nét đứt.
+ H : Em giải thích thắch mắc đầu bài của bạn Lan như thế nào?
- GV nhận xét.
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ bài. 
- Về nhà học bài, làm các bài tập trong SBT. Xem trước nội dung bài thực hành.
Nội dung ghi bảng :
TIẾT 5 : ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG
I . Tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng.
Thí nghiệm : sgk.
1 . Ảnh tạo bởi gương phẳng có hứng được trên màn chắn không?
C1. 
Kết luận : không
2 . Độ lớn của ảnh có bằng độ lớn của vật không?
C2.
Kết luận : bằng
3 . So sánh khoảng cách từ ảnh đến gương với khoảng cách từ vật đến gương.
C3. 
Kết luận : bằng
II . Giải thích sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng.
N1 
i’ 
I 
S 
N 
R 
i
R1 
I1 
i1
i1’ 
S’ 
d/ Mắt ta nhìn thấy ảnh S’ vì các tia phản xạ lọt vào mắt coi như đi thẳng từ S’ đến mắt. Không hứng được S’ trên màn chắn vì chỉ có đường kéo dài của các tia phản xạ gặp nhau ở S’ chứ không có ánh sánh thật đến S’.
Kết luận : đường kéo dài
C4. 
B
A
B’
A’
III . Vận dụng.
C5. 
C6. 
Ghi nhớ : sgk.
Rút kinh nghiệm :
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI KIỂM TRA
A . Trắc nghiệm : 5đ, mỗi câu 1đ.
	Câu 1 : C	Câu 2 : D	Câu 3 : D 	Câu 4 : B	Câu 5 : C
B . Tự luận : 5đ.
Câu 1 : 2đ, mỗi ý 1đ.
Câu 2 : 3đ.
Vẽ được tia phản xạ : 1đ.
Tính được góc phản xạ, góc tới : 2đ, mỗi ý 1đ.
THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG BÀI KIỂM TRA
Lớp
SS
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Điểm > 5
SL 
%
7A1
7A3
7A5
Rút kinh nghiệm :
Trường THCS Lê Lợi
Tổ : Lí – Công Nghệ
Ngày  tháng 9 năm 2008
Kiểm tra 15 phút
Môn : Vật Lý 7
Họ và Tên
................................................
Lớp :7A...
Điểm
Nhận xét của thầy cô giáo
................................................
................................................
................................................
A . Trắc nghiệm.
Câu 1. Để nhìn thấy một vật :
A . Vật ấy phải được chiếu sáng.	B . Vật ấy phải là nguồn sáng.
C . Phải có các tia sáng đi từ vật đến mắt ta.	D . Vật vừa là nguồn sáng, vừa là vật sáng.
Câu 2. Trong môi trường trong suốt nhưng không đồng tính thì ánh sáng :
A . Luôn truyền theo đường thẳng.	C . Luôn truyền theo đường gấp khúc.	
B . Luôn truyền theo một đường cong.	D . Có thể truyền theo đường cong hoặc đường gấp
 	 khúc.
Câu 3. Hãy chỉ ra vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?
A . Ngọn nến đang cháy. 	B . Đèn ống đang sáng.
C . Mặt Trời. 	D . Mặt Trăng.
Câu 4. Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ hợp với tia tới một góc 600. Tìm giá trị góc phản xạ trong các giá trị sau:
A . 200 	B. 300	C. 600	D. 1200
Câu 5. Vật nào dưới đây được coi là gương phẳng?
A . Tờ giấy trắng và phẳng.	B . Mặt bàn gỗ.
C . Mặt nước yên lặng.	D . Mặt tường bêtông.
B . Tự luận.
Câu 1. Phát biểu nội dung định luật phản xạ ánh sáng?
Hãy vẽ tia phản xạ IR tương ứng.
Tính giá trị góc tới và góc phản xạ.
S 
I 
Câu 2. Cho tia sáng SI đến gương phẳng như hình vẽ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 5.doc