Giáo án Ngữ văn 6 tiết 54+ 55: Ôn tập truyện dân gian

Giáo án Ngữ văn 6 tiết 54+ 55: Ôn tập truyện dân gian

I. YÊU CẦU :

 Nắm đặc điểm thể loại truyện dân gian đã học.

 Kể và hiểu được nội dung, ý nghĩa các truyện đã học.

II. CHUẨN BỊ :

 - GV : Tham khảo tài liệu, SGK, SGV, hướng dẫn tự học, giáo án.

- HS : Đọc lại các truyện dân gian, chuẩn bị theo câu hỏi SGK.

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :

 

doc 3 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 2914Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 tiết 54+ 55: Ôn tập truyện dân gian", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần : 14 Ngày soạn : 
 Tiết : 54 - 55 Ngày dạy : 
 ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN.
Văn bản 
I. YÊU CẦU : 
 Nắm đặc điểm thể loại truyện dân gian đã học.
 Kể và hiểu được nội dung, ý nghĩa các truyện đã học.
II. CHUẨN BỊ :
 - GV : Tham khảo tài liệu, SGK, SGV, hướng dẫn tự học, giáo án.
- HS : Đọc lại các truyện dân gian, chuẩn bị theo câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
Nội dung hoạt động
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
+ Hoạt động 1 : Khởi động – Giới thiệu : 
 - Ổn định lớp.
 - Kiểm tra bài cũ.
- Giới thiệu bài mới.
- Ổn định nề nếp – kiểm tra sỉ số.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Giới thiệu vai trò của truyện dân gian-> Ghi tựa.
- Báo cáo sỉ số.
- Nghe, ghi tựa bài.
+ Hoạt động 2: Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK, củng cố kiến thức đã học (Lập bảng hệ thống hoá kiến thức ).
- Yêu cầu HS nhắc lại các thể loại truyện dân gian đã học.
 + Nêu định nghĩa từng loại truyện.
+ kể tên các loại truyện theo thể loại, nêu ý nghĩa truyện.
+ Nêu những đặc điểm tiêu biểu của từng thể loại đã học.
TIẾT 2
+ Cho HS so sánh điểm giống và khác nhau giữa truyền thuyết – cổ tích với ngụ ngôn, truyện cười.
- Cá nhân nhắc lại 4 khái niệm : Truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười.
- Lên bảng điền tên truyện vào mẫu.
- Thảo luận -> trình bày đặc điểm từng thể loại.
- Thảo luận ( tổ ).
-> Tìm điểm giống và khác nhau của các thể loại trên.
BẢNG HỆ THỐNG HOÁ CÁC TRUYỆN DÂN GIAN ĐÃ HỌC
Thể loại
Truyền thuyết
Cổ tích
Ngụ ngôn
Truyện cười
Định nghĩa
SGK / tr. 7
SGK / tr. 53
SGK / tr. 100
SGK / tr. 124
Tên truyện
1.Con rồng cháu tiên.
2.Bánh chưng bánh giầy.
3.Thánh Gióng.
4.Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
5.Sự tích Hồ Gươm.
1. Sọ Dừa.
2. Thạch Sanh.
3. Em bé thông minh.
4. Cây bút thần.
5. Ông lão đánh cá và con cá vàng.
1. Ếch ngồi đáy giếng
2. Thầy bói xem voi.
3. Đeo nhạc cho mèo.
4. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
1. Treo biển.
2. Lợn cưới, áo mới.
Đặc điểm
Truyện kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử trong quá khứ.
Kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật quen thuộc.
Mượn chuyện loài vật, đồ vật hay chính con người để nói bóng gió chuyện con người.
Kể về những hiện tượng đáng cưới trong cuộc sống -> phơi bày và người nghe phát hiện.
Có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo
Có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
Có ý nghĩa ẩn dụ, ngụ ý.
Có yếu tố gây cười.
Có cơ sở lịch sử, cốt lõi sự vật lịch sử
Nêu bài học để khuyên nhủ, răn dạy con người trong cuộc sống
Nhằm gây cười, mua vui hoặc phê phán, châm biếm những thói hư tật xấu -> hướng tới điều tốt đẹp.
Người nghe tin là có thật
Không tin câu chuyện là có thật.
Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với sự kiện và nhân vật lịch sử.
Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân vào thắng lợi của cái thiện.
Giống nhau
- Đều có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
- Có nhiều mô típ, chi tiết giống nhau : sự ra đời thần kỳ, nhân vật chính tài năng, phi thường.
- Tác phẩm tự sự.
- Truyện ngụ ngôn thường chế giễu, phê phán những ứng xử trái với điều răn dạy, vì thế nó giống truyện cười ở yếu tố gây cười.
Khác nhau
Kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử -> Thể hiện đánh giá của nhân dân đối với sự kiện, nhân vật lịch sử đó.
Kể về cuộc đời các loại nhân vật nhất định -> Thể hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân và chiến thắng của cái thiện
Mục đích khuyên nhủ, răn dạy con người một bài học cụ thể nào đó trong cuộc sống.
Mục đích gây cười để mua vui hoặc phê phán, châm biếm những sự vật, hiện tượng tính cách đáng cười.
+ Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập: 
Hỏi: Cho HS kể lại một câu chuyện dân gian mà em thích và nêu ý nghĩa truyện
- Nhận xét.
- Cá nhân kể diễn cảm một câu chuyện dân gian theo ý thích.
-> lớp nhận xét.
+ Hoạt động 4: củng cố, dặn dò:
- Củng cố:
- Dặn dò:
- Hỏi: Truyện Thánh Gióng thuộc thể loại nào trong truyện dân gian? Tại sao em biết?
- GV nhận xét và chốt lại 4 thể loại.
 - Yêu cầu HS:
 + Học bài.
 + Kể được truyện.
 - Chuẩn bị: Trả bài kiểm tra tiếng Việt.
- HS dựa vào đặc điểm thể loại truyện truyền thuyết để giải thích.
- Nghe, nhớ.
- Thực hiện theo yêu cầu GV.

Tài liệu đính kèm:

  • doce7-54-55ONTAPTRUYENDANGIAN..doc