Giáo án Ngữ văn 6 tiết 103+ 104: Cô Tô

Giáo án Ngữ văn 6 tiết 103+ 104: Cô Tô

I. YÊU CẦU : Giúp HS:

 - Cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn.

 - Thấy được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả.

II. CHUẨN BỊ :

 - GV : Soạn giáo án, tham khảo tài liệu SGK, SGV, sách tự học.

- HS : Soạn bài ở nhà theo gợi ý SGK.

 

doc 3 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 9409Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 tiết 103+ 104: Cô Tô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 26 Ngày soạn : 09/03/2006 
 CÔ TÔ 
Văn bản 
 Tiết : 103 - 104 Ngày dạy : 15/03/2006 
I. YÊU CẦU : Giúp HS:
 - Cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn.
 - Thấy được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả.
II. CHUẨN BỊ :
 - GV : Soạn giáo án, tham khảo tài liệu SGK, SGV, sách tự học.
- HS : Soạn bài ở nhà theo gợi ý SGK.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
Nội dung hoạt động
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
+ Hoạt động 1 : Khởi động ( 5 phút)
 - Ổn định lớp.
 - Kiểm tra bài cũ.
 - Giới thiệu bài mới.
- Ổn định nề nếp – kiểm tra sỉ số.
Hỏi : Cảnh thiên nhiên được miêu tả trong bài thơ “Mưa”như thế nào?
- GV giới thiệu bài mới.
- Báo cáo sỉ số.
- HS trả lời cá nhân. 
- Nghe, ghi tựa bài.
+ Hoạt động 2: Tìm hiểu chung – Phân tích văn bản.(70 phút)
 I. Tìm hiểu chung: (20 phút)
 a. Tác giả: Nguyễn Tuân (1910-1987) quê ở Hà Nội là nhà văn có sở trường về tuỳ bút và bút kí.
 b. Tác phẩm: Văn bản là bài cuối của bài kí “Cô Tô”. 
 c. Bố cục: 3 đoạn.
 - Từ đầu ..theo mùa sóng ở đây: quang cảnh Cô Tô sau cơn bão.
 - Tiếp theo.trong đất liền: cảnh mặt trời mọc trên biển đả Cô Tô.
- Phần còn lại: Cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô.
II. Phân tích :(50 phút)
 1. Cảnh Cô Tô sau cơn bão :
 - Bầu trời trong trẻo, sáng sủa.
 - Cây trên núi đảo xanh mượt.
 - Nước biển lam biếc, đậm đà.
- Cát vàng giòn.
-> tính từ chỉ màu sắc, từ ngữ chọn lọc.
=> Cảnh trong sáng, phóng khoáng và lộng lẫy.
TIẾT 2
2. Cảnh mặt trời mọc :
- Chân trời, ngấn bểsạch như tấm kính.
- Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.
- Vài chiếc nhạn chao đi chao lại; một con hải âu là là nhịp cánh.
-> So sánh.
=> Bức tranh cực kì rực rỡ, lộng lẫy.
 3. Cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô:
- Có rất đông người đến tắm gội, gánh, múc.
- Các thuyền mở nắp sạp đổ nước ngọt chuẩn bị ra khơi.
- Anh hùng Châu Hoà Mãn quẩy nước cho đoàn thuyền.
-> Cảm nhận tinh tế.
 => Cuộc sống thanh bình, rộn ràng, yên vui.
- Gọi HS đọc chú thích dấu sao. 
- Nêu vài nét về tác giả, tác phẩm
- GV giảng thêm về tác giả, tác phẩm.
- Gọi HS đọc văn bản.
Hỏi: Theo em, bài văn chia làm mấy đoạn? Mỗi đoạn nêu lên ý gì?
- GV nhận xét - hướng dẫn HS vào đoạn 1.
Hỏi: Dưới ngòi bút miêu tả của tác giả, cảnh Cô Tô sau cơn bão hiện lên qua các chi tiết nào?
Hỏi: Ở đây, lời văn miêu tả có gì đặc sắc về cách dùng từ?
- GV nhận xét.
Hỏi Theo em, tính từ nào có giá trị gợi hình, gợi cảm hơn cả?
Hỏi Ở đây, lời văn miêu tả đã có sức gợi lên một cảnh tượng thiên nhiên như thế nào trong cảm nhận của em?
- GV nhận xét và chốt lại ý 1.
- GV hướng dẫn HS sang phần 2.
Hỏi Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô được quan sát và miêu tả theo trình tự thời gian : trước, trong và sau khi mặt trời mọc. Hãy tìm các chi tiết miêu tả trong từng thời điểm đó?
Hỏi Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả trong các chi tiết trên?
- Gv nhận xét -> rút ra ý ghi bảng.
- GV hướng dẫn HS sang phần 3.
Hỏi Để miêu tả cảnh sinh hoạt trên đảo Cô Tô, nhà văn đã chọn điểm không gian nào? 
 Tại sao tác giả chọn duy nhất cái giếng nước ngọt để tả cảnh sinh hoạt trên đảo Cô Tô?
 - GV nhận xét và giảng thêm về giếng trên đảo.
Hỏi Trong con mắt tác giả, sự sống nơi đảo Cô Tô diễn ra như thế nào quanh cái giếng nước ngọt?
Hỏi Hình ảnh anh hùng Châu Hoà Mãn gánh nước ngọt ra thuyền, chị Châu Hoà Mãn dịu dàng điệu con bên cái giếng nước ngọt trên đảo gợi cho em cảm nghĩ gì về cuộc sống của con người nơi đảo Cô Tô ?
 - GV nhận xét. Chốt lại ý.
- Đọc .
- HS dựa vào phần chú thích -> trả lời.
- Nghe.
- HS trả lời cá nhân : 3 đoạn
- HS trả lời cá nhân. 
- HS trả lời cá nhân: Dùng các tính từ gợi tả vừa tinh tế, vừa gợi cảm.
- HS trả lời cá nhân: Vàng giòn..
-HS trả lời cá nhân: Cảnh trong sáng, phóng khoáng và lộng lẫy. 
- Nghe.
- HS tìm chi tiết.
- Trả lời cá nhân: nổi bật là hình ảnh so sánh độc đáo, mới lạ.
- Nghe.
- HS trả lời cá nhân: cái giếng nước ngọt giữa đảo.
- Là nơi sự sống diễn ra mang tính chất đảo.
- Tấp nập, đông vui, thân tình.
- Cuộc sống thanh bình, rộn ràng, yên vui. 
- Nghe.
+ Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hiện ghi nhớ. (7 phút)
III.Tổng kết:
Ghi nhớ SGK 
Bài văn đã cho em hiểu gì về Cô Tô? Em cảm nhận được những vẻ độc đáo nào trong văn miêu tả Cô Tô của Nguyễn Tuân?
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- Trả lời theo ghi nhớ.
- Đọc.
+ Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò. (8 phút) 
 - Củng cố:
Dặn dò:
Hỏi : Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc ?
 + Học bài.
 + Chuẩn bị : Cây tre Việt Nam.
- Viết đoạn văn.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
DUYỆT
Ngày 10tháng 03..năm 2006

Tài liệu đính kèm:

  • docc7-103-104-COTO.doc