Giáo án nghề Tin học đại cương

Giáo án nghề Tin học đại cương

CHƯƠNG I : KHÁI NIỆM VỀ TIN HỌC VÀ MÁY VI TÍNH

I. THÔNG TIN

1. Thông tin : Thông tin là 1 khái niệm trừu tượng mô tả những gì đem lại hiểu biết, nhận thức cho con người cũng như các sinh vật khác.

- Thông tin tồn tại khách quan. Thông tin có thể tạo ra, phát sinh, truyền đi, lưu trữ, chọn lọc. Thông tin cũng có thể bị méo mó, sai lệch đi do nhiều tác động hay do người xuyên tạc.

2. Các dạng của thông tin

- Dạng văn bản.

- Dạng số liệu.

- Dạng âm thanh.

- Dạng hình ảnh.

- Dạng hình vẽ, biểu tượng.

 

doc 35 trang Người đăng vultt Lượt xem 1296Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án nghề Tin học đại cương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chương i : khái niệm về tin học và máy vi tính
I. Thông tin 
1. Thông tin : Thông tin là 1 khái niệm trừu tượng mô tả những gì đem lại hiểu biết, nhận thức cho con người cũng như các sinh vật khác.
- Thông tin tồn tại khách quan. Thông tin có thể tạo ra, phát sinh, truyền đi, lưu trữ, chọn lọc. Thông tin cũng có thể bị méo mó, sai lệch đi do nhiều tác động hay do người xuyên tạc.
2. Các dạng của thông tin
Dạng văn bản.
Dạng số liệu.
Dạng âm thanh.
Dạng hình ảnh.
Dạng hình vẽ, biểu tượng.
3. Đơn vị đo thông tin :
- Để biểu diễn thông tin trên máy tính người ta sử dụng mã nhị phân, thể hiện hai trạng thái đóng - hở mạch điện, tương ứng với 0 và 1.
- Đơn vị cơ bản dùng để đo lượng thông tin gọi là bít.
1 byte = 8 bit
tên gọi
viết tắt
Giá trị
Kilo Byte
KB
210 Byte ( 1024 Byte )
Mega Byte
MB
210 KB ( 1024 KB )
Giga Byte
GB
210 MB ( 1024 MB )
Tetra Byte
TB
210 GB ( 1024 GB )
4. Phân loại và mã hoá thông tin.
a. Phân loại thông tin:
Thông tin được chia làm hai loại :
+ Thông tin liên tục : đặc trưng cho các đại lượng mà số lượng các giá trị có thể tiếp nhận là vô hạn.
+ Thông tin rời rạc: đặc trưng cho các đại lượng mà số lượng các giá trị có thể kể ra được.
b. Mã hoá thông tin 
- Mã hoá thông tin chính là con đường chuyển thông tin thành dữ liệu.
- Sử dụng hai mã 0 và 1 để biểu diễn thông tin.
5. Xử lý thông tin :
- Xử lý thông tin là tìm ra những dạng thể hiện mới của thông tin phù hợp với mục đích sử dụng.
- Xử lý thông tin bằng máy tính là xử lý dạng của thông tin, thể hiện dưới dạng tín hiệu điện mô phỏng việc xử lý để đạt tới việc thể hiện ngữ nghĩa.
II. Hệ đếm và các hệ đếm thường dùng trong tin học 
1. Hệ đếm : tập các ký hiệu và qui tắc sử dụng tập ký hiệu đó để biểu diễn và xác định giá trị các số.
+ Có 2 loại hệ đếm : 
- Hệ đếm không theo vị trí : mỗi ký hiệu biểu thị một giá trị cụ thể 
vd : Hệ đếm La mã
- Hệ đếm theo vị trí :
+ Hệ đếm thập phân : ( hệ đếm 10 ) sử dụng tập 10 ký hiệu là các số 0 – 9.
+ Hệ đếm nhị phân : là hệ đếm cơ số 2 với hai chữ số 0 và 1.
+ Hệ đếm bát phân ( octal ) : sử dụng 8 chữ số từ 0 – 7 để biểu diễn các số.Vì vậy mỗi một chữ số hệ 8 tương đương với số nhị phân 3 bít ( 8 = 23 )
+ Hệ đếm Hexa ( hệ 16 ) : Sử dụng các ký hiệu 0 – 9, A, B, C, D, E, F. Một số hexa tương đương với 1 cụm 4 chữ số nhị phân ( 4 bit ) vì 24 = 16.
Bảng chuyển đổi 
Hệ 10 ( thập phân )
Hệ 2 ( nhị phân )
Hệ 8 ( Octal )
Hệ 16 ( Hexa )
0
0000
00
0
1
0001
01
1
2
0010
02
2
3
0011
03
3
4
0100
04
4
5
0101
05
5
6
0110
06
6
7
0111
07
7
8
1000
10
8
9
1001
11
9
10
1010
12
A
11
1011
13
B
12
1100
14
C
13
1101
15
D
14
1110
16
E
15
1111
17
F
2. Biến đổi biểu diễn số 
a. Hệ đếm cơ số 10 : sử dụng tập 10 ký hiệu là các số 0 – 9. Trọng số của hai hàng liền nhau hơn kém nhau 10 lần, vị trí của chữ số trong một số xác định giá trị của nó bằng cách nhân giá trị của chữ số với giá trị của trọng số.
vd : 1989,23 cần được hiểu là một số có 6 chữ số có giá trị bằng :
= 1.103 + 9.102 + 8.101 + 9.100 + 2.10-1 + 3.10-2
Giá trị	Trọng số của
hàng nghìn = 1	hàng nghìn : 103
b. Hệ đếm cơ số 2 – nhị phân : Chỉ có hai số là 0 và 1 . Người ta gọi một số nhị phân là Bit.
vd dãy số 1000 1011 là dãy nhị phân 8 bit
có giá trị bằng : 1.27 + 0.26 + 0.25 +0.24 + 1.23 + 0.22 + 1.21 + 1.20 
	 = 1.27 + 1.23 + 1.2 1 + 1.20 = 128 + 8 + 2 +1= 139.
Một số viết dưới dạng hệ nhị phân ( chỉ số dưới là 2 mô tả tường minh cơ số 2 ) 
vd : 10011.012 
3. Biến đổi biểu diễn số ở hệ đếm thập phân sang sang hệ đếm cơ sở số bất kỳ.
a. Biến đổi từ hệ thập phân ( hệ 10 ) sang hệ nhị phân 
+ Thuật toán : Lấy số hệ thập phân chia liên tiếp cho 2 đến khi kết quả bằng 0 thì dừng lại và lấy số dư. Kết quả cuối cùng là dãy số nhị phân được lấy bởi số dư tính từ dưới lên.
vd : Biến đổi số 13 sang hệ nhị phân
	13 2
	1 6 2
	 0 3 2
 	 1	 1 2
 1 0
Số 13 viết trong hệ nhị phân là : 1101. 
vd : Đổi các số sau sang hệ nhị phân : 134, 256, 341, 56, 98, 28.
* Biến đổi phần thập phân 
+ Thuật toán lấy phần thập phân nhân liên tiếp với 2 cho đến khi phần thập phân của tích bằng 0 thì dừng lại.Kết quả ( lấy từ trên xuống ) của phần nguyên của phép nhân.
* Chú ý : phép biến đổi có thể là vô hạn (ta có thể lấy phần thập phân xác định ).
vd1 : biến đổi 0.67875 sang hệ nhị phân ( lấy 4 chữ số TP )
Thực hiện phép nhân
kết quả
hệ số
0.67875 x 2
1.3575
1
0.3575 x 2
0.715
0
0.715 x 2
1.43
1
0.43 x 2
0.86
0
Vậy 0.6787510 = 0.10112
vd 2 biến đổi 0.35 sang hệ nhị phân ( lấy 5 chữ số thập phân )
Thực hiện phép nhân
kết quả
hệ số
0.35 x 2
0.7
0
0.7 x 2
1.4
1
0.4 x 2
0.8
0
0.8 x 2
1.6
1
0.6 x 2 
1.2
1
......
......
......
Vậy 0.3510 = 0.010112
* Biến đổi số 13.35 sang hệ nhị phân ( lấy 5 chữ số thập phân )
13.3510 = 1101.010112
b.Biến đổi từ hệ thập phân sang hệ bát phân (hệ 8 hay octal) : Tương tự như biến đổi từ hệ thập phân sang hệ nhị phân ( chia cho 8 và lấy phần dư ).
c. Biến đổi từ hệ thập phân sang hệ hexa ( hệ 16 )
- Thuật toán : Lấy số hệ thập phân chia liên tiếp cho 16 đến khi kết quả bằng 0 thì dừng lại và lấy số dư. Kết quả cuối cùng là dãy số được lấy bởi số dư tính từ dưới lên.
+ Qui định khi chuyển sang hệ hexa có chữ H ở cuối.
vd: Đổi số 254 sang hệ hexa.
254 16
 14 15 16
 15	 0
 b0 b1	b0 = 14 trong hệ Hexa biểu diễn bằng chữ số E
	b1 = 15 trong hệ Hexa biểu diễn bằng chữ số F
Vậy số 254 chuyển sang hệ 16 là FEH.
vd2 : Biến đổi các số 234, 34, 45, 67, 125 sang hệ hexa.
vd : 0.3510 sang hệ hexa = 0.59h
4. Biến đổi từ một hệ bất kỳ sang hệ thập phân
a. Biến đổi từ hệ nhị phân sang hệ thập phân.
- Cách đổi : Căn cứ vào dãy số nhị phân n bit có dạng:
	ababab ( a, b có các giá trị là 0 hoặc là 1 )
	gồm n bit ( n bit là tổng các số 0 và 1 )
- Sau đó tiến hành tính tổng phép nhân từng bit với 2n-1 cho đến bit cuối cùng ( nhân với 20).
vd : 1101 0101 ( n =8)
= 1.27 + 1.26 + 0.25 + 1.24 + 0.23 +1.22 +0.21 +1.20 =128 +64 +16 +4 +1 =213
vd : Đổi các số nhị phân sau sang hệ thập phân : 
1100 1011, 1010 0110, 1000 1110, 1110 1100 1001, 1000 0011 0010
* Đổi phần thập phân của hệ nhị phân sang hệ thập phân
- Căn cứ vào n bit của phần thập phân của một số nhị phân ta tiến hành như sau: Tính tổng phép nhân từng bit với 2-1 cho đến 2-n.
vd : Đổi phần thập phân của số 1110.1101 sang hệ thập phân
Ta thấy .1101 có n =4 khi đó:
 1101 =1.2-1+1.2-2+0.2-3+1.2-4=
vd : Đổi số 1111.1101 sang hệ thập phân 
B1: Đổi phần nguyên là : 1111=1.23 + 1.22 +1.21 +1.20 = 15
B2: Đổi phần thập phân là : 1101 = 0.8125 
Vậy 1111.1101 = 15.8125
vd : Đổi các số sau sang hệ thập phân : 1001.0011, 1011.1111, 1100.0101.
5. Số học nhị phân 
a. Các phép tính số học cơ bản trong hệ nhị phân.
+ Phép cộng :
Bảng cộng :
x
y
x+ y
0
0
0
0
1
1
1
0
1
1
1
10
vd :
	110011010 	110101100	
 + 11001001	 +	100011010
 1001100011	 1011000110
Bảng trừ : 
x
y
x- y
0
0
0
1
0
1
1
1
0
10
1
1
vd :	1010100011	10001
	 - 11001001 	 - 1011
	 111011010	 110
+ Phép nhân:
Bảng nhân : 
x
y
x* y
0
0
0
0
1
0
1
0
0
1
1
1
1101
 x 101
	1101
+	 0
 1101
 1000001
+ Phép chia : suy ra từ phép nhân và phép trừ nói trên.
vd : 1000001 1101
( không dư)
vd : 11010011 1010
 10101
 ( dư 1 ) 
II. Tin học và công nghệ thông tin
Khái niệm: 
- Tin học (Informatics) được định nghĩa là ngành khoa học nghiờn cứu về caauss trỳc, tớnh chất của thụng tin từ đú đưa ra cỏc mụ hỡnh mụ tả thụng tin và phương phỏp xử lớ thụng tin thực hiện trờn mỏy tớnh.
- Cụng nghệ thụng tin: Bao gồm cỏc hoạt động cụng nghệ mà nội dung là xử lớ thụng tin bằng cỏc phương tiện điện tử, từ việc thu thập lưu trữ, chế biến truyền thụng và sử dụng thụng tin trong sản xuất kĩ thuật, đời sống kinh tế, bao gồm nhiều lĩnh vực như: Điện tử, tin học, bưu chớnh viễn thụng, tự động húa sản xuất
2. Ứng dụng của tin học
Tin học hiện đang được ứng dụng rộng rói trong tất cả cỏc ngành nghề khỏc nhau của xó hội từ khoa học kỹ thuật, y học, kinh tế, cụng nghệ sản xuất đến khoa học xó hội, nghệ thuật,... như: 
- Tự động hóa công tác văn phòng
- Thống kê
- Công nghệ thiết kế
- Giáo dục
- Quản trị kinh doanh
- An ninh quốc phòng
 	Đặc biệt ngày nay với việc ứng dụng internet nhân loại đang được hưởng lợi từ những dịch vụ mới như: Thư điện tử, thư viện điện tử, E-Learning, thương mại điện tử, chính phủ điện tử
III. Máy tính điện tử 
1. Kiến trúc chung của máy tính 
- Máy tính gồm có hai phần :
+ Phần cứng: là toàn bộ các thiết bị điện tử và cơ khí của máy tính.
+ Phần mềm: là các chương trình chạy trên máy tính.
 Các bộ phận cơ bản của máy tính:
- Khối xử lý trung tâm CPU.
- Bộ nhớ trong : RAM, ROM.
- Bộ nhớ ngoài : đĩa mềm, đĩa cứng.
- Các thiết bị vào : bàn phím, chuột, máy quét...
- Các thiết bị ra : màn hình, máy in, máy vẽ .... 
a) Khối xử lý trung tâm – CPU (central Proccessing Unit)
CPU là bộ chỉ huy của máy tính. Nó có nhiệm vụ thực hiện các phép tính số học và logic, đồng thời điều khiển các quá trình thực hiện các lệnh. CPU có 3 bộ phận chính: khối tính toán số học và locgic, khối điều khiển và 1 số thanh ghi.
b) Bộ nhớ trong
	Gồm 2 loại:
+) RAM (Random Access Memory): là bộ nhớ mà khi máy tính hoạt động ta có thể ghi vào, đọc ra 1 cách dễ dàng. Khi mất điện hoặc khi tắt máy thì thông tin trong bộ nhớ RAM cũng bị mất.
+) ROM (Read Only Memory): là bộ nhớ mà ta chỉ có thể đọc thông tin ra. Thông tin tồn tại trên bộ nhớ ROM là thường xuyên, ngay cả khi mất điện hoặc tắt máy. 
	Bộ nhớ ROM thường được dùng để chứa dữ liệu và chương trình cố định, điều khiển máy tính khi mới bật điện.
c) Bộ nhớ ngoài
	Hay còn gọi là bộ nhớ phụ. Bộ nhớ ngoài là các thiết bị lưu trữ thông tin với khối lượng lớn. Bộ nhớ ngoài điển hình nhất là: đĩa mền, đĩa cứng...
d) Các thiết bị vào (Input device)
Bàn phím (key board)	- Máy camera
Chuột (mouse)	- Máy đọc mã vạch .
Máy quét (scaner) 
e) Các thiết bị ra (Output device)
Màn hình (Monitor)
Máy in (printer)
Máy vẽ (photor)
2. Sơ đồ khối quá trình xử lý thông tin 
Các thiết bị vào INPUT
Khối xử lí trung tâm CPU
Central Processing Unit
Các thiết bị ra OUTPUT
Bộ nhớ ngoài
Khối Điều Khiển
CU (Control unit)
Khối Tính Toán
ALU
(Arithmetic Logic Unit
Main Memory
ROM+RAM
Bộ nhớ trong
3. Các thế hệ và phân loại máy tính.
a. Các thế hệ máy tính ( 4 thế hệ )
+ Thế hệ 1 : ra đời vào những năm 40, thiết kế dựa trên kỹ thuật đèn điện tử nên cồng kềnh, độ tin cậy thấp, tiêu thụ điện năng nhiều.
+ Thế hệ 2 : ra đời vào những năm 50 sử dụng công nghệ bán dẫn, dùng bóng bán dẫn và bộ nhớ lõi Ferit, tốc độ tính toán từ vài nghìn cho đến hàng trăm nghìn phép tính /  ... ỏch phõn loại này chỉ mang tớnh tương đối, bởi vỡ trờn thực tế cú những loại virus lưỡng tớnh vừa lõy trờn boot record, vừa trờn file thi hành. Ngoài ra, ta cũn phải kể đến họ virus macro nữa. 
− B-virus: Nếu boot mỏy từ một đĩa mềm nhiễm B-virus, bộ nhớ của mỏy sẽ bị khống chế, kế tiếp là boot record của đĩa cứng bị lõy nhiễm. 
− F-virus: Nguyờn tắc của F-virus là thờm đoạn mó lệnh vào file thi hành (dạng .COM và .EXE) để mỗi lần file thực hiện, đoạn mó này sẽ được kớch hoạt, thường trỳ trong vựng nhớ, khống chế cỏc tỏc vụ truy xuất file, dũ tỡm cỏc file thi hành chưa bị nhiễm virus khỏc để tự lõy vào. 
− Macro virus: lõy qua cỏc tập tin văn bản, Email, chọn ngụn ngữ Macro làm phương tiện lõy lan.
2.3. Một số biện pháp phòng chống Virus máy tính
+ Thường xuyên sao lưu dự phòng các thông tin cấu hình về hệ thống : Boot sector, bảng FAT và các dữ liệu quan trọng trong các ứng dụng.
+ Cài đặt các chương trình thường trú để kiểm tra Virus khi cập nhật các thông tin qua USB, đĩa, ... và đặc biệt quan trọng là internet.
+ Định kỳ chạy các chương trình diệt Virus, sử dụng kết hợp nhiều phần mềm diệt virus tạo khả năng phát hiện và diệt virus hiệu quả hơn, sau mỗi lần siệt virus phải thoát và tắt máy tính, cập nhật thường xuyên các phần mềm diệt virus mới ở trong nước và thế giới. 
Câu hỏi lý thuyết và hướng dẫn trả lời
Câu 1: Nêu khái niệm về tệp(file) và thư mục (Derectory/Foder)? Trong hệ điều hành Windows hãy nêu các thao tác lệnh : Tạo một Folder mới, tìm kiếm và copy một tệp trên ổ đĩa C đến ổ đĩa A.
Hướng dẫn trả lời:
+ Khái niệm về tệp(file): Tệp là tập hợp các thông tin được ghi thành một đơn vị lưu trữ trên bộ nhớ ngoài do hệ điều hành quản lý, mỗi tệp có một tên xác định (thường được ghép bởi phần tên và phần mở rộng)để truy cập, có nhiều loại tệp khác nhau.
+ Khái niệm về thư mục: Để quản lý các tệp được dễ dàng, hệ điều hành tổ chưc lưu trữ các tệp theo từng thư mục (hoặc folder ) khác nhau, trong một ổ đĩa có một thư mục gốc và nhiều thư mục con khác nhau, mỗi thư mục con lại có thể chứa các tệp và thư mục con khác hình thành các cây thư mục.
+ Mỗi ổ đĩa trên máy gọi là thư mục gốc, trên thư mục gốc có thể chứa các tập tin và các thư mục con.
+ Tạo một Folder mới:
- Bước1: Mở cửa sổ thư mục sẽ chứa thư mục mới.
- Bước 2: Nháy chuột vào File chọn New chọn Folder. 
- Bước3: Trên màn hình xuất hiện biểu tượng thư mục với tên tạm thời là NewFolder ta gõ tên thư mục tạo mới rồi ấn Enter.
+ Tìm kiếm :
- Bước1:Nháy chuột vào Start/Search/For Files or Folders
- Bước2: Chọn All file and folders
- Bước 3: ghi tên file cần tìm vào mục: All or part of the file name
- Bước 4: Chọn nơi tìm kiếm ở mục Look in sau đó ấn Search
Câu2: Vẽ sơ đồ cấu trúc của máy tính ? Giới thiệu sơ lược về chức năng của mỗi bộ phận trong sơ đồ đó.
Các thiết bị vào INPUT
Khối xử lí trung tâm CPU
Central Processing Unit
Các thiết bị ra OUTPUT
Bộ nhớ ngoài
Khối Điều Khiển
CU (Control unit)
Khối Tính Toán
ALU
(Arithmetic Logic Unit
Main Memory
ROM+RAM
Bộ nhớ trong
Sơ đồ cấu trúc của máy tính :
Sơ lược về chức năng:
+ CPU là bộ chỉ huy của máy tính. Nó có nhiệm vụ thực hiện các phép tính số học và logic, đồng thời điều khiển các quá trình thực hiện các lệnh. CPU có 3 bộ phận chính: khối tính toán số học và locgic, khối điều khiển và 1 số thanh ghi.
+ Bộ nhớ: là thiết bị lưu trữ thông tin trong quá trình xử lý gồm có bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài.
+ Các thiết bị vào: Nhập dữ liệu và câu lệnh để máy tính thực hiện như bàn phím, chuột, máy scaner
+ Các thiết bị ra: Dùng để hiện thị thông tin, kết quả cho người sử dụng như: màn hình, máy in, máy vẽ
Câu3: Nêu khái niệm chung về Virut máy tính? Hãy nêu một số biện pháp để phòng và diệt Virut.
Hướng dẫn trả lời:
a.Khái niệm chung về Virut máy tính:
+ Vi rút máy tính là một chương trình máy tính do con người viết ra, thường có kích thước rất nhỏ, đặc tính của các chương trình này là tạo ra sự lây lan giữa các máy tính bằng khả năng tự sao chép (nhân bản) chính nó sang các file khác, thiết bị khác như bộ nhớ, đĩa, ...trong máy tính và mạng máy tính.
+ Các virus máy tính nói chung đều có mục đích phá hoại thông tin, làm sai lệch các quá trình xử lý thông tin,... 
+ Dựa trên nguyên tắc lây lan và tác hại của vi rút mà người ta thường chia thành nhiều loại khác nhau.
b. Một số biện pháp phòng chống Virus máy tính
+ Thường xuyên sao lưu dự phòng các thông tin cấu hình về hệ thống : Boot sector, bảng FAT và các dữ liệu quan trọng trong các ứng dụng.
+ Cài đặt các chương trình thường trú để kiểm tra Virus khi cập nhật các thông tin qua USB, đĩa, ... và đặc biệt quan trọng là internet.
+ Định kỳ chạy các chương trình diệt Virus, sử dụng kết hợp nhiều phần mềm diệt virus tạo khả năng phát hiện và diệt virus hiệu quả hơn, sau mỗi lần siệt virus phải thoát và tắt máy tính.
+ Cập nhật thường xuyên các phần mềm diệt virus mới ở trong nước và thế giới.
Câu4: Nêu định nghĩa về thuật toán ? Thuật toán có những tính chất gì? Cho một ví dụ minh hoạ?
Hướng dẫn trả lời :
+ Định nghĩa về thuật toán
- Thuật toán để giải một bài toán là một dãy hữu hạn các thao tác được sắp xếp theo một trình tự xác định sao cho sau khi thực hiện dãy thao tác ấy, từ Input của bài toán, ta nhận được Output cần tìm.
+ Tính chất của thuật toán :
a. Tính kết thúc: Phải kết thúc sau một số bước hữu hạn (hữu hạn bao hàm cả về mặt thời gian và về số bước thực hiện). Không thể có thuật giải chạy vòng vo vô hạn lần, không co lối thoát ra.
b. Tính xác định: Tính xác định của thuật giải đòi hỏi ở mỗi bước các thao tác phải hoàn toàn xác định, đơn trị không có nhập nhằng, lẫn lộn, tuỳ tiện. Nói cách khác trong cùng một điều kiện, các chủ thể xử lý dù là người hay máy thực hiện cùng một bước của giải thuật thì phải cho cùng một kết quả.
c. Tính phổ dụng: Có nghĩa là một giải thuật có thể được áp dụng với một lớp các bài toán với input thay đổi chứ không phải chỉ áp dụng cho một trường hợp cụ thể. 
d. Đại lượng vào: Mỗi giải thuật có một hoặc nhiều đại lượng vào.
e. Đại lượng ra : Sau khi giải thuật đã được thực hiện xong nó phải cho ra kết quả.
vd: Tìm giá trị lớn nhất của một dãy số nguyên 
Thuật toán như sau : 
Bước 1: Nhập N và dãy a1,, aN.
Bước 2 : Max := a1, i:=2
Bước 3 : Nếu i > N thì đưa ra giá trị Max rồi kết thúc.
Bước 4 : 
Bước 4.1 : Nếu ai > Max thì Max :=ai;
Bước 4.2 : i:=i +1 rồi quay lại Bước 3. 
Câu 5: Nêu khái niệm, chức năng hệ điều hành ? Kể tên một số hệ điều hành thông dụng?
Hướng dẫn trả lời :
a. Khái niệm : Hệ điều hành là tập hợp các chương trình được tổ chức thành một hệ thống với nhiệmvụ đảm bảo tương tác giữa người dùng và máy tính, cung cấp các phương tiện và dịch vụ để điều phối việc thực hiện các chwong trình, quản lý chặt chẽ các tài nguyên của máy, tổ chức khai thác chúng một cách thuận tiện và tối đa.
b.Chức năng:
 - Điều khiển các thiết bị.
Quản lí và phân phối bộ nhớ.
Điều khiển và thực thi chương trình.
Quản lí thông tin về việc xuất nhập thông tin. 
Cung cấp các dịch vụ tiện ích hệ thống( làm việc với đĩa, truy cập mạng).
c. Kể tên một số hệ điều hành
+ Hệ điều hành đơn nhiệm một người dùng.
vd: Hệ điều hành MSDOS.
+ Hệ điều hành đa nhiệm một người dùng
vd: Hệ điều hành Windown 95.
+ Hệ điều hành đa nhiệm nhiều người dùng
vd: Windown 2000 
Câu 6: Nêu khái niệm chung về thông tin ? Các đơn vị đo của thông tin ? Trong máy tính thông tin dữ liệu có các dạng thức nào ? 
Hướng dẫn trả lời: 
* Khái niệm chung về thông tin: Thông tin là các đối tượng vật chất thể hiện ở nhiều dạng thức khác nhau, nó là nguồn gốc của sự nhận thức và hiểu biết của con người. Thông tin có thể được phát sinh, lan truyền biến đổi, lưu trữ, được thu nhận mã hoá và xử lý.
+ Đơn vị đo của thông tin: Đơn vị nhỏ nhất của thông tin là Bit ( Biểu diễn được một trong 2 trạng thái xác định của hệ nhị phân), các đơn vị lớn hơn là Byte và các bội số của nó: KB, MB, GB, TB, PB
1 Byte = 8Bit 
1KB = 1024 Byte;	1MB = 1024 KB; 	1GB = 1024 KB;	1TB = 1024GB; 1PB = 1024 TB.
+ Một số dạng dữ liệu: dạng số, dạng hình ảnh, dạng âm thanh và dạng tri thức ( bao gồm các sự kiện và luật dẫn kèm theo) tất cả đều được máy tính mã hoá thành các dãy bit (mã nhị phân) để xử lý.
Câu 7: Nêu chức năng cơ bản của một số bộ phận trong máy vi tính: Hộp CPU, màn hình, bàn phím, chuột máy tính?
+ Hộp CPU: Được lắp ghép từ nhiều chi tiết và linh kiện điện tử (Main, Slot, Ram, Chip,) nó là bộ não của máy tính, xử lý toàn bộ các thông tin vào, ra của máy tính. Trong CPU được chia thành các nhóm xử lý số học và logic, nhóm điều khiển, các thanh ghi, bộ nhớ, ổ đĩa, có rất nhiều cổng để nối các loại cáp thông tin, cáp nguồn, các công tắc khởi động máy, các khe cắm các loại Card và thiết bị khác.
+ Màn hình: Có nhiều loại màn hình khác nhau về kích thước, màu sắc, bản chất, 
Chức năng: Hiển thị các thông tin của máy tính, tạo ra màn quan sát cho người sử dụng. Thao tác điều chỉnh màn hình gồm: thay đổi độ sáng, độ tương phản, màu sắc hợp lý, di chuyển hình, độ rộng, độ cao ảnh,
+ Bàn phím: Có nhiều loại bàn phím khác nhau: theo một số ngôn ngữ thông dụng trên thế giới( ở Việt nam thông dụng là bàn phím Tiếng Anh.
Chức năng: Nhận thông tin mà người sử dụng gõ vào theo các phím, đưa thông tin về bộ xử lý. Khi thao tác chú ý gõ đúng kỹ thuật(gõ 10 ngón) giữ sạch sẽ.
+ Chuột máy tính: Có nhiều loại chuột khác nhau : hình dạng, bản chất, 
Chức năng: Nhận thông tin vào theo các phím và sự di chuyển con trỏ chuột, tạo cầu nối thông tin giữa người sử dụng và máy tính. Khi thao tác chú ý di chuột nhẹ nhàng, chính xác, bấm linh hoạt.
Câu 8: Nêu các thao tác: Mở tệp, ghi tệp, tạo tệp mới, xoá tệp?
Hướng dẫn trả lời:
a. Mở tệp: Thực hiện 1 trong 3 cách sau:
-Vào [menu] File\ Open.
- ấn tổ hợp phím Ctrl, O
- Nhấn vào biểu tượng mở tệp trên thanh công cụ.
b. Ghi tệp: Thực hiện 1 trong 3 cách sau:
- Vào [menu] File\ Save.
- ấn đồng thời tổ hợp phím Ctrl, S.
- Nhấn chuột vào biểu tượng ghi tệp trên thanh công cụ.
c.Tạo tệp mới: Thực hiện 1 trong 3 cách sau:
- Vào [menu] File \ New.
- ấn đồng thời tổ hợp phím Ctrl, N.
- Nhấn chuột vào biểu tượng tạo tệp mới trên thanh công cụ.
d. Xoá tệp :
C1: Kích chuột vào tệp cần xoá ấn Delete và chọn YES
C2: Kích chuột vào tệp cần xoá ấn tổ hợp phím Shift +Delete và chọn YES.
Câu 1: Trong hệ điều hành Windows hãy nêu các thao tác lệnh: Tìm kiếm, copy, và nén 1 tệp dữ liệu.
Câu 2: Trong phần mềm Excel hãy nêu thao tác lệnh để nhập, chỉnh sửa dữ liệu cho 1 ô, copy 1 phần dữ liệu trong ô
Câu 3: Trong phần mềm Word khi soạn thảo văn bản thường phải sử dụng các loại định dạng nào? Nêu các thao tác lệnh cơ bản của mỗi định dạng đó. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTai lieu day nghe Tin hoc dai cuong Tran Thanh Dung.doc