Giáo án Ngoài giờ lên lớp 7 chủ điểm tháng 1 tiết 9, 10 Hoạt động: mùa xuân và truyền thống văn hoá quê hương, đất nước

Giáo án Ngoài giờ lên lớp 7 chủ điểm tháng 1 tiết 9, 10 Hoạt động: mùa xuân và truyền thống văn hoá quê hương, đất nước

Tiết 9-10 Hoạt động: MÙA XUÂN VÀ TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC

I. Mục tiêu: Sau hoạt động học sinh có khả năng :

1. Kiến thức: - Có những hiểu biết nhất định về các phong tục tập quán, truyền thống văn hoá tốt đẹp của quê hương, đất nước trong không khí mừng xuân đón tết cổ truyền của dân tộc. Hiểu được những nét thay đổi trong đời sống văn hoá ở quê hương, địa phương em.

- Tự hào và yêu mến quê hương, đất nước.

2. Kỹ năng : - HS có kỹ năng xác định, tìm kiếm các lựa chọn về nét đẹp truyền thống ngày xuân, ngày tết

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về các phong tục tập quán vui xuân, đón tết

- Kỹ năng trình bày suy nghĩ về nét đẹp truyền thống ngày tết, ngày xuân

3. Thái độ : Biết tôn trọng và gìn giữ, bảo vệ những nét đẹp văn hoá truyền thống, phong tục tập quán, phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam.

 

doc 3 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 2142Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngoài giờ lên lớp 7 chủ điểm tháng 1 tiết 9, 10 Hoạt động: mùa xuân và truyền thống văn hoá quê hương, đất nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy : /1/2011 
Ngày dạy: /1/2011
Tiết 9-10 Hoạt động: MÙA XUÂN VÀ TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC 
I. Mục tiêu: Sau hoạt động học sinh có khả năng :
1. Kiến thức: - Có những hiểu biết nhất định về các phong tục tập quán, truyền thống văn hoá tốt đẹp của quê hương, đất nước trong không khí mừng xuân đón tết cổ truyền của dân tộc. Hiểu được những nét thay đổi trong đời sống văn hoá ở quê hương, địa phương em.
- Tự hào và yêu mến quê hương, đất nước.
2. Kỹ năng : - HS có kỹ năng xác định, tìm kiếm các lựa chọn về nét đẹp truyền thống ngày xuân, ngày tết 
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về các phong tục tập quán vui xuân, đón tết
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ về nét đẹp truyền thống ngày tết, ngày xuân
3. Thái độ : Biết tôn trọng và gìn giữ, bảo vệ những nét đẹp văn hoá truyền thống, phong tục tập quán, phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam.
II. Các kỹ năng sống và nội dung tích hợp : 
1. Nội dung tích hợp:
2. Mức độ:
3. Các kỹ năng sống có liên quan : 
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về những phong tục tập quán, truyền thống văn hoá tốt đẹp của quê hương, đất nước, về những trò chơi dân gian ở ngày xuân, ngày tết
- Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ về những điểm cơ bản trong những trò chơi dân gian
III. Các PP/KTDH tích cực: 
Thảo luận
Trình bày một phút
IV. Tài liệu và phương tiện : 
- Các tư liệu về các phong tục tập quán, truyền thống văn hoá mừng xuân đón Tết của quê hương, đất nước, của cộng đồng các dân tộc Việt Nam (và của các nước khác nếu có).
- Những bài thơ, bài hát, câu chuyện liên quan tới chủ đề hoạt động.
- Các câu hỏi, câu đố cùng đáp án và thang chấm điểm cho cuộc thi.
V. Tiến hành hoạt động : (4 giai đoạn)	
1. Khám phá 
Báo cáo viên phỏng vấn nhanh một số câu hỏi:
1) Hãy kể về 1 phong tục Tết của 1 dân tộc mà bạn biết.
2. Kết nối 
+ Hoạt động 1: Trả lời nhanh:
Đại diện mỗi đội bốc thăm câu hỏi (mỗi câu 10đ)
1) Em hãy điền vào các chỗ trống còn thiếu sau: 
 Thịt mỡ, dưa hành, 
Cây nêu, tràng pháo, 
Đáp án: câu đối đỏ, bánh chưng xanh
2) Em hãy kể 2 loại hoa đặc trưng cho miền Bắc và miền Nam của đất nước ta?
Đáp án: hoa đào và hoa mai
3) Vào những ngày tết trẻ em rất thích được chúc tết ông bà, cha mẹ vì lí do nào vậy?
Đáp án: nhận được lì xì
4) Ngày đưa ông táo về trời là ngày nào trong năm?
Đáp án: 23 tháng chạp
5) Hãy kể một số phong tục Tết của dân tộc Việt Nam mà em biết?
Đáp án: đưa ông táo, dựng cây nêu, xông đất, chưng mâm ngũ quả, câu đối Tết
6) Hãy kể tên các bài hát có chủ đề ca ngợi Đảng, ca ngợi mùa xuân, quê hương, đất nước?
Đáp án: Đảng đã cho ta một mùa xuân, Em là mầm non của Đảng, Quê hương
7) Hãy kể 1 câu chuyện vui về ngày tết mà em biết.
+ Hoạt động 2: Ai giỏi hơn
Phần này có 3 câu hỏi, ưu tiên cho đội nhỏ điểm nhất chọn trước.
1) Hãy đọc 1 bài thơ ca ngợi Đảng, mùa xuân, quê hương, đất nước
*** Trong lúc chờ đợi các bạn suy nghĩ các bạn khán giả của các đội sẽ trả lời 1 số câu hỏi đố vui để thư giãn nha:
 1.Có một người đi xuyên qua đường, tuy anh ta mặc quần áo đen, lúc đó không có đèn cũng không có ánh trăng, nhưng người lái xe vẫn nhìn thấy anh ta. Tại sao?
 Đáp án: tại vì là ban ngày mà làm sao mà không thấy anh ta được.
 2. Có một con sói đang đi tìm mồi cuối cùng cũng tìm được ba chú lợn con, nhưng nó lại không ăn thịt chúng . Tại sao?
 Đáp án: tại vì đó là 3 con lợn đất làm sao mà ăn được đây.
 3. Hôm nay rùa và thỏ lại tiến hành một cuộc thi đấu . Lần này thỏ không ngủ mà chạy rất nhanh, tại sao nó vẫn thua?
 Đáp án: tại vì đó là cuộc thi đi chậm
 4. Quả gì chưa ăn thì màu xanh, ăn vào thì màu đỏ, nhả ra thì màu đen ?
 Đáp án: quả dưa hấu
 5. Chú Thành có 9 người con trai, mỗi người này đều có 1 em gái. Hỏi chú Thành có bao nhiêu người con?
 Đáp án: 10 người con
 6. Trên bàn có 12 cây nến đang cháy sáng, có một cơn gió thổi qua làm tắt 3 ngọn nến, lại một lúc sau, một con gió thổi qua nữa làm tắt thêm 2 ngọn nến. Hỏi trên bàn còn lại mấy cây nến ?
 Đáp án: 5 ngọn nến
+ Hoạt động 3: Thi thố tài năng
Cái tiết trời se lạnh của mùa đông vừa qua để lại đây 1 chút gì đó tiếc nuối của mùa đông là 1 cái gì đó mát mẻ của mùa xuân sắp đến, để đón chào mùa xuân 2011 chúng ta sẽ lấy chủ đề “mùa xuân” làm chủ đề chính cho cuộc thi âm nhạc hôm nay.
 Thể lệ: các bạn sẽ hát 1 đoạn nhạc, ngâm 1 đoạn thơ có các cụm từ “mùa xuân”, “Tết”, “quê hương”, “đất nước”, “Đảng”, để giành phần ưu tiên hát trước mỗi đội cử ra 1 bạn bốc thăm để giành quyền hát trước. Trong cuộc chơi, nếu đội nào hát lại bài hát đã được đội khác hát rồi sẽ bị loại, cứ như vậy đội còn lại sẽ giành chiến thắng ở phần này.
3. Thực hành: 
1) Bạn hãy giải thích câu nói “Mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy”
2) Nêu một số trò chơi dân gian trong ngày Tết.
4. Vận dụng:
KTDH: động não:
Về nhà suy nghĩ tiếp.
5.Tư liệu 
- Giới thiệu những phong tục đẹp trong ngày Tết:
 + Mùng một tết cha: Sáng mùng một Tết, sau khi làm lễ gia tiên, người con trưởng mời cha mẹ ngồi vào 2 ghế tựa ở giữa nhà, các con cháu đứng theo thứ tự ngôi thứ: anh chị trước, em sau, sau cùng là các cháu. Mọi người cùng mừng thọ và cúi lạy ông bà, cha mẹ bằng 2 lạy và 2 vái (nếu ông bà, cha mẹ đã mất thì lạy 4 lạy, 4 vái).
 + Mùng hai tết mẹ: Sáng mùng hai tết, cha mẹ dẫn đoàn con cháu về quê ngoại chúc tết. Trước hết là làm lễ tưởng niệm tổ tiên, mừng thọ ông bà ngoại theo nghi thức ở nhà cha, sau đó mừng tuổi bà con thân thích bên ngoại và cuối cùng cũng được chúc mừng lại.
 + Mùng ba tết thầy: Người xưa đã khẳng định: “Không thầy đố mày làm nên”. Do đó tôn sư trọng đạo đã trở thành truyền thống của dân tộc. Và ngày mùng ba tết, các học trò thường đến nhà thầy chúc tết.
- Một số trò chơi dân gian
	+ Nhún đu (Đánh đu)
 Trong các ngày hội, các làng thôn thường trồng một vài cây đu ở giữa thửa ruộng gần đình để trai gái lên đu với nhau.
 Cây đu được trồng bởi bốn, sáu hay tám cây tre dài vững chắc để chịu đựng được sức nặng của hai người cùng với lực đẩy quán tính. Hai cây tre làm cần đu nhỏ vừa tay cầm.
 Lên đu có thể là một hay hai người. Càng nhún mạnh, đu càng lên cao, cần đu đưa lên vun vút, bên nọ sang bên kia. Cần đu lên ngang với ngọn đu là hay nhất, nhiều khi đu bay ngang ngọn đu một vòng. Nhiều nơi treo giải thưởng ở ngang ngọn đu để người đu giật giải.
 Nhún đu cũng là một sinh hoạt giao đãi tình cảm của trai gái.
	+ Kéo co
 Tục kéo co ở mỗi nơi có những lối chơi khác nhau, nhưng bao giờ số người chơi cũng chia làm hai phe, mỗi phe cùng dùng sức mạnh để kéo cho được bên kia ngã về phía mình. Có khi cả hai bên đều là nam, có khi bên nam, bên nữ. Trong trường hợp bên nam bên nữ, dân làng thường chọn những trai gái chưa vợ chưa chồng.
 Một cột trụ để ở giữa sâ chơi, có dây thừng buộc dài hay dây song, dây tre hoặc cây tre, thường dài khoảng 20m căng đều ra hai phía, hai bên xúm nhau nắm lấy dây thừng để kéo. Một vị chức sắc hay bô lão cầm trịch ra hiệu lệnh. Hai bên ra sức kéo, sao cho cột trụ kéo về bên mình là thắng. Bên ngoài dân làng cổ vũ hai bên bằng tiếng "dô ta", "cố lên".
 Có nơi người ta lấy tay người, sức người trực tiếp kéo co. Hai người đứng đầu hai bên nắm lấy tay nhau, còn các người sau ôm bụng người trước mà kéo. Ðang giữa cuộc, một người bên nào bị đứt dây là thua bên kia. Kéo co cũng kéo ba keo, bên nào thắng liền ba keo là bên ấy được.

Tài liệu đính kèm:

  • docngllthang1.doc