I. YÊU CẦU : Giúp HS :
- Nắm được kiểu câu trần thuật đơn có từ là.
- Biết đặt câu trần thuật đơn có từ là.
II. CHUẨN BỊ :
- GV : Sách GV, sách GK, thiết kế giáo án.
- HS : Đọc – trả lời trước các câu hỏi SGK.
Tuần : 28 Tiết: 112 Ngày soạn : 23/03/2006 Ngày dạy : 30/03/ 2006 CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN CÓ TỪ LÀ I. YÊU CẦU : Giúp HS : - Nắm được kiểu câu trần thuật đơn có từ là. - Biết đặt câu trần thuật đơn có từ là. II. CHUẨN BỊ : - GV : Sách GV, sách GK, thiết kế giáo án. - HS : Đọc – trả lời trước các câu hỏi SGK. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG : Nội dung hoạt động Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh + Hoạt động 1 : Khởi động : (5phút) - Ổn định lớp. - Kiểm tra bài cũ. - Giới thiệu bài mới. - Ổn định nề nếp – sỉ số. Hỏi Thế nào là câu trần thuật đơn ? - GV giới thiệu bài mới. - Báo cáo sỉ số. - HS trả lời cá nhân. - Nghe và ghi tựa. + Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm câu trần thuật đơn. (15 phút) I. Đặc điểm câu trần thuật đơn có từ là: a. Bà đỡ Trần / là người huyện Đông Triều. ( là + cụm danh từ) b. Truyền thuyết / là loại truyện dân gian kì ảo. ( là + cụm danh từ). c. Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô / là một ngày trong trẻo, sáng sủa. ( là + cụm danh từ) d. Dế Mèn trêu chị Cốc / là dại. (là + tính từ). Ghi nhớ SGK/ 114 II. Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là: + Câu định nghĩa: câu b. + Câu giới thiệu : câu a. + Câu miêu tả (hoặc giới thiệu): câu c. + Câu đánh giá: câu d. * Ghi nhớ : SGK/115. - Gọi HS đọc 4 ví dụ SGK. - Yêu cầu HS xác định vị ngữ.. - Hỏi: Vị ngữ của các câu trên do những từ hoặc cụm từ loại nào tạo thành? - GV nhận xét . - Hỏi: Chọn những từ hoặc cụm từ phủ định thích hợp cho sau đây điền vào trước vị ngữ của các câu trên : không, không phải, chưa, chưa phải. - GV nhận xét- chốt lại đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là. - Gọi HS nhắc lại ghi nhớ. - Gọi HS đọc các câu vừa phân tích ở phần 1. Hỏi: Vị ngữ của câu nào trình bày cách hiểu về sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ở chủ ngữ? Hỏi: Vị ngữ của câu nào có tác dụng giới thiệu sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ở chủ ngữ? Hỏi: Vị ngữ của câu nào miêu tả đặc điểm trạng thái của sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ở chủ ngữ? Hỏi: Vị ngữ của câu nào thể hiện sự đánh giá đối với sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ở chủ ngữ? - GV hướng dẫn HS trả lời từng câu hỏi rồi rút ra bốn kiểu cvâu thường gặp. - Gọi HS đọc ghi nhớ. - HS đọc. - HS xác định vị ngữ. + Câu a, b, c: là + cụm danh từ; câu d : là + tính từ. -Nghe. - HS trả lời cá nhân: chỉ điền được: không phải, chưa phải. - Nghe. - HS đọc ghi nhớ. -HS đọc. - HS trả lời cá nhân. - HS trả lời cá nhân. - HS trả lời cá nhân. - HS trả lời cá nhân. - Đọc ghi nhớ. + Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập. (20 phút) Bài tập 1: Các câu trần thuật đơn có từ là: Câu a, c, d, e. Bài tập 2: a. Hoán dụ / là gọi tên..cho sự diễn đạt. (câu định nghĩa). c. Tre / là cánh tay của người nông dân. (Câu giới thiệu). d. Bồ các / là bác chim ri. (Câu giới thiệu). e. Khóc / là nhục. Rên / hèn. Van, / yếu đuối. ..Dại khờ / là những lũ người câm.(Câu đánh giá). Bài tập 3 : Đoạn văn tham khảo: Nam là bạn thân nhất của em. Bạn Nam học rất giỏi. Năm nào, bạn ấy cũng là HS xuất sắc, là “Cháu ngoan Bác Hồ”. Em rất thán phục bạn và hứa sẽ phấn đấu học giỏi như bạn Nam. - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 1 – Gọi HS trình bày. - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 2. - Gọi HS trình bày. - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 3. - Cho HS thảo luận. - Goi đại diện nhóm trình bày. - Đọc. - HS trả lời cá nhân. . - Đọc. - HS trả lời cá nhân. - Đọc. - HS thảo luận. - Đại diện nhóm trình bày. + Hoạt động 4: củng cố – Dặn dò(5 phút) -Củng cố. -Dặn dò. - Hỏi: Thế nào là câu trần thuật đơn có từ là? - Yêu cầu HS: - Học bài: chú ý đến ghi nhớ. - Chuẩn bị: Lao xao. - Trả lời cá nhân. - Thực hiện theo yêu cầu. DUYỆT Ngày .tháng 03..năm 2006
Tài liệu đính kèm: