Giáo án Ngoài giờ lên lớp 7 - Chủ điểm tháng 9: Thi tìm hiểu về truyền thống của trường

Giáo án Ngoài giờ lên lớp 7 - Chủ điểm tháng 9: Thi tìm hiểu về truyền thống của trường

Hoạt động 4

THI TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG CỦA TRƯỜNG

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU CỦA HOẠT ĐỘNG

 Sau hoạt động, HS có khả năng:

  Củng cố, khắc sâu nhận thức về truyền thống tốt đẹp của trường, những tấm gương dạy tốt của thầy giáo, cô giáo và gương học tốt của HS.

  Biết tìm kiếm các lựa chọn trong quá trình tìm hiểu truyền thống nhà trường, tự tin và kiên định khi trình bày ý kiến của mình trong cuộc thi.

  Phấn khởi, tự hào với truyền thống tốt đẹp của trường, lớp bằng việc phấn đấu học tập và tu dưỡng tốt trong năm học mới.

II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG

  Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về truyền thống của nhà trường.

  Kĩ năng trình bày suy nghĩ về những điểm cơ bản trong truyền thống nhà trường.

 

doc 3 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 2314Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngoài giờ lên lớp 7 - Chủ điểm tháng 9: Thi tìm hiểu về truyền thống của trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ điểm tháng 9
TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
Hoạt động 4
THI TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG CỦA TRƯỜNG
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU CỦA HOẠT ĐỘNG
	Sau hoạt động, HS có khả năng:
Củng cố, khắc sâu nhận thức về truyền thống tốt đẹp của trường, những tấm gương dạy tốt của thầy giáo, cô giáo và gương học tốt của HS.
Biết tìm kiếm các lựa chọn trong quá trình tìm hiểu truyền thống nhà trường, tự tin và kiên định khi trình bày ý kiến của mình trong cuộc thi.
Phấn khởi, tự hào với truyền thống tốt đẹp của trường, lớp bằng việc phấn đấu học tập và tu dưỡng tốt trong năm học mới.
II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG
Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về truyền thống của nhà trường.
Kĩ năng trình bày suy nghĩ về những điểm cơ bản trong truyền thống nhà trường.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
Bản đồ tư duy.
Hỏi và trả lời.
Suy nghĩ – thảo luận cặp đôi – chia sẻ.
Trình bày 1 phút.
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
Các câu chuyện về danh nhân hoặc địa phương mà trường mang tên, về gương các thầy giáo, cô giáo, gương các HS có thành tích học tập và rèn luyện tốt.
Một số câu hỏi, câu đố và đáp án về truyền thống nhà trường.
Các bài hát về trường, về thầy giáo, cô giáo.
Các phương tiện khác như: giấy màu, bút màu,
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1. Khám phá
Bản đồ tư duy:
Sử dụng kĩ thuật bản đồ tư duy, GV tồ chức cho HS chơi trò chơi “Hãy viết ra những từ nói về truyền thống nhà trường”. GV viết lên ở chính giữa bản đen từ “Truyền thống” và khoanh tròn lại. Sau đó mời HS lên ghi các từ nói về truyền thống nhà trường xunh quanh từ đó trong vòng 2 phút. Hoạt động này diễn ra rất nhanh với mục đích để HS nhớ lại các truyền thống của nhà trường.
GV yêu cầu tất cả HS trong lớp hãy cùng nhau theo dõi cuộc thi hiểu biết về truyền thống của nhà trường.
2. Kết nối
- Hoạt động 1: THI TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
+ Các đội thi vào vị trí để chuẩn bị thi. Ban giám khảo nêu thể lệ thi, cách chấm điểm, quy định thời gian chuẩn bị để trả lời, thang điểm cho từng loại câu hỏi để các đội thi cùng biết.
+ Người điều khiển lần lượt nêu yêu cầu và từng câu hỏi thi. Các đội thi cùng nhau suy nghĩ – chia sẻ và được quyền chuẩn bị trong 2 phút cho mỗi câu hỏi. Đội nào có tín hiệu trước (bằng cách cắm cờ hoặc lắc chuông) thì sẽ được quyền trả lời. Nếu trả lời chưa đúng thì đội khác có quyền thay thế. Nếu không có đội nào trả lời đúng thì mời khán giả trình bày thay. Nếu không có kết quả đúng thì ban gián khảo nêu đáp án.
- Hoạt động 2: THI ĐỐ VUI VÀ VĂN NGHỆ
Người điều khiển nêu từng câu đố vui cho các đội thi. Các đội thi phải trả lời nhanh kết quả của mình. Nếu chậm trễ thì coi như mất điểm. Nếu không đội nào trả lời được thì mời các bạn cùng thanh gia. Ai trả lời đúng sẽ nhận được phần thưởng.
Các tiết mục văn nghệ lần lượt được trình diễn trước lớp với sự cổ vũ động viên của toàn lớp.
3.Thực hành / luyện tập
- Hoạt động 3: TRÌNH BÀY 1 PHÚT
GV cho HS nhắc lại những truyền thống tốt đẹp của trường bằng cách tự các em giới thiệu lại trong 1 phút các tư liệu, số liệu về truyền thống của nhà trường.
4.Vận dụng 
GV giao nhiệm vụ cho HS các tổ tiếp tục tìm hiểu thêm về các truyền thống của nhà trường để bổ sung vào kết quả đã sưu tầm được.
Nêu nhận xét chung về tinh thần thái độ tham gia của HS; hoặc tự các em rút ra những vấn đề đã đạt được cũng như những tồn tại cần khắc phục.
VI. TƯ LIỆU THAM KHẢO
Một số bài hát về mái trường
Mái trường tuổi thơ (Nhạc và lời: Lê Quốc Thắng)
Mùa thu em đến trường (Nhạc và lời: Mộng Lân)
Vui bước tới trường (Nhạc và lời: Nghiêm Bá Hồng)
Buổi sáng đến trường (Nhạc và lời: Hồ Bắc)
Bài ca đi học (Nhạc và lời: Phan Trần Bảng)
Lớp chúng ta kết đoàn (Nhạc và lời: Mộng Lân)
Một số câu hỏi gợi ý cho Hoạt động 2
Bạn hãy nêu cụ thể từ 3 đến 5 truyền thống của trường ta.
Trong những truyền thống nhà trường mà bạn biết thì theo bạn truyền thống nào là tiêu biểu nhất? Vì sao?
Theo bạn, làm thế nào để phát huy truyền thống nhà trường?
Lớp bạn đã làm được những gì để góp phần phát huy truyền thống nhà trường?
Một vài câu đố, câu hỏi về chủ đề hoạt động
Hãy chọn bài hát có từ nói về mái trường xinh.
(Đáp án: Bài “Trường em xinh, làng em đẹp”, nhạc và lời: Phan Trần Bảng)
Bài hát nào có từ “cô giáo em”?
(Đáp án: Bài “Đi học”, nhạc và lời: Minh Chính – Bùi Đình Thảo)
Bài hát nào có từ “lớp”?
(Đáp án: Bài “Lớp chúng em kết đoàn”, nhạc và lời: Mộng lân).

Tài liệu đính kèm:

  • docHDGDNGLL lop 7 CD thang 9 HD4.doc