Giáo án Ngữ văn 6 HK 2

Giáo án Ngữ văn 6 HK 2

Tuần: 19

Tiết: 73 + 74

BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa Bài học đường đời đầu tiên

- Nắm được những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của bài văn

II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

- GV: Tìm và đọc thêm một số bài viết về Tô Hoài và Dế Mèn Phiêu lưu ký

- HS: Đọc tác phẩm DM Phiêu lưu ký

- Đọc trước bài văn

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra sự chuyên cần của HS sau tết

 

doc 115 trang Người đăng vultt Lượt xem 1013Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 HK 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:11/01/2007
Tuần: 19
Tiết: 73 + 74
bàI học đường đời đầu tiên
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa Bài học đường đời đầu tiên
- Nắm được những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của bài văn
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
- GV: Tìm và đọc thêm một số bài viết về Tô Hoài và Dế Mèn Phiêu lưu ký
- HS: Đọc tác phẩm DM Phiêu lưu ký
- Đọc trước bài văn
III. Các bước lên lớp:
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuyên cần của HS sau tết
3. Bài mới:
+ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Họat động 1: Hướng dẫn HS đọc, hiểu chú thích. 
I. Đọc, hiểu chú thích
- GV giới thiệu về nhà văn Tô Hoài nói về Dế Mèn Phiêu lưu ký, xem một vài tranh trong truyện tranh Dế Mèn phiêu lưu kí. .. Từ đó chuyển vào nội dung bài học
- Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm
- HS đọc chú thích SGK trang 8 – 9
Sau đó GV nhấn mạnh, bổ sung 1 số ý cơ bản
1. Tác giả: SGK trang 8, 9
- HS kể tóm tắt nội dung truyện Dế Mèn phiêu lưu ký theo phần đọc thêm trong SGK và bản tóm tắt đã chuẩn bị ở nhà
2. Tác phẩm
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc, kể theo bố cục, giải thích từ khó
II. Đọc bài văn
- GV hướng dẫn HS cách đọc
+ Đoạn Dế Mèn tự tả chân dung mình đọc với giọng hào hứng, kiêu hãnh, chú ý nhẫn giọng ở các tính từ, động từ miêu tả
+ Đoạn trêu chị Cốc chú ý giọng đối thoại
- GV yêu cầu HS giải thích lại một số từ khó trong chú thích.
- HS tìm một số từ đồng nghĩa với từ tự đắc (tự cao, kiêu ngoạ, kiêu căng)
- GV: Tác giả chọn ngôi kể thứ mấy? Tác dụng của nó
(Ngôi kể thứ nhất, Dế Mèn tự xưng là tôi, kể chuyện mình, cách lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng:
+ Làm tăng tác dụng của biện pháp nhân hoá
+ Làm cho câu chuyện trở nên thân mật, giữ gìn giữa người kể và bạn dọc)
- Về bố cục: Bài văn có 2 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu ... sắp đứng đầu thiên hạ rồi: miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn
+ Đoạn 2: Là câu chuyện bài học đường đời đầu tiên đối với Dế Mèn. Câu văn có chức năng liên kết đoạn là: "Chao ôi, có biết đâu rằng... không thể làm lại được".
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc, hiểu văn bản.
III. Phân tích
- GV hỏi
1. Bức chân dung tự họa của Dế Mèn
- Chàng Dế thanh niên cường tráng, khoẻ mạnh tự tin, yêu đời
+ Ghi lại các chi tiết miêu tả ngoại hình và hành động của Dế Mèn. Nhận xét về trình tự và cách miêu tả trong đoạn văn
(+ Càng: mẫm bóng
+ Vuốt: cứng, nhọn hoắt
+ Đạp phành phạch
+ Cánh - áo dài chấn đuôi
+ Đầu to, nổi từng tăng 
+ Răng đen nhánh, nhai ngoàn ngoạp
+ Râu dài, uốn cong
 - Tính nết kiêu căng, hợm hĩnh, thích ra oai với kẻ yếu
đ Chàng dế thanh niên cường tráng, rất khoẻ mạnh đầy sức sống, tự tin, yêu đời, đẹp trai
+ Đi đứng oai vệ, làm điệu, nhón chân, rung râu
+ Tợn lắm, cà khịa với tất cả mọi ngươi trong xóm
+ Quá mấy chị Cào Cào, đi ghẹo anh Gọng Vó lạc
đ Quá kêu căng, hợm hĩnh
GV: Tìm những tính từ miêu tả hình dáng và tính cách Dế Mèn trong đoạn văn. Thay thế một số từ ấy bằng những từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa rồi rút ra nhận xét về cách dùng từ của tác giả.
(Cường tráng, khoẻ mạnh, to lớn, mạnh mẽ, đẹp đẽ...)
* Tổn hoặc: rất ngắn, cộc, hun hủn...)
* ngoàn ngoạp: xồn xộn, côm cốp, rào rạo....)
(Nhìn chung, không 1 từ ngữ nào có thể so sánh với các từ ngữ mà Tô Hoài đã dùng. Chúng chính xác , nổi bật lạ thường)
- HS thảo luận và tranh luận về nét đẹp và chưa đẹp trong hình dáng và tính tình của Dế Mèn
(Nét đẹp trong hình dáng: Khoẻ mạnh, cường tráng)
Nét đẹp trong tính tình, yêu đời, tự tin
Nét chưa đẹp trong tính nết: kiêu căng, tự phụ và vẻ đẹp và sức mạnh của mình, thích ra oai với kẻ yếu...)
- GV kết luận sơ bộ: Đây là một đoạn văn rất đặc sắc, độc đáo về nghệ thuật tả vật. Bằng cách nhân hoá cao độ, dùng nhiều tính từ, động từ, từ láy, so sánh rất chọn lọc, và chính xác.
(Hết tiết 73 chuyển tiết 74)
- HS thuật lại tóm tắt câu chuyện theo bố cục 
2. Về bài học đường đời đầu tiên
- GV nhận xét về thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt (biểu hiện qua lời lẽ, cách xưng hô, giọng điệu)
(Trịch thượng, khinh thường, không quan tâm giúp đỡ, xưng hô "chú mày", khi nghe Dế Choắt thỉnh cầu giúp dỡ thì "hếch răng lên xì một hơi rõ dài" và lớn tiếng mắng mỏ)
 - Vừa kể lể, vừa coi thường, vừa tàn nhẫn đối với bạn láng giềng
GV hỏi: Nêu diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt?
- Dế Choắt
(Lúc đầu thì huênh hoang trước Dế Choắt, sau đó chui tọt ngay vào hang, yên trí với nơi ẩn nấp kiên cố của mình. Nhưng khi Dế Choắt bị Cốc mổ thì Dế Mèn sợ hãi, nằm im thin thít. Sau khi Cốc bay đi rồi mới mon men bò ra khỏi hang. Trước cái chết thảm thương của Dế Choắt, Dế Mèn ân hận về lỗi của mình và thấm thía bài học đường đời đầu tiên)
- Nghịch ranh nghĩ mưu trên chị Cốc
- Sợ hãi khi nghe tiếng Cốc mổ Dế Choắt
- Bàng hoàng ngớ ngẩn vì hậu quả không lường hết được
- Thấm thía bài học đường đời đầu tiên
- GV hỏi
- Qua sự việc ấy, Dế Mèn đã rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình. Bài học ấy là gì?
(Bài học ấy đã được nói lên qua lời khuyên của Dế Choắt "ở đời ... mang vạ vào mình đấy")
- GV hỏi:
- Câu cuối cùng của đoạn trích có gì đặc sắc? (Câu văn nào thuật lại sự việc, vừa gợi tả tâm trạng mang ý nghĩa suy ngẫm sâu sắc)
Hoạt động 4 : Hướng dẫn tổng kết
- HS đọc mục ghi nhớ (SGK trang 11)
Ghi nhớ SGK trang 11
- Vì sao Dế Mèn gây nên tội lỗi
- Đặc sắc về nghệ thuật tả, kể của tác giả?
(Từ hình dáng, tính nết, hành động của các nhân vật, đặc biệt là nhân vật Dế Mèn được tác giả miêu tả rất sống động, phù hợp với tâm lí người mà vẫn không xa lạ với các đặc điểm của loài vật).
Hoạt động 6: Hướng dẫn luyện tập và học bài ở nhà
- Luyện tập Bài tập 2/SGK trang 11
- Cho HS làm bài tập 2 tại lớp, Bài tập 1 làm ở nhà
- Soạn bài: Sông nước Cà Mau
Tuần: 19
Tiết: 75
Phó từ
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
- Nắm được khái niệm phó từ
- Hiểu và nhớ được các loại ý nghĩa chính của phó từ
- Biết đặt câu có chứa phó từ để thể hiện các ý nghĩa khác nhau
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
- GV: Dùng bảng phụ 
- HS: Xem trước bài
III. Các bước lên lớp:
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở
3. Bài mới:	
* Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt đông của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm phó từ
- HS đọc mục 1.1. trong SGK và trả lời những câu hỏi
a/ Các từ: Đã, cũng, vẫn, chưa, thật, được, rất, ra bổ sung ý nghĩa cho những từ nào?
(Bổ sung ý nghĩa cho các từ: 
+ đã đi
+ cũng ra
+ vẫn chưa thấy thật lỗi lạc
- Câu b: 	rất ưa nhìn
	rất to
	rất bướng)
- Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào?
(Từ loại: Động từ: Đi, ra, thấy, soi (gương)Tính từ: lỗi lạc, ưa, to, bướng)
- GV nhấn mạnh không có danh từ được các từ đó bổ sung ý nghĩa. Phó từ là những từ bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.
-GV yêu cầu HS chép cả cụm từ vào vở, yêu cầu HS nhận xét về vị trí của những từ in đậm với các động từ, tính từ mà chúng đi kèm.
I. Khái niệm phó từ
- Bổ sung ý nghĩa cho động từ tính từ
Đứng trước
Động từ, tính từ
Đứng sau
đã
đi
cũng
ra
vẫn chưa
thấy
Thật
lỗi lạc
soi (gương)
được
rất
ưa nhìn
to
ra
-Kết luận: Phó từ là những hư từ đứng trước hoặc đứng sau động từ, tính từ
- HS đọc to mục ghi nhớ SGK trang 1
Hoạt động 2: Phân loại phó từ
HS tìm hiểu mục II.1 trong SGK và trả lời câu hỏi
- Những phó từ nào đi kèm với các động từ, tính từ, chóng, trêu, trông thấy, loay hoay
(câu a: lắm
 câu b: đừng, vào
 câu c: không, đã, đang)
- GV yêu cầu HS so sánh ý nghĩa của các cụm từ có và không có phó từ để tìm ra ý nghĩa của phó từ, và sắp xếp vào bảng phân loại đã cho.
* Ghi nhớ SGK trang 13
II. Phân loại phó từ
* Ghi nhớ SGK tr/14
ý nghĩa
Đứng trước
Đứng sau
Chỉ quan hệ thời gian
đã, đang
Chỉ mức độ
thật, rất
lắm
Chỉ sự tiếp diễn tương tự
cũng, vẫn
Chỉ sự phải định
không, chia
Chỉ sự cầu khiến
đừng
Chỉ kết quả và hướng
vào, ra
Chỉ khả năng
được
- GV yêu cầu HS kể thêm một số phó từ cho mỗi loại:
Thời gian: đã, sẽ, đang, sắp
Mức độ: rất, quá, lắm, vô cùng...
Tiếp diễn: cũng, vẫn, cứ, đều
Phủ định: không, chưa, chẳng
Cầu khiến: hãy, đừng, chớ)
- HS đọc to mục ghi nhớ SGK trang 14
Hoạt động 3: Ghi nhớ và củng cố nội dung tiết học
- GV yêu cầu HS ghi nhớ nội dung khái niệm về phó từ và các ý nghĩa mà phó từ có thể bổ sung cho động từ, tính từ.
- Yêu cầu HS tự đặt các câu có phó từ với các ý nghĩa khác nhau
Hoạt động 4: Luyện tập
Bài tập 1
- HS đọc vả xác định yêu cầu của đề.
III. Luyện tập
Bài tập 1/SGK trang 14
a. đã đến
(đã: phó từ chỉ quan hệ thời gian
- Không còn ngửi thấy
(không: phó từ chỉ sự phủ định
còn: phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự)
- đã cởi bỏ
(đã: phó từ chỉ quan hệ thời gian
- đèu lấm tấm
(đều: phó từ chỉ sự tiếp diễn toả ra
(đương, sắp, phó từ chỉ quan hệ thời gian, lại: phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự, ra: phó từ chỉ kết quả và hướng)
- cũng sắp có nụ
(cũng: phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự
sắp: phó từ chỉ quan hệ thời gian)
- đã về:
(đã: phó từ chỉ quan hệ thời gian)
- cũng sắp về
(cũng: phó từ chỉ sự tiếp diễn, tương tự, 
sắp: phó từ chỉ quan hệ thời gian)
h/ đã lâu được
(đã: phó từ chỉ quan hệ thời gian
được: phó từ chỉ kết quả)
Bài tập 2: SGK trang 15
+ GV yêu cầu HS có ý thức dùng phó từ và giải thích được lí do dùng phó từ ấy
- Nội dung: Thuật lại việc Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết bị thảm của Dế Choắt
- Độ dài: từ 3 - 5 câu
Bài tập 3: SGK trang 15
Chính tả: Chú ý những từ ngữ dễ viết sai của HS ở địa phương.
4. Dặn dò:
- Học bài
- Làm bài tập
Tiết: 76
Tìm hiểu chung về văn miêu tả
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
- Nắm được những hiểu biết chung nhất về văn miêu tả trước khi đi sâu vào một số thao tác chính nhằm tạo lập loại văn bản này
- Nhận diện được những đoạn văn, bài văn miêu tả
- Hiểu được trong những tình hống nào thì người ta thường dùng văn miêu tả
II. Chuẩn bị của thầy và trò
- GV: Nghiên cứu soạn bài
- HS: Xem lại văn miêu tả đã học ở học kỳ I
III. Các bước lên lớp:
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
* Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy
Họat động của trò
Hoạt động 1: Dẫn vào bài
I. Thế nào là văn miêu tả?
* Ghi nhớ SGK trang 16
- ở cấp tiểu học, các em đã học về văn miêu tả. Vậy em nào nhớ và trình bày thế nào là văn miêu tả.
- HS trả lời
- GV nhận xét
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm về văn miêu tả
1. HS đọc, suy nghĩ về 3 tình huống trong SGK tr. 15
- ở tình huống nào cần sử dụng văn miêu tả? Vì sao?
(Cả 3 tình huống đều cần sử dụng văn miêu tả vì căn cứ vào hoàn cảnh và mục đích giao tiếp).
Tình huống 1: Tả con đường và ngôi nhà để người khách nhận ra, không bị lạc
Tình huống 2: Tả cái áo ... ửi để làm gì?
* Hoạt động 4: Cách thức viết đơn:
III. Cách thức viết đơn
- GV cho HS đọc, quan sát và suy nghĩ về đơn: Cách thức làm bài loại đơn qua các mục đã nêu trong SGK
1. Viết theo mẫu 
(SGK trang 133)
- HS trao đổi và rút ra nhận xét trong phần lưu ý cuối bài: cách trình bày một lá đơn
2. Viết không theo mẫu SGK trang 134
* Hoạt động 5: Hướng dẫn làm bài tập ở nhà
- Tập viết đơn xin nghỉ học
Ngày soạn: 24/04/200...
Tuần: 32
Tiết: 125 - 126
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh
- Thấy được bức thư của thủ lĩnh da đỏ xuất phát từ tình yêu thiên nhiên đất nước đã nêu lên một vấn đề bức xúc có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống hiện nay: bảo vệ và giữ gìn trong sạch của thiên nhiên, môi trường
- Thấy được tác dụng của việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong bức thư đối với việc diễn đạt ý nghĩ và biểu hiện tình cảm, đặc biệt là phép nhân hoá, yếu tố thông điệp và thủ pháp đối lập
II. Các bước lên lớp
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Vì sao nói Cầu Long Biên là một chứng nhân lịch sử, không chỉ đối với thủ đô Hà Nội mà còn đối với nhân dân cả nước trong một thế kỉ qua?
3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hoạt động 1: Dẫn vào bài
- GV nói chậm, truyền cảm: Năm 1954, Tổng thống thứ 14 của nước Mỹ là Phreng Klin Pi ơxơ tỏ ý muốn mua đất của người da đỏ. Thủ lĩnh của người da đỏ là Xiattơn đã viết thư này để trả lời: Đây là một bức thư rất nổi tiếng, từng được nhiều người xem là văn bản hay nhất về bảo vệ thiên nhiên và môi trường.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu thể loại và giải thích từ khó
- GV đọc đoạn đầu, HS đọc tiếp cho đến hết bài
- GV nhận xét cách đọc
- HS đọc kỹ các chú thích, đặc biệt là các chú thích 3, 4, 8, 10 và 11
- Về thể loại GV cho HS tìm hiểu đây là thể loại: Thư từ, chính luận, trữ tình
* Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết
I. Tìm hiểu văn bản
GV hỏi:
Đối tượng hai thái độ ứng xử của con người với thiên nhiên đất đai, môi trường
- Tìm những từ ngữ, câu ... nói lên thái độ, tình cảm của người da đỏ đối với thiên nhiên, môi trường, đặc biệt là đất đai?
- HS phát hiện, nhận xét
(Với mỗi người da da, mỗi tấc đất là thiêng liêng
a. Của người da đỏ:
+ Đất là mẹ
- Đất là mẹ
+ Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi
- Không thể nào quên được mảnh đất tươi đẹp này
+ Hoa là chị, là em... vũng nước mỏm đá, chú ngựa con... tất cả đều chung một gia đình
 - Là tình yêu tha thiết, máu thịt của người da đỏ đối với đất nước quê hương
+ Dòng sông con suối là máu của tổ tiên
+ Tiếng thì thầm của dòng nước là tiếng nói của cha ông
+ Không khí là vô cùng quí giá và phải chia sẻ linh hồn với tất cả cuộc sống mà không khí đã ban cho)
+ GV hỏi
- Qua đó ta có thể thấy được tình cảm và thái độ của người da đỏ như thế nào ?
(Thái độ, tình cảm là gắn bó và biết ơn như trong một gia đình, như với người anh, chị em ruột thịt, như với bà mẹ hiền minh, vĩ đại)
Hết tiết 125 chuyển sang tiết 126
- HS phát hiện
(Của người da trắng mới nhập cư vào đất Mỹ
b. Của người da trắng mới nhập cư vào đất Mỹ
+ Muốn dùng tiền bạc, đô la để mua tất cả
- Đối với đất, người da trắng là kẻ xa lạ
+ Khi chết thường quên đi đất nước họ sinh ra
- Mảnh đất này là kẻ thù của họ và khi đã chinh phục được thì họ sẽ lần tới
+ Mảnh đất này là kẻ thù của họ, và lòng thèm khát của họ sẽ ngấu nghiến đất đai, rồi để lại đằng sau những bãi hoang mạc, xoá bỏ gần như toàn bộ cuộc sống thanh khiết, yên tĩnh...)
+ GV hỏi
2. Bức thư là một trong những văn bản hay nhất về thiên nhiên và môi trường
- Xuất phát từ tình yêu quê hương đất nước, bức thư trở thành một trong những văn bản có giá trị nhất về vấn đề bảo vệ thiên nhiên môi trường
- Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để nêu bật sự khác nhau, sự đối lập ấy và để thể hiện tình cảm của mình? (HS phát hiện trả lời)
+ Phép so sánh nhân hoá, đối lập, các yếu tố trùng điệp)
- Hãy giải thích vì sao một bức thư nói về chuyện mua bán đất đai cách đây một thế kỉ rưỡi nay vẫn được nhiều người xem là một trong những văn bản hay nhất nói về thiên nhiên và môi trường? 
(GV diễn giải để HS hiểu: Xuất phát điểm của bức thư trước hết vẫn là lòng yêu quê hương đất nước, nhưng đây là một tình yêu đặc biệt gắn với đất đai và thiên nhiên của những con người sống giữa thiên nhiên, hoà đồng với thiên nhiên, được thiên nhiên như một bà mẹ hiền che chở và cung cấp cho họ tất cả những thứ cần thiết)
+ GV nêu vấn đề
3. Tác dụng nghệ thuật của các biện pháp trùng điệp và đối lập
- Bức thư đã sử dụng rất nhiều yếu tố của phép lập (lập ý, lập từ ngữ, lặp kiểu câu). Hãy lập bảng thống kê một số hoặc toàn bộ những yếu tố lặp ấy và chỉ ra tác dụng biểu hiện tương tưởng, tình cảm của chúng?
+ HS trả lời:
(Biện pháp trùng lặp:
- Kí ức, thiêng liêng, người anh em, mẹ, hoang dã, người da đỏ, người da trắng...
- Nếu chúng tôi bán... ngài phải....
 - Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu...
+ Tác dụng:
- Tình cảm gắn bó sâu nặng, thiêng liêng với đất nước, quê hương
- Phê phán, lối sống và thái độ tình cảm của người da trắng đối với đất đai, môi trường)
* Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết
- HS đọc mục ghi nhớ: SGK trang 140
Ghi nhớ SGK trang 140
- GV nhấn mạnh 3 ý chính
1. Tình yêu quê hương, đất nước của người da đỏ
2. Phê phán sự huỷ hoại môi trường của những người da trắng
3. Vấn đề toàn nhân loại
- Con người sống hoà hợp với thiên nhiên
- Chăm lo bảo vệ thiên nhiên, môi trường như bảo vệ mạng sống của mình
* Hoạt động 5: Hướng dẫn luyện tập
- Viết đoạn văn ngắn giải thích câu danh ngôn: Đất là mẹ?
- Soan bài: Phong Nha
Ngày soạn: 26/04/200...
Tuần: 32
Tiết: 127
Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ (tiếp theo)
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh
- Nắm được các loại lỗi viết câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ, hoặc thể hiện so sánh ngữ nghĩa với các bộ phận trong câu
- Biết tự phát hiện các lỗi đã học và chữa các lỗi đó
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
- GV: Dùng bảng phụ 
III. Các bước lên lớp
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Bài tập 4, 5 SGK trang 130, 131
3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hoạt động 1: Chữa lỗi câu thiếu CN lẫn VN
I. Câu thiếu CN lẫn VN
- GV dùng bảng phụ ghi ví dụ a, b mục I - SGK trang 141
1. Nguyên nhân chưa phân biệt được trạng ngữ và CN, VN
2.Cách chữa bổ sung nòng cốt câu
- HS đọc kỹ 2 câu ví dụ trên
- Xác định thành phần CN và VN trong các câu a, b?
- Hai câu trên mắc lỗi gì? Nguyên nhân và cách chữa
+ HS trả lời
(- Cả 2 câu đều không có CN, VN
- Cả 2 câu đều mắc lỗi thiếu CN, VN
- Nguyên nhân: Chưa phân biệt được trạng ngữ và CN, VN
- Cách chữa: Bổ sung nòng cốt câu
- Câu a: Mỗi khi đi qua cầu Long Biên, tôi đều thấy lòng mình bồi hồi
- Câu b: Bằng khối óc sáng tạo và bàn tay lao động của mình, chỉ trong vòng sáu tháng, công nhân nhà máy X đã hoàn thành 60% kế hoạch năm
* Hoạt động 2: Chữa lỗi câu sai về quan hệ ngữ nghĩa
II. Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu:
- GV dùng bảng phụ ghi ví dụ 1 mục II SGK/141
- HS đọc kỹ câu ví dụ trên
- HS xác định CN, VN trong câu
- HS trả lời
- Phần in đậm trước dấu phẩy miêu tả hành động của CN trong câu (b) - Câu sai về nghĩa
(CN: ta
VN: thấy dượng Hương Thư.... hùng vĩ)
- GV hỏi:
- Cách viết như phần in đậm (Phấn màu) có thể gây ra sự hiểu lầm như thế nào? 
- HS trả lời
(- Có thể hiểu lầm
- CN: ta
- VN: Hai hàm răng cắn chặt ... nảy lửa
- Cách chữa:
. Ta thấy dượng Hương Thư, hai hàm răng cắn chặt ... hùng vĩ)
* Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
II. Luyện tập
1. Bài tập 1/141
1/ SGK trang 141
Xác định CN, VN
a. CN: Cầu
VN: Được đổi tên...cầu Long Biên
b. CN: Lòng tôi
VN: lại nhớ .. và oai hùng
c. CN: tôi
VN: Cảm thấy chiếc cầu ... vững chắc
2. Bài tập 2 SGK/trang 142
2 SGK/trang 142
Bổ sung CN - VN phù hợp
a. HS ùa ra đường
b. Nước ngập mênh mông
c. Những chiếc nón nhấp nhô
d. Mọi người cùng reo lên 
3/ Bài tập SGK trang 142
3/ SGK trang 142
Phát hiện và sửa lỗi cấu trúc ngữ pháp
- Câu a
+ Lỗi: Thiếu CN - VN
Cách chữa: Thêm CN - VN: Một cụ vừa nổi lên
- Câu b:
+ Lỗi: thiếu CN - VN
+ Sửa:... chúng ta đã bảo vệ vững chắc nền độc lập của mình
- Câu c:
+ Lỗi: Thiếu CN - VN
+ Sửa: Chúng ta nên xây dựng một nhà bảo tàng cầu Long Biên
4. Bài tập SGK trang 142
4/ SK trang 142
Phát hiện và sửa lỗi về quan hệ ngữ nghĩa
- Câu a
+ Lỗi về ý nghĩa từ ngữ: câu cầu không thể bóp còi
+ Sửa: ... và còi xen rộn vang..
- Câu b:
+ Lỗi: Không rõ ai vừa đi học về
+ Sửa: Thuý vừa đi học về
- Câu c
+ Lỗi: Không rõ bạn ấy có phải là Tuân không?
+ Sửa: ...và cho em một cây bút mới
4. Dặn dò:
- Học bài
- Làm tiếp các bài tập còn lại
Tuần: 32
Tiết: 128
Luyện tập
Cách viết đơn và sửa lỗi
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS
- Nhận ra được những lỗi thường mắc khi viết đơn thông qua các bài tập
- Nắm được phương hướng và cách khắc phục, sửa chữa các lỗi thường mắc qua các tình huống
- Ôn tập những hiểu biết về đơn từ
II. Các bước lên lớp
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu những nội dung không thể thiếu được trong 1 lá đơn
3. Bài mới
+ Dự kiến về phương pháp, biện pháp thực hiện và hình thức thực hiện
1. Luyện tập theo các bài tập
2. Chia nhóm tổ, học tập
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hoạt động 1: Dẫn vào bài
- Nêu yêu cầu của tiết học
- Chia tổ, nhóm học tập
* Hoạt động 2: Các lỗi thường mắc khi viết đơn
- Chỉ rõ các lỗi trong đơn 1
- Nêu rõ cách chữa
- HS thảo luận trong nhóm, tổ sau đó cử đại biểu báo cáo trước lớp
I. Các lỗi thường mắc khi viết đơn
1. Bài tập 1
 * Đơn này thiếu các mục cần thiết sau đây:
- Thiếu quốc hiệu
- Thiếu mục nêu tên người viết đơn
- Thiếu ngày, tháng, nơi viết đơn và chữ kí của người viết đơn
- GV nhận xét, điều chỉnh
Bài tập 2
2. Bài tập 2
- Phát hiện lỗi và nêu cách chữa lỗi ở đơn 2
- Đơn này mắc các lỗi sau:
- Lí do viết đơn tham gia lớp nhạc hoạ không chính xác
- HS thảo luận trong nhóm, tổ, sau đó cử đại biểu báo cáo trước lớp
- GV nhận xét, điều chỉnh
- Thiếu ngày, tháng, và nơi viết đơn
 Bài tập 3
3. Bài tập 3
- Đơn sai ở chỗ nào? Vì sao?
- Đơn này mắc lỗi sau
- HS thảo luận trong nhóm, tổ cửa đại diện trình bày
- Hoàn cảnh viết đơn không có sức thuyết phục: đã bị ốm, sốt li bì, đau đầu... không thể ngồi dậy được thì không thể viết đơn được. Trong trường hợp này đơn phải cho phụ huynh viết thay cho HS bị ốm mới đúng
- GV nhận xét, điều chỉnh
- Phải viết em tên là chứ không phải là tên em là
* Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
- Tuỳ vào nội dung viết đơn của HS mà GV nêu cách chỉnh cho phù hợp và đúng quy cách
* Hoạt động 4: Hướng dẫn làm bài tập ở nhà
1. Viết đơn xin gia nhập Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 6 HKII 115 trang.doc