Giáo án Ngữ văn 6 tiết 7+ 8: Tìm hiểu chung về văn tự sự

Giáo án Ngữ văn 6 tiết 7+ 8: Tìm hiểu chung về văn tự sự

I. YÊU CẦU :

 Nắm được mục đích giao tiếp của tự sự.

 Có khái niệm sơ bộ về phương thức tự sự.

 II. CHUẨN BỊ :

 - GV : Soạn giáo án, tham khảo sách GV, thiết kế giáo án.

- HS : Trả lời trước theo câu hỏi SGK – liệt kê sự việc truyện Thánh Gióng.

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :

 

doc 3 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 3588Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 tiết 7+ 8: Tìm hiểu chung về văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 02 Ngày soạn : 
 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ
Tập làm văn 
Tiết : 7 - 8 Ngày dạy : 
I. YÊU CẦU : 
 Nắm được mục đích giao tiếp của tự sự.
 Có khái niệm sơ bộ về phương thức tự sự.
 II. CHUẨN BỊ :
 - GV : Soạn giáo án, tham khảo sách GV, thiết kế giáo án..
- HS : Trả lời trước theo câu hỏi SGK – liệt kê sự việc truyện Thánh Gióng.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
Nội dung hoạt động
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
+ Hoạt động 1 : Khởi động.
 - Ổn định lớp.
 - Kiểm tra bài cũ.
 - Giới thiệu bài mới.
- Ổn định nề nếp – kiểm tra sỉ số.
Hỏi: 
1. Em hiểu như thế nào là văn bản và mục đích giao tiếp?
2. Hãy nêu tên 6 kiểu văn bản và phương thức biểu đạt thường gặp và tương ứng với mục đích giao tiếp của nó?
- GV giới thiệu HS về mục đích giao tiếp và phương thức tự sự -> Ghi tựa.
- Báo cáo sỉ số.
- Suy nghĩ, trả lời cá nhân.
- Nghe, ghi tựa.
+ Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu phương thức tự sự. 
I. Ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự:
Diễn biến sự việc – Thánh Gióng:
 1. Sự ra đời của Gióng.
 2. Gióng biết nói và đòi đánh giặc.
 3. Gióng lớn nhanh như thổi.
 4. Gióng biến thành tráng sĩ.
 5. Gióng đánh tan giặc.
 6. Gióng bay về trời.
 7. Vua lập đền thờ và phong danh hiệu.
 8. Những dấu tích còn lại.
 Ghi nhớ SGK trang 28.
- Nêu tình huống 1 SGK:
Nếu được mẹ kể truyện, em muốn được kể chuyện gì? Khi nghe kể, em muốn biết điều gì?
- GV cho HS biết: kể chuyện để nhận thức về con người, sự vật, giải thích
 + Đối với người kể là thông báo, giải thích
 + Người nghe là tiếp nhận -> rút ra ý nghĩa tự sự.
- Nêu tình huống 2 SGK.
Hỏi:
 + Truyện Thánh Gióng là văn bản tự sự, văn bản tự sự này cho biết những gì?
 + Vì sao có thể nói truyện Thánh Gióng ca ngợi công đức của vị anh hùng làng Gióng?
- Cho HS liệt kê các sự việc theo thứ tự trước – sau của truyện Thánh Gióng (1 HS lên bảng liệt kê sự việc) -> GV nhận xét, bổ sung.
Hỏi: Từ thứ tự các đặc điểm đó, em hãy rút ra đặc điểm của phương thức tự sự?
- Cho HS đọc ghi nhớ SGK.
TIẾT 2
- Nghe, suy nghĩ trả lời cá nhân.
- Nghe, hiểu.
- Suy nghĩ, thảo luận -> trả lời.
- HS lên bảng liệt kê -> cá nhân khác nhận xét, bổ sung.
- Cá nhân suy nghĩ, trả lời.
- Đọc ghi nhớ SGK.
+ Hoạt động 3: Luyện tập . 
 Bài tập 1:
 - Ý nghĩa truyện: kể diễn biến tư tưởng của ông già mang sắc thái hóm hỉnh -> tình yêu cuộc sống của con người: dù kiệt sức nhưng sống vẫn hơn chết.
Bài tập 2: 
Bài thơ là văn bản tự sự: kể chuyện bé mây và mèo con rủ nhau đi bẫy chuột nhưng vì tham ăn nên mèo sa bẫy.
Bài tập 3:
- Đây là một bảng tin: nội dung kể lại cuộc khai mạc điêu khắc quốc tế lần 3 tại Huế ngày 3/4/2002.
- Đoàn người Âu Lạc đánh tan quân Tần xâm lược là đoạn văn trong lịch sử 6.
=> Cả hai đều có nội dung tự sự. Tự sự ở đây có vai trò giới thiệu, tường thuật, kể chuyện thời sự hay lịch sử.
Bài tập 4: Ví dụ (kể ngắn gọn)
 Tổ tiên của người Việt xưa là Lạc Long Quân và Âu cơ. Lạc Long Quân là nòi rồng, Âu Cơ thuộc dòng dõi thần Nông. Họ gặp nhau và kết nghĩa vợ chồng. Âu Cơ có mang, sinh ra bọc trăm trứng nở trăm con trai. Họ chia con cùng nhau cai quản các phương. Đứa con trai trưởng được chọn làm vua lấy hiệu là Hùng Vương. Từ đó, để tưởng nhớ tổ tiên mình, người Việt Nam tự xưng là con rồng cháu tiên.
Bài tập 5: (HS tự kể).
- Gọi HS đọc diễn cảm và trả lời yêu cầu SGK bài tập 1.
- GV nhận xét, sửa chữa.
- Yêu cầu HS đọc diễn cảm bài thơ.
- Gọi HS kể lại câu truyện và xác định có phải là văn bản tự sự không? Vì sao?
(Cho HS liệt kê các sự việc)
- Gọi HS đọc văn bản và xác định yêu cầu bài tập 3.
- GV nhận xét, bổ sung.
- Cho HS xác định yêu cầu bài tập 4.
- Gợi ý HS lựa chọn 1 số chi tiết tiêu biểu -> tự kể.
- GV nhận xét.
- HS xác định yêu cầu bài tập.
- Gợi ý HS: nên xây dựng chuỗi sự việc : Minh chăm học -> học giỏi – giúp đỡ bạn bè.
- Gọi HS kể vắn tắt về thành tích của Minh 
- Đọc diễn cảm truyện.
- Suy nghĩ tìm ý nghĩa truyện.
- Đọc diễn cảm.
- Suy nghĩ diễn đạt nội dung bài thơ bằng văn xuôi -> câu chuyện (tự sự).
- Đọc + xác định yêu cầu bài tập 3.
- Thảo luận và trình bày ý kiến.
- Xác định yêu cầu bài tập.
- Tìm chuỗi sự việc.
- Cá nhân diễn đạt.
-> lớp nhận xét.
- Đọc – xác định yêu cầu bài tập 5.
- Cá nhân kể vắn tắt về thành tích của Minh.
+ Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò. 
- Củng cố:
 Bài tập.
 Truyện Bánh chưng bánh giầy có phải là văn bản tự sự không? Vì sao?
- Dặn dò.
- Cho HS xác định yêu cầu bài tập.
- Nhận xét câu trả lời HS.
- Yêu cầu HS:
+ Thuộc ghi nhớ SGK.
+ Chuẩn bị “Sơn Tinh Thuỷ Tinh” – Đọc + soạn văn bản.
 + Trả bài “Thánh Gióng”
- Xác định yêu cầu bài tập.
- Cá nhân suy nghĩ trả lời: là văn bản tự sự, có chuỗi sự việc -> tục làm bánh chưng bánh giầy.
- Nghe – thực hiện theo yêu cầu giáo viên.
DUYỆT
Ngày .. tháng .. năm .

Tài liệu đính kèm:

  • doca7-7-8-TIMHIEUCHUNGVETUSU.doc