Giáo án Ngữ văn 6 tiết 109: Cây tre Việt Nam

Giáo án Ngữ văn 6 tiết 109: Cây tre Việt Nam

I. YÊU CẦU : Giúp HS:

 - Hiểu và cảm nhận được giá trị nhiều mặt của cây tre và sự gắn bó giữa cây tre với cuộc sống của dân tộc Việt Nam; cây tre trở thành một biểu tượng của Việt Nam.

 - Nắm được những đặc điểm nghệ thuật của bài kí: giàu chi tiết và hình ảnh, kết hợp miêu tả và bình luận, lời văn giàu nhịp điệu.

II. CHUẨN BỊ :

 - GV : Soạn giáo án, tham khảo tài liệu SGK, SGV, sách tự học.

- HS : Soạn bài ở nhà theo gợi ý SGK.

 

doc 3 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 5043Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 tiết 109: Cây tre Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần : 28 Tiết: 109
 Ngày soạn : 21/03/2006 
 Ngày dạy : 27/03/2006 
 CÂY TRE VIỆT NAM 
I. YÊU CẦU : Giúp HS:
 - Hiểu và cảm nhận được giá trị nhiều mặt của cây tre và sự gắn bó giữa cây tre với cuộc sống của dân tộc Việt Nam; cây tre trở thành một biểu tượng của Việt Nam.
 - Nắm được những đặc điểm nghệ thuật của bài kí: giàu chi tiết và hình ảnh, kết hợp miêu tả và bình luận, lời văn giàu nhịp điệu.
II. CHUẨN BỊ :
 - GV : Soạn giáo án, tham khảo tài liệu SGK, SGV, sách tự học.
- HS : Soạn bài ở nhà theo gợi ý SGK.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
Nội dung hoạt động
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
+ Hoạt động 1 : Khởi động ( 5 phút)
 - Ổn định lớp.
 - Kiểm tra bài cũ.
 - Giới thiệu bài mới.
- Ổn định nề nếp – kiểm tra sỉ số.
Hỏi : Cảnh thiên nhiên được miêu tả trong bài thơ “Mưa”như thế nào?
- GV giới thiệu bài mới.
- Báo cáo sỉ số.
- HS trả lời cá nhân. 
- Nghe, ghi tựa bài.
+ Hoạt động 2: Tìm hiểu chung – Phân tích văn bản.(30 phút)
 I. Tìm hiểu chung: 
 a. Tác giả: Thép Mới (1925 - 1991) tên khai sinh là Hà Văn Lộc, quê ở Hà Nội. Ngoài báo chí, Thép Mới còn viết nhiều bút kí, thuyết minh phim.
 b. Tác phẩm: 
 Bài văn “Cây tre Việt Nam” là lời bình cho bộ phim cùng tên do các nhà điện ảnh Ba Lan thực hiện. Thông qua hình ảnh cây tre, bộ phim đã ca ngợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.
c. Bố cục: 4 đoạn.
II. Phân tích :
 1. Tre- người bạn của nhân dân Việt Nam :
 - Cây tre có mặt ở mọi miền đất nước.
 - Tre gần gũi, gắn bó, thân thuộc với đời sống của người Việt Nam, làng quê Việt Nam.
2. Vẻ đẹp của cây tre Việt Nam :
- Vẻ đẹp tre: măng mọc thẳng, dáng vươn mộc mạc, màu tươi nhũn nhặn.
- Phẩm chất tre: vào đâu cũng sống, ở đâu cũng xanh tốt; cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.
-> nhiều tính từ => Vẻ đẹp và những phẩm chất đáng quý của cây tre Việt Nam: thanh cao, giản dị, bền bỉ.
 3. Tre gắn bó với đời sống của người dân Việt Nam:
 * Trong lao động:
 Tre là cánh tay của người nông dân: dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang, chẻ lạt, buộc mềm..
 * Trong chiến đấu:
 Tre chống lại sắt thép quân thù, tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre hi sinh để bảo vệ con người.
 * Trong sinh hoạt hằng ngày: 
 Tuổi già vớ chiếc điếu cày tre là khoan khoái, chiếc nôi tre, sáo tre, sáo trúc
 * Trong tương lai:
 Tre sẽ còn mãi trong tâm hồn dân tộc Việt Nam.
 * Là hình ảnh tượng trưng cho những đức tính tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
-> Nhân hoá, điệp từ => tre gần gũi, gắn bó với người trên mọi mặt.
- Gọi HS đọc chú thích dấu sao. 
- Nêu vài nét về tác giả, tác phẩm
- GV giảng thêm về tác giả, tác phẩm.
- Gọi HS đọc văn bản.
Hỏi: Theo em, bài văn chia làm mấy đoạn? Mỗi đoạn nêu lên ý gì?
- GV nhận xét - hướng dẫn HS vào đoạn 1.
Hỏi: Tác giả đã dựa trên căn cứ nào để nhận xét tre là người bạn của nhân dân VN?
Hỏi: Hình vẽ trong SGK gợi cho em cảm nghĩ gì?
- GV nhận xét.
Hỏi Tác giả cảm nhận cây tre Việt Nam qua các biểu hiện cụ thể nào về vẻ đẹp và phẩm chất?
Hỏi Nhận xét về cách dùng từ của tác giả trong các lời văn trên?
- GV nhận xét - chốt lại ý .
- GV hướng dẫn HS sang phần 3.
Hỏi Sự gắn bó của tre với đời sống hằng ngày của người VN đã được giới thiệu như thế nào trên các mặt sinh hoạt: lao động, chiến đấu, sinh hoạt?
Hỏi Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả trong các chi tiết trên?
- Gv nhận xét -> rút ra ý ghi bảng.
Hỏi Vị trí của cây tre VN trong tương lai đã được dự đoán như thế nào? 
Hỏi : Ở đoạn cuối tác giả muốn nói điều gì?
Hỏi: Có gì đặc sắc trong hình thức các lời văn trên?
 - GV nhận xét. Chốt lại ý.
- Đọc .
- HS dựa vào phần chú thích -> trả lời.
- Nghe.
- Đọc văn bản.
- HS trả lời cá nhân : 4 đoạn
+ Từ đầu..làm bạn: Tre- người bạn của nhân dân Việt Nam .
 + Tiếp.chí khí như người: vẻ đẹp của tre.
 + Tiếp.cao vút mãi: 
Tre gắn bó với đời sống của người dân Việt Nam.
 + Còn lại: Là hình ảnh tượng trưng cho những đức tính tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
- HS trả lời cá nhân. 
- HS trả lời cá nhân: gần gũi, gắn bó, thân thuộc với đời sống của người Việt Nam.
 - Nghe.
- HS trả lời cá nhân. 
- HS : nhiều tính từ.
- Nghe.
- Trả lời cá nhân.
- HS trả lời cá nhân: Nhân hoá, điệp từ.
- HS trả lời cá nhân. 
- HS trả lời cá nhân: Tre là hình ảnh tượng trưng cho những đức tính tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
- Nghe.
+ Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hiện ghi nhớ. (5 phút)
III.Tổng kết:
Ghi nhớ SGK /100.
Em cảm nhận được gì về cây tre VN qua văn bản này?
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- Trả lời theo ghi nhớ.
- Đọc.
+ Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò. (5 phút) 
 - Củng cố:
Dặn dò:
Hỏi : Em hãy tìm một số câu tục ngữ, ca dao, thơ, truyện cổ tích VN có nói đến cây tre ?
- Gọi HS đọc thêm.
- Hướng dẫn HS:
 + Học bài.
 + Chuẩn bị : Câu trần thuật đơn.
- HS trả lời cá nhân. .
- Đọc.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.

Tài liệu đính kèm:

  • docd2-109-CAYTREVIETNAM.doc