Giáo án Ngoài giờ lên lớp 7 - Chủ điểm tháng 1: Thi tìm hiểu truyền thống văn hóa, những nét thay đổi của quê hương

Giáo án Ngoài giờ lên lớp 7 - Chủ điểm tháng 1: Thi tìm hiểu truyền thống văn hóa, những nét thay đổi của quê hương

I. Mục tiêu: Sau hoạt động HS có khả năng:

1.1. Kiến thức : Hiểu được truyền thống văn hóa,những nét thay đổi của quê hương

1.2. Kỹ năng : Biết tìm kiếm và xử lí thông tin về truyền thống cách mạngvà những nét đổi thay của quê hương; biết trình bày suy nghĩ về truyền thống cách mạng và những nét đổi thay của quê hương; biết tự tin khi tham gia giao lưu văn nghệ; biết giao tiếp, ứng xử khi giao lưu; biết quản lí thời gian phù hợp trong giao lưu; biết kiểm soát cảm xúc trong giao lưu.

 

doc 3 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 2218Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngoài giờ lên lớp 7 - Chủ điểm tháng 1: Thi tìm hiểu truyền thống văn hóa, những nét thay đổi của quê hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần CM: 23
Tiết chương trình : 8 Ngày dạy : 12/2/2011
(số tiết: 1)
Mục tiêu: Sau hoạt động HS có khả năng: 
Kiến thức : Hiểu được truyền thống văn hóa,những nét thay đổi của quê hương
Kỹ năng : Biết tìm kiếm và xử lí thông tin về truyền thống cách mạngvà những nét đổi thay của quê hương; biết trình bày suy nghĩ về truyền thống cách mạng và những nét đổi thay của quê hương; biết tự tin khi tham gia giao lưu văn nghệ; biết giao tiếp, ứng xử khi giao lưu; biết quản lí thời gian phù hợp trong giao lưu; biết kiểm soát cảm xúc trong giao lưu.
Thái độ : Giáo dục HS lòng tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc.
Các kỹ năng sống và nội dung tích hợp : 
 Các kỹ năng sống có liên quan : 
Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về truyền thống cách mạng và những nét đổi thay của quê hương; 
Kĩ năng trình bày suy nghĩ về truyền thống cách mạng và những nét đổi thay của quê hương;
Kĩ năng tự tin khi tham gia giao lưu văn nghệ; 
Kĩ năng giao tiếp, ứng xử khi giao lưu; 
Kĩ năng quản lí thời gian phù hợp trong giao lưu; 
Kĩ năng kiểm soát cảm xúc trong giao lưu.
Các PP/KTDH tích cực: 
 Động não
Thảo luận
Kể chuyện
Biểu đạt sáng tạo
Tài liệu và phương tiện : 
Các mẫu truyện về truyền thống cách mạng
Một số thông tin về sự đổi thay của quê hương
Một số bài hát mừng Đảng – mừng xuân
Tiến hành hoạt động : (4 giai đoạn)	
Khám phá (mở đầu) : 
Cả lớp hát bài “Đồng dao” của thầy Nguyễn Hoài Nhân
Người dẫn chương trình:Chúng ta vừa hát một bài dân ca thật hay. Nó dẫn chúng ta đi về truyền thống văn hóa đặc sắc của dân tộc. Hôm nay, tất cả chúng ta hãy tìm hiểu nét đẹp truyền thống văn hóa, những nét thay đổi của quê hương. Cuối cùng, giao lưu văn nghệ mừng Đảng – mừng xuân
Kết nối (phát triển) 
 TRÌNH BÀY TRÒ CHƠI DÂN GIAN, CA DAO, TỤC NGỮ NGÀY TẾT
 Các tổ trình bày trò chơi, một bài ca dao, tục ngữ, tục lệ ngày tết cổ truyềnthể hiện nét đẹp truyền thống của dân tộc đã sưu tầm được 
THẢO LUẬN 
 Các tổ nêu lên cảm nghĩ của mình về trò chơi, ca dao, tục ngữ,ngày tết vừa nêu 
 Người dẫn chương trình yêu cầu GV nêu nhận xét 
Thực hành luyện tập(luyện tập / củng cố)
 KỂ CHUYỆN
 Các tổ thi kể chuyện vui xuân của mình: về nội (về ngoại) ngày mùng mấy ?Đi chúc tết ngày mùng mấy ?  
 Người dẫn chương trình yêu cầu GV nêu nhận xét
Vận dụng (Hoạt động tiếp nối) : 
 GVCN yêu cầu các tổ nêu cách giữ gìn những nét đẹp đó, đồng thời cam kết thực hiện nó
Tư liệu 
Hệ thống câu hỏi cho hoạt động 1 
Một số trò chơi dân gian (Đã biết ở tiết trước)
Những phong tục tập quán trong ngày tết cổ truyền
  Tết Việt Nam chứa đựng và mang đậm bản sắc của dân tộc.Trải qua bao biến động của lịch sử, của thời gian nhưng người Việt vẫn gìn giữ được những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc trong ngày tết
Chợ Tết
 Chợ Tết có không khí khác hẳn với những phiên chợ thường ngày trong năm. Mua sắm chuẩn bị cho ba ngày Tết thường không phải để “có cái ăn” mà đó là thói quen, là dậy lên không khí ngày lễ hội.Chợ Tết được bố trí ở những bãi đất rộng, có thể chợ được thành lập ngay nơi chợ thường ngày vẫn diễn ra chuyện bán mua. Nhưng trong chợ Tết, gần như tất cả “món ngon vật lạ” đều được bày bán. Không khí Tết thấm đượm thật sự vào những ngày này bởi cảnh người mua hàng nặng trĩu giỏ. 
 Trong chợ Tết, người ta mới bày bán những thứ mà quanh năm không thấy bán. Ví dụ như lá dong, lá chuối để gói bánh chưng, củ kiệu, đu đủ làm dưa. Người ta bán những chiếc tháp làm bằng bánh in bao giấy màu, những chiếc bánh ly bằng bột nếp hoặc bánh ngũ sắc dùng để chưng lên bàn thờ. Chợ còn bán những thứ không ăn được, nhưng vô cùng cần thiết cho ngày Tết như phong bao lì xì, giấy dán và bây giờ phong trào viết chữ ngày Tết đang phục hồi trở lại. Nhưng cái thú mua sắm trong ngày Tết vẫn là chuyện đương nhiên, gần như không một nhà nào lại không “đi sắm Tết”.
 Dẫu rằng cách ăn, cách chơi Tết trải qua bao năm đã thay đổi cho phù hợp với cuộc sống.  Điều độc đáo ở chỗ là dù nhà giàu hay nghèo, nhu cầu mua sắm ngày Tết là điều không thế thiếu.
Cây nêu ngày Tết
 Cây nêu là một cây tre cao khoảng 5–6 mét. Ở ngọn thường treo nhiều thứ (tùy theo từng điạ phương) như vàng mã, bùa trừ tà, cành xương rồng, bầu rượu bện bằng rơm, hình cá chép bằng giấy (để táo quân dùng làm phương tiện về trời), giải cờ vải tây, điều (màu đỏ), đôi khi người ta còn cho treo lủng lẳng những chiếc khánh nhỏ bằng đất nung, mỗi khi gió thổi, những khánh đất va chạm nhau tại thành những tiếng kêu leng keng nghe rất vui tai... Người ta tin rằng những vật treo ở cây nêu, cộng thêm những tiếng động của những khánh đất, là để báo hiệu cho ma quỷ biết rằng nơi đây là nhà có chủ, không được tới quấy nhiễu... 
 Vào buổi tối, người ta treo một chiếc đèn lồng ở cây nêu để tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu. Vào đêm trừ tịch còn cho đốt pháo ở cây nêu để mừng năm mới tới, xua đuổi ma quỷ hoặc những điều không maỵ. Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng chạp, là ngày Táo quân về trời chính vì từ ngày này cho tới đêm Giao thừa vắng mặt Táo công, ma quỷ thường nhân cơ hội này lẻn về quấy nhiễu, nên phải trồng cây nêu để trừ tà. Đến hết ngày mùng Bảy thì cây nêu được hạ xuống
Câu đối tết
 Để trang hoàng nhà cửa và để thưởng Xuân, trước đây từ các nho học cho tới những người bình dân "tồn cổ" vẫn còn trọng tục treo "câu đối đỏ" nhân ngày Tết. Những câu đối này được viết bằng chữ Nho (màu đen hay vàng) trên những tấm giấy đỏ hay hồng đào cho nên thường được gọi chung là câu đối đỏ.
Hoa tết
 Miền Bắc thường chọn cành đào đỏ để cắm trên bàn thờ hoặc cây đào trang trí trong nhà, theo quan niệm người Trung Quốc, đào có quyền lực trừ ma và mọi xấu xa, màu đỏ chứa đựng sinh khí mạnh, màu đào đỏ thắm là lời cầu nguyện và chúc phúc đầu xuân.
 Miền Trung và miền Nam lại hay dùng cành mai vàng hoặc cây mai vàng hơn, màu vàng tượng trưng cho sự cao thượng vinh hiển cao sang, màu vàng còn tượng trưng cho vua (thời phong kiến). Màu vàng thuộc hành Thổ trong Ngũ hành, theo quan điểm người Việt, Thổ nằm ở vị trí trung tâm và màu vàng được tượng trưng cho sự phát triển nòi giống. 
Màu của ngày Tết
 Chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc, màu chủ lực trong ngày Tết vẫn là màu đỏ theo quan niệm màu đỏ là màu phát tài và may mắn. Ngày Tết của Việt Nam ngập tràn màu đỏ: câu đối đỏ, phong bao lì xì đỏ, ruột quả dưa hấu đỏ, hạt dưa nhuộm màu đỏ, quyển lịch đỏ. Người Việt Nam cũng thích chưng những loại hoa ánh đỏ như hồng, mãn đình hồng, hoa đào v.v... Trước đây khi pháo còn được cho phép đốt, đường xá ngập tràn trong màu đỏ của xác pháo nổ rân không ngớt kể từ giao thừa đến rạng sáng tết, rồi nổ lẻ tẻ mãi cho đến khi nào hết "mồng" mới thôi!
 Trang phục có tông màu đỏ cũng được ưa chuộng để mặc Tết.
Lễ tổ tiên ngày tết 
 Người Việt Nam có tục hằng năm mỗi khi Tết đến lại trở về sum họp dưới mái ấm gia đình. Nhiều người muốn được khấn vái trước bàn thờ, thăm lại ngôi mộ hay nhà thờ tổ tiên. Nhiều người cũng muốn thăm lại nơi họ đã từng sinh sống với gia đình trong thời niên thiếu. Đối với nhiều người xuất thân từ nông thôn Việt Nam, kỷ niệm thời niên thiếu có thể gắn liền với giếng nước, mảnh sân nhà. "Về quê ăn Tết" đã trở thành thành ngữ chỉ cuộc hành hương về nơi cội nguồn.
 Sắp dọn bàn thờ – Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà (hay còn gọi ông Vải).
 Tuỳ theo từng nhà, cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau. Biền, bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới thu nhỏ của người đã khuất. Hai cây đèn tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, hương là tinh tú. Hai bát hương để đối xứng, phía sau 2 cây đèn thường có hai cành hoa cúc giấy, với nhiều bông nhỏ bao quanh bông lớn. Cũng có nhà cắm "cành vàng lá ngọc" (một thứ hàng mã) với cầu mong làm ăn được quả vàng, quả bạc, buôn bán lãi gấp 5, gấp 10 lần năm trước. Ở giữa có trục "vũ trụ" là khúc trầm hương dưới dạng khúc khuỷu, vươn lên trong bát hương. 
Xin chữ đầu xuân
 Các thầy đồ Hán học và Quốc ngữ học tha hồ thả hồn theo nét bút mà tặng lại cho người xin cái tâm, cái tài của mình được gửi qua nét chữ và nội dung của chữ theo ước nguyện của người xin. Chưa có ai bán chữ, chỉ có người mua giấy để xin chữ. Người cho chữ vẫn có lộc nhưng tinh tế hơn. Việc tưởng như không bình thường nhưng lại thể hiện được nét thanh tao của công việc. Các thầy đồ không phải bận bịu và hệ lụy vào chuyện giá cả, tiền nong để đủ thanh thản và toàn tâm trong công việc cho chữ mang vẻ thánh thiện này.
 Việc xin chữ đầu năm lâu nay đã có và ngày một thịnh hành, nó đang trở thành phong tục đẹp của người Việt Nam mỗi độ xuân về Tết đến. Tại Hà Nội, việc này diễn ra ở nhiều nơi: trong nhà riêng của một số thầy đồ có tiếng văn hay chữ tốt, trên đường phố nơi có khoảng hè rộng rãi và nhiều người qua lại. Chỗ có vẻ ấn tượng nhất là trước sân Miếu Văn, khoảng hè phố đường Bà Triệu, đoạn giao cắt với đường Trần Hưng Đạo... Xin chữ là một nét đẹp văn hóa cần phát huy. .Chỉ một chữ treo trước mặt mà có ý nghĩa về đạo đức và đời sống đối với những con người cụ thể sẽ giá trị hơn nhiều những lời nói sáo rỗng.
Hệ thống câu hỏi cho hoạt động 2 
Rút kinh nghiệm 

Tài liệu đính kèm:

  • docHĐ2 - th£ng 1, 2 - Thi tim hiểu truyền thống văn h￳a, những n←t thay đổi của qu↑ hương.Sinh hoạt văn.doc