I. YÊU CẦU : Giúp HS :
- Nắm được kiểu câu trần thuật đơn không có từ là.
- Nắm được tác dụng của kiểu câu này.
II. CHUẨN BỊ :
- GV : Sách GV, sách GK, thiết kế giáo án.
- HS : Đọc – trả lời trước các câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
Tuần : 30 Tiết: 118 Ngày soạn : 04/04/2006 Ngày dạy : 11/04/ 2006 CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN KHÔNG CÓ TỪ LÀ I. YÊU CẦU : Giúp HS : - Nắm được kiểu câu trần thuật đơn không có từ là. - Nắm được tác dụng của kiểu câu này. II. CHUẨN BỊ : - GV : Sách GV, sách GK, thiết kế giáo án. - HS : Đọc – trả lời trước các câu hỏi SGK. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG : Nội dung hoạt động Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh + Hoạt động 1 : Khởi động : (5phút) - Ổn định lớp. - Kiểm tra bài cũ. - Giới thiệu bài mới. - Ổn định nề nếp – sỉ số. Hỏi Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là? Cho ví dụ. - GV giới thiệu bài mới. - Báo cáo sỉ số. - HS trả lời cá nhân. - Nghe và ghi tựa. + Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm câu trần thuật đơn. (15 phút) I. Đặc điểm câu trần thuật đơn không có từ là: - Vị ngữ thường do động từ, cụm động từ, tính từ, cụm tính từ tạo thành. - Khi biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các từ: không, chưa II. Phân loại: + Câu miêu tả: Là câu dùng để miêu tả hành động, trạng thái, đặc điểm của sự vật nêu ở chủ ngữ. Trong câu miêu tả, chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ. + Câu tồn tại: dùng để thông báo về sự xuất hiện, tồn tại hoặc tiêu biến của sự vật. Trong câu tồn tại, vị ngữ thường đứng trước chủ ngữ. - GV treo bảng phụ. - Yêu cầu HS đọc và phân tích cấu tạo của vị ngữ. +Phú ông mừng lắm. + Chúng tôi tụ hợp ở góc sân. - Hỏi: Ta có thể điền các tổ hợp từ phủ định vào trước các vị ngữ trên được không? - GV nhận xét . - Hỏi: Từ đó em hãy cho biết câu trần thuật đơn không có từ là có đặc điểm gì? - GV nhận xét- chốt lại đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là. - GV ghi bảng: + Đằng cuối bãi, hai cậu bé con tiến lại. + Đằng cuối bãi, tiến lại hai cậu bé con. - Cho HS tìm chủ ngữ, vị ngữ. - Hỏi: Các câu trên dùng để làm gì? -> Vậy có mấy loại câu trần thuật đơn không có từ là? - GV chốt lại và ghi bảng. - HS đọc. - HS xác định vị ngữ. - HS trả lời cá nhân: được. - Nghe. - HS trả lời cá nhân. -HS đọc. - HS trả lời cá nhân. - HS nghe, ghi bài. + Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập. (20 phút) Bài tập 1: Các câu trần thuật đơn không có từ là: a. Bóng tre xóm thôn -> câu miêu tả. Dưới bóng tre ..cổ kính -> câu tồn tại, Dưới bóng trelâu đời -> câu miêu tả, b. Bên hàng dế Choắt -> câu tồn tại. Dế Choắt trịnh thượng -> câu miêu tả, c. Dưới gốc đa mầm măng -> câu tồn tại. Măng trồi lên-> miêu tả. - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 1 – Gọi HS trình bày. - Nhận xét. - Đọc. - HS trả lời cá nhân. . - Nghe. + Hoạt động 4: củng cố – Dặn dò(5 phút) -Củng cố. -Dặn dò. - Hỏi: Nêu đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là? - Yêu cầu HS: - Học bài: chú ý đến ghi nhớ. - Chuẩn bị: Ôn tập miêu tả. - Trả lời cá nhân. - Thực hiện theo yêu cầu.
Tài liệu đính kèm: