Giáo án Ngữ văn 6 tiết 129: Động Phong Nha

Giáo án Ngữ văn 6 tiết 129: Động Phong Nha

I. YÊU CẦU : Giúp HS:

 - Hệ thống hoá văn bản, các nhân vật chính trong truyện, đặt trưng thể loại của văn bản, nhận thức được 2 chủ đề chính : truyền thống yêu nước và tinh thần nhân ái.

 - Nắm vững về các phương thức biểu đạt đã học, nắm vững các yêu cầu về nội dung, hình thức và mục đích giao tiếp, bố cục gồm 3 phần của bài văn.

II. CHUẨN BỊ :

 - GV : Xem và tổng hợp lại các kiến thức cơ bản.

- HS : Học bài theo câu hỏi ở SGK.

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :

 

doc 2 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1759Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 tiết 129: Động Phong Nha", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 33
Tiết: 129
 Ngày soạn : 24/04/2006 
 Ngày dạy : 02/05/2006 
ĐỘNG PHONG NHA
I. YÊU CẦU : Giúp HS:
 - Hệ thống hoá văn bản, các nhân vật chính trong truyện, đặt trưng thể loại của văn bản, nhận thức được 2 chủ đề chính : truyền thống yêu nước và tinh thần nhân ái.
 - Nắm vững về các phương thức biểu đạt đã học, nắm vững các yêu cầu về nội dung, hình thức và mục đích giao tiếp, bố cục gồm 3 phần của bài văn.
II. CHUẨN BỊ :
 - GV : Xem và tổng hợp lại các kiến thức cơ bản.
- HS : Học bài theo câu hỏi ở SGK.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
Nội dung hoạt động
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
+ Hoạt động 1 : Khởi động ( 5 phút)
 - Ổn định lớp.
 - Kiểm tra bài cũ.
 - Giới thiệu bài mới.
- Ổn định nề nếp – kiểm tra sỉ số.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- GV giới thiệu bài mới.
- Báo cáo sỉ số.
- Nghe, ghi tựa bài.
+ Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu văn bản. (30 p)
I. Tìm hiểu chung :
 Động Phong Nha là văn bản nhật dụng. Vấn đề mà cuộc sống đặt ra là bảo vệ danh lam thắng cảnh.
II. Phân tích :
 1. Vị trí địa lí của ĐPN :
- Ở phía Tây Quãng Bình.
- Ta có thể PN bằng 2 con đường :
 + Đường thuỷ : Ngược dòng sông Gianh.
 + Đường bộ : Theo tỉnh lộ số 2.
 2. Cảnh tượng và vẻ đẹp ĐPN:
 a/ Cảnh tượng :
 Gồm 2 động : động khô và động nước.
 Động nước gồm 14 buồng nối nhau bởi 1 hành lang chính và nhiều hành lang phụ.
 Vào sâu là các dòng sông ngầm dưới khối núi đá vôi và rừng nguyên sinh.
 b/ Vẻ đẹp :
- Các khối thạch nhũ hình con gà, con cóc, đốt trút, mâm xôi, cái khánh.
- Nhiều bãi cát, bãi đá, các ngõ ngách.
- Những nhánh phong lan xanh biếc.
- Tiếng nước gõ chẳng khác tiếng chuông, tiếng đàn.
-> Liệt kê => ĐPN như một thế giới khác lạ, hoang sơ, bí hiểm, thanh thoát và giàu chất thơ.
 3. Giá trị của ĐPN :
- ĐPN dài nhất và đẹp nhất thế giới.
- ĐPN đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, thám hiểm, khách du lịch.
- ĐPN đang được đầu tư để sớm trở thành khu du lịch.
- Gọi HS đọc văn bản.
- Đọc chú thích dấu sao.
- GV : Đây là văn bản nhật dụng, theo em vấn đề mà cuộc sống đặt ra trong văn bản này là gì ?
- Hướng dẫn HS tìm bố cục.
- Cho HS xem lại đoạn 1.
- Động Phong Nha nằm ở vị trí nào ? Ta có thể đến Phong Nha bằng những con đường nào ?
- Cho HS xem đoạn “Phong Nha  biết hết.”
- Cảnh tượng Động Phong Nha như thế nào?
- Động Khô và Động Nước được miêu tả như thế nào ?
- Cho HS xem đoạn “Đi thuyền  đất bụt.”
- Tìm những chi tiết miêu tả vẻ đẹp của Động Phong Nha ?
- Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả ? Vẻ đẹp và tác dụng của nghệ thuật đó ?
- Nhà thám hiểm Hoàng gia Anh đã đánh giá Động Phong Nha như thế nào ?
- Động Phong Nha đã và đang mở ra những triển vọng gì ?
- Đọc diễn cảm.
- Trả lời cá nhân.
- HS trả lời cá nhân : 3 đoạn :
+ Đ1 :  rải rác.
+ Đ2 :  đất bụt.
+ Đ3 : Phần còn lại.
- HS trả lời cá nhân. 
- HS trả lời cá nhân. 
- HS trả lời cá nhân. 
- Xem.
- HS trả lời cá nhân. 
- HS trả lời cá nhân. 
- HS trả lời cá nhân. 
- HS trả lời cá nhân. 
+ Hoạt động 3: Thực hiện ghi nhớ. (5 phút)
III.Tổng kết : 
 Ghi nhớ SGK.
- Qua văn bản này, em hiểu gì về Động Phong Nha ?
- Cảnh đẹp Động Phong Nha gợi cho em cảm nghĩ gì về quê hương, đất nước ? 
- Trả lời : Động Phong Nha có vẻ đẹp hấp dẫn, là nơi thu hút khách du lịch.
- yêu mến, tự hào, sẽ đến thăm và giới thiệu cho mọi người về Động Phong Nha.
+ Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò. (5 phút) 
 - Củng cố:
 - Dặn dò:
- Cho HS đọc lại mục ghi nhớ. GV phân tích.
- Học bài, xem trước bài “Ôn tập về dấu câu”.
- Đọc.
- Nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docg1-129-DONGPHONGNHA.doc