Giáo án Ngữ văn 6 - Trường THCS Đạ Long - Tuần 30

Giáo án Ngữ văn 6 - Trường THCS Đạ Long - Tuần 30

A/Mức độ cần đạt

- Hiểu được tư tưởng và lòng yêu nước trong một bài tùy bút-chính luận

- Nhận biết được nét đặc sắc về nghệ thuật của bài tùy bút-chính luận.

B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ

1.Kiến thức:

- Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi, thân thuộc của quê hương và được thể hiện rõ nhất trong hoàn cảnh gian nan, thử thách.

- Nét chính về nghệ thuật văn bản.

2.Kĩ năng:

- Đọc diễn cảm một văn bản chính luận giàu chất trữ tình: giọng đọc vừa rắn rỏi, dứt khoát, vừa mềm mại, dịu dàng, tràn ngập cảm xúc.

- Nhận biết và hiểu vai trò của yếu tố miêu tả, biểu cảm.

3.Thái độ: Giáo dục tinh thần yêu quê hương, đất nước.

C/Phương pháp: Đọc hiểu văn bản, phát vấn, phân tích

 

doc 8 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 564Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Trường THCS Đạ Long - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30	 Ngày soạn: 07/04/2012
Tiết 117 	 Ngày dạy: 10/04/2012
Hướng dẫn đọc thêm: LÒNG YÊU NƯỚC
	 I-li-a- Eren bua
A/Mức độ cần đạt
- Hiểu được tư tưởng và lòng yêu nước trong một bài tùy bút-chính luận
- Nhận biết được nét đặc sắc về nghệ thuật của bài tùy bút-chính luận.
B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1.Kiến thức: 
- Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi, thân thuộc của quê hương và được thể hiện rõ nhất trong hoàn cảnh gian nan, thử thách.
- Nét chính về nghệ thuật văn bản.
2.Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm một văn bản chính luận giàu chất trữ tình: giọng đọc vừa rắn rỏi, dứt khoát, vừa mềm mại, dịu dàng, tràn ngập cảm xúc.
- Nhận biết và hiểu vai trò của yếu tố miêu tả, biểu cảm.
3.Thái độ: Giáo dục tinh thần yêu quê hương, đất nước.
C/Phương pháp: Đọc hiểu văn bản, phát vấn, phân tích
D/Tiến trình dạy học
1.Ổn định lớp: 6ª2.................................................
2.Kiểm tra bài cũ: Nêu ý nghĩa của văn bản “ Lao xao” của Duy Khán.? 
3.Bài mới:
* Lời vào bài: Trong cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân Liên Bang Nga xô viết đấu tranh chống phát xít đức . Nhân dân Nga anh dũng . Những nhà thơ , nhà văn , nhà báo xuất hiện trong đó có Ê Ren Bua. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về tác phẩm của ông: Lòng yêu nước
*Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
Giới thiệu chung
à Nêu vài nét về tác giá, tác phẩm 
Hãy nêu nội dung khái quát? 
- HS đọc theo tổ: Văn bản, chú thích, lưu ý. 
Yêu cầu đọc: Trữ tình, sôi nổi, tha thiết 
Theo em, nên phân tích bài văn như thế nào?
Theo lập luận của tác giả, cội nguồn của lòng yêu nước bắt đầu từ đâu? 
Cách lập luận 
Vẽ biểu tượng tinh thần vinh quang của dân tộc Nga – Xô Viết? (Dòng sông Nê Va, tượng đồng tạc những con chiến mã ở Lê Nin grát, điện krem lai 
Đọc – Hiểu văn bản:
Chỉ ra cội nguồn của tình yêu nước được thể hiện trong văn bản?
Chiến tranh khiến cho người dân Xô Viết cảm nhận được vẻ đẹp tao nhã, thanh thoát của quê hương.
Vẻ đẹp của quê hương còn được thể hiện ra sao? 
Vẻ đẹp được khắc hoạ: Chung Riêng, cụ thể trừu tượng 
Nhận xét của em về vẻ đẹp đó?
Hướng dẫn tự học
- So sánh 2 bài: Tre Việt Nam, Lòng yêu nước; Em có nhận xét chung về lòng yêu nước của 2 dân tộc Nga, Việt như thế nào? 
- Chuẩn bị bài “Câu trần thuật đơn không có từ là”. Đọc bài tìm hiểu đặc điểm và kiểu câu tồn tại, miêu tả.
I.Giới thiệu chung:
1.Tác giả : SGK
2.Tác phẩm: 
- Xuất xứ:
- Thể loại: tùy bút-chính luận
II. Đọc – Hiểu văn bản:
1.Đọc – tìm hiểu từ khó:
2.Tìm hiểu văn bản
a, Bố cục: 3 phần
b,Phân tích: 
b1/Cội nguồn của lòng yêu nước 
Bắt đầu từ những vật tầm thường nhất: Yêu cái cây phố nhỏ, vị thơm chua mát  mỗi vùng quê có 1 nỗi nhớ riêng Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc 
 Điệp ngữ, so sánh, lập luận chặt chẽ khái quát đến cụ thể, trừu tượng 
 Lòng yêu nước bắt nguồn từ con người, thiên nhiên, đất trời Biểu tượng tinh thần vinh quang của dân tộc Nga 
b2/Vẻ đẹp của quê hương trong chiến tranh 
Người vùng Bắc Phía Tây Làng quê xứ U Crai na Thủ đô Max cơ va Lê Nin Grát đường bộ 
Cây mọc là là , tảng đá sáng rực, Suối óng ánh bạc, rượu vang, sương mù quê hương, dòng sông Nê ra đường bộ, điện Krem li 
 Vẻ đẹp rực rỡ, tráng lệ, riêng biệt độc đáo 
b3/Cảm nhận về lòng yêu nước trong chiến tranh 
Đem nó vào lửa đạn gay go thử thách 
Mất nước Nga thì ta cón sống làm gì nữa 
 Lòngyêu nước cáo nhất là tinh thần bảo vệ tổ quốc chónng giặc ngoại xâm 
3.Tổng kết: Ghi nhớ SGK
III.Hướng dẫn tự học
* Bài cũ: 
- Hiểu được những biểu hiện của lòng yêu nước.
- Liên hệ với lịch sử của đất nước Việt Nam.
* Bài mới: soạn bài “Câu trần thuật đơn không có từ là”
E/Rút kinh nghiệm
Tuần 30	 Ngày soạn: 07/04/2012
Tiết 118 	 Ngày dạy: 13/04/2012
Tiếng Việt: CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ VÀ VỊ NGỮ
A/Mức độ cần đạt
- Nắm được các lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ.
- Biết tránh các lỗi trên.
B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ.
1.Kiến thức: 
- Lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ.
- Cách chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ.
2.Kĩ năng:
- Phát hiện ra các lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ.
- Sửa được lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ.
3.Thái độ: Có ý thức nói, viết câu đúng.
C/Phương pháp: Phát vấn, tharp luận, phân tích, thuyết trình.
D/Tiến trình bài dạy
1.Ổn định lớp: 6ª2
2.Kiểm tra bài cũ: 
-Nêu đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là- Cho ví dụ (có phân tích)
-Như thế nào là câu miêu tả, câu tồn tại? Đọc đoạn văn ngắn đã sử dụng câu tồn tại (ít nhất 1 câu) đã chuẩn bị ở nhà.
3.Bài mới:
* Lời vào bài: Câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ là lỗi thướng gặp trong bài viết của các em. Tránh mắc lỗi này thì các em phải biết phát hiện lỗi và sửa lỗi.
* Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Nội dung kiến thức
Củng cố kiến thức
- Gv ghi ví dụ vào bảng phụ.
- Hs đọc ví dụ.
- Gv: Tìm chủ ngữ, vị ngữ tromg mỗi câu?
- Câu a không tìm được chủ ngữ 
à Đây là câu thiếu chủ ngữ chữa lại câu viêt sai cho đúng.
Gv: Hướng dẫn cách chữa: biến trạng ngữ thành chủ ngữ, biến vị ngữ thành cụm c-v.
Hs: sửa
- Gv ghi ví dụ a, b, c, d vào bảng phụ. Cho học sinh đọc xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu?
- Muốn tìm chủ ngữ, vị ngữ ta lần lượt đặt câu hỏi:
a.Thánh Gióng làm gì?
b.Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa, vung roi sắt xông thẳng vào quân thù như thế nào?
c.Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A như thế nào? 
d.Bạn Lan như thế nào? Vậy những câu còn thiếu vị ngữ sẽ sửa lại bằng cách nào?
- Gv: biến cụm từ đã cho thành bộ phận của cụm c-v. bộ phận của vị ngữ.
- Hs: Thực hành sửa lỗi.
Luyện tập
Bài 1
-Giáo viên cho học sinh đọc bài tập- xác định yêu cầu 
-Từng cặp học sinh thảo luận 
-Giáo viên gọi bất kỳ 1 học sinh đại diện cặp đứng tại chỗ giải đáp
-Cả lơp cùng giáo viên nhận xét sửa chữa, đánh giá cho điểm.
Bài 2:
-Giáo viên cho học sinh đọc bài tập- xác định yêu cầu 
-Từng cặp học sinh thảo luận 
-Giáo viên gọi bất kỳ 1 học sinh đại diện cặp đứng tại chỗ giải đáp
-Cả lơp cùng giáo viên nhận xét sửa chữa, đánh giá cho điểm.
Bài 3:
-Cho 1 phút suy nghĩ
-Giáo viên gọi 4 học sinh lên bảng điền
-Cả lơp cùng giáo viên nhận xét sửa chữa, đánh giá cho điểm.
Bài 4 
Giống như bài tập 3
Bài 5: Câu ghép là câu có chứa nhiều cụm C-V.Mỗi cụm C-V trong câu ghép được gọi là vế câu
Muốn làm được: -Ta tách riêng từng vế câu của câu ghép 
-Thay dấu phẩy (hoặc quan hệ từ)nếu có bằng dấu chấm- viết hoa các chữ đầu câu.
Hướng dẫn tự học
- Xem lại cách sử lỗi thiếu chủ ngữ, vị ngữ trang ví dụ để nhứ cách chữa lỗi.
I.Củng cố kiến thức
1.Câu thiếu chủ ngữ
a.Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký”cho thấy Dế Mèn biết phục thiện. àCâu thiếu chủ ngữ.
b.Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký”, em thấy Dế Mèn biết phục thiện. à Câu đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ.
Sửa lại
Cách 1: Thêm chủ ngữ: Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký”, tác giả // cho em thấy Dế Mèn biết phục thiện.
Cách 2: Biến trạng ngữ thành chủ ngữ: Truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký” // cho em thấy Dế Mèn
Cách 3: Biến vị ngữ thành một cụm C-V: Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký” em// thấy Dế Mèn
2.Câu thiếu vị ngữ:
a.Thánh Gióng // cưỡi ngựa sắt vung
à Câu có đầy đủ 2 thành phần chính
b.Hình ảnh Thánh Gióng cưỡiàCâu thiếu vị ngữ
c.Bạn Lan // là người học giỏi nhất lớp 6A.
àCâu có đầy đủ 2 thành phần chính
=>Sửa lại câu b-c cho đúng
Câu b: 
Cách 1: Thêm vị ngữ: Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù // đã để lại cho em niềm kính phục.
Cách 2: Biến cụm danh từ đã cho thành một bộ phận của cụm C-V: Em rất thích hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.
Câu c:
Cách 1: Thêm một cụm từ là vị ngữ
àBạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A // là bạn thân của tôi.
Cách 2:Biến câu đã cho (gồm 2 danh từ) thành một cụm C-V
àBạn Lan là người học giỏi nhất lớp 6A
Cách 3:Biến câu đã cho thành một bộ phận bộ phận của câu.
àTôi rất quý bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A.
II. Luyện tập
Bài 1: Đặt câu hỏi để kiểm tra những câu dưới đây có thiếu chủ ngữ- vị ngữ không?
a.Từ hôm đó, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay // không làm gì nữa. à Câu đầy đủ hai thành phần chính.
b.Lát sau, hổ// đẻ được à Câu đúng
c.Hơn mười năm sau, bác Tiều// già rồi chết.
Bài 2: Trong số câu dưới đây câu nào viết sai? Vì sao?
Câu b, c viết sai vì: câu b thiếu chủ ngữ, câu c thiếu vị ngữ.
Sửa lại:
Câu b: Ta bỏ từ “với”
Câu c: Những câu chuyện dân gian mà chúng tôi thích nghe kể // luôn đi theo chúng tôi suốt cuộc đời.
Bài 3 :Điền chủ ngữ thích hợp vào chỗ trống
a.Học sinh lớp 6A bắt đầu học hát.
b.Chim hót líu lo.
c.Những bông hoa đua nhau nở rộ.
d.Chúng em cười đùa vui vẻ.
Bài 4 Điền vị ngữ
a.Khi học lớp 5 Hải // học rất giỏi.
b.Lúc Dế Choắt chết, Dế Mèn // rất ân hận
c.Buổi sáng, mặt trời //chiếu những tia nắng ấm áp đầu tiên xuống mặt đất.
d.Trong thời gian nghỉ hè, chúng tôi // ít có dịp gặp nhau.
Bài 5:Hãy chuyển mỗi câu ghép dưới đây thành hai câu đơn.
a.Hổ đực mừng rỡ đùa giớn với con. Còn Hổ cái thì nằm phục xuống, dáng mệt mỏi lắm.
b.Mẫy hôm nọ, trời mưa lớn. Trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông.
c.Thuyền xuôi thước. Trông hai  vô tận.
III. Hướng dẫn tự học:
- Nhớ được cách chữa lỗi do đặt câu thiểu chủ ngữ, vị ngữ.
E/Rút kinh nghiệm
Tuần 30	 Ngày soạn: 09/04/2012
Tiết 119 	 Ngày dạy: 12/04/2012
Tiếng Việt: CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ VÀ VỊ NGỮ(tt)
A/Mức độ cần đạt
Năm được lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ, vị ngữ và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ.
Biết tránh các lỗi trên.
B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1.Kiến thức: Các loại lỗi do đặt câu thiểu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ và vị ngữ.
2. Kiến thức:
- Phát hiện các lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ và lỗi về ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ.
- Chữa được các lỗi trên, bảo đảm phù hợp với ý định diễn đạt của người nói.
3. Thái độ: Có ý thức rèn luyện cách đặt câu đầy đủ chủ ngữ vị ngữ và câu có nghĩa.
C/Phương pháp: Phát vấn, thuyết giảng, thảo luận nhóm.
D/Tiến trình dạy học
1.Ổn định lớp: 6a2.
2.Kiểm tra bài cũ: KIỂM TRA 15 PHÚT
Đề bài: 
Câu 1: Thế nào là thành phần chính của câu? Có mấy thành phần chính của câu? (3điểm)
Câu 2: Câu sau thiếu thành phần nào? Hãy sửa lại cho đúng?
a, Dưới cánh đồng quê, đang gặt lúa.
b, Bao tháng năm qua, cuộc đời tôi.
Đáp án:
Câu 1: Học sinh nêu đúng ghi nhớ trong bài thành phần chính của câu trong sgk tập 2 ngữ văn 6. (3điểm)
Câu 2: 
a.- Thiếu chủ ngữ
 - Sửa lại: Dưới cánh đồng quê, nông dân đang gặt lúa.
b.- Thiếu vị ngữ
 - Sửa lại: Bao tháng năm qua, cuộc đời tôi rất vất vã.
3.Bài mới:
* Lời vào bài: Tiết học trước cô đã giúp các em cách chữa câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ. Tiết học hôm nay chung ta tiếp tục củng cố thêm.
* Bài mới:
 Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Nội dung kiến thức
Củng cố kiến thức
Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ
- Học sinh đọc ví dụ . 
- Chỉ ra chỗ sai trong từng câu -> cả hai câu đều sai. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ . 
- Học sinh chữa lại . Thêm chủ ngữ và vị ngữ. 
- Học sinh có thể thêm nhiều cách . 
Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu
- Học sinh đọc ví dụ 
- Bộ phận in đậm nói về ai ? 
-> Bộ phận in đậm miêu tả hành động của chủ ngữ trong câu ( ta ) -> Câu viết sai về mặt nghĩa
- Học sinh chữa lại câu trên cho đúng . 
Luyện tập
Bài 1 : 
- Học sinh làm – đọc – giáo viên nhận xét . 
- Học sinh sử dụng cách đặt câu hỏi để xác định chủ ngữ và vị ngữ . 
Bài 2 : 
- Học sinh thảo luận nhóm, làm vào bảng phụ 
- GV nhận xét . 
Bài 3 : 
- Học sinh thảo luận nhóm làm vào bảng phụ - Gv nhận xét 
Bài 4 : Học sinh làm – đọc – GV nhận xét .
Hướng dẫn tự học
Tìm trong các vở học của em các câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ và sửa.
Chuẩn bị bài “Luyện tập về cách viết đơn và sửa lỗi”
+ Đọc trước các lá đơn, tìm lỗi sai.
+ Tìm cách bổ sung và sửa lỗi.
I/ Củng cố kiến thức
1.Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ 
- Thêm CN, VN cho câu.
a. Mỗi khi đi qua Cầu Long Biên, tôi cứ muốn dừng chân để ngắm dòng sông Hồng.
 b. Bằng khối óc sáng tạo và bàn tay lao động của mình, chỉ trong vòng sáu tháng, chúng tôi đã bắc xong chiếc cầu qua sông thay cho chiếc cầu khỉ trước đây.
b.Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu 
* Ví dụ SGK
Cách sắp xếp này làm người đọc hiểu phần in đậm trước dấu phẩy, miêu tả hành động của CN trong câu.
* Cách chữa:
- Ta thấy dượng Hương Thư hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, ghì trên ngọn sào.
- Ta thấy dượng Hương Thư ghì trên ngọn sào, hai hàm răng cắn chặt.
II/ Luyện tập : 
Bài 1 : 
a/ Năm 1945, cầu / được đổi tên thành cầu Long Biên.
b/ ..lòng tôi / lại nhớ. 
c/ tôi / cảm thấy  
Bài 2 : Viết thêm chủ ngữ và vị ngữ 
a, Mỗi khi tan trường, tôi chờ Thảo cùng về.
b, Ngoài cánh đồng, nông dân đang gặt lúa.
Bài 3: Chữa lại câu . 
a.Giữa hồ, nơi có một tòa tháp cổ kính.
-Thiếu chủ ngữ,vị ngữ.
-Sửa: Thêm nồng cốt: một cụ rùa nổi lên.
b.-Thiếu C-V
- Sửa:,chúng ta đã bảo vệ vững chắc nền độc lập của mình.
c.-Thiếu C-V.
Sửa:, Thúy Lan đã viết tác phẩm “Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử”
Bài 4 : 
a/ Cây cầu đưa những chiếc xe vận tải nặng nề vượt qua sông, còi xe rộn vang cả dòng sông yên tĩnh .
b/ Thúy vừa đi học về, mẹ đã bảo sang đón em . Thúy vội cất cặp rồi đi ngay.
III.Hướng dẫn tự học
Tìm các ví dụ có câu sai về chủ ngữ, vị ngữ và sửa lại cho đúng.
Soạn bài “ Luyện tập về cách viết đơn và sửa lỗi”
E/Rút kinh nghiệm
Tuần 30	 Ngày soạn: 09/04/2012
Tiết 120 	 Ngày dạy: 14/04/2012
 ÔN TẬP VĂN MIÊU TẢ. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI VĂN MIÊU TẢ SÁNG TẠO
A/Mức độ cần đạt
- Nắm vững đặc điểm yêu cầu của bài văn miêu tả, củng cố và hệ thống hóa các bước, các kĩ năng cơ bản để làm bài văn miêu tả.
- Nhận biết và phân biệt được các đoạn văn miêu tả và đoạn văn tự sự.
- Rèn kĩ năng làm văn miêu tả.
B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1.Kiến thức:
- Sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn tự sự; văn tả cảnh và văn tả người.
- Yêu cầu và bố cục của bài văn miêu tả.
2.Kĩ năng:
- Quan sát, nhận xét, so sánh và liên tưởng.
- Lựa chọn trình tự miêu tả hợp lí.
- Xác định đúng những đặc điểm tiêu biểu khi miêu tả.
3.Thái độ: Chăm chỉ, tích cực, tự giác.
C/Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, thảo luận nhóm.
D/Tiến trình dạy học
1.Ổn định lớp: 6ª2..................................................
2.Kiểm tra bài cũ
-Chương trình ngữ văn 6 các em đã được học văn miêu tả, miêu tả đối tượng nào?
-Bố cục của bài văn miêu tả gồm mấy phần, nêu cụ thể từng phần?
3.Bài mới
 Hoạt động của Gv và Hs
 Nội dung kiến thức
Hệ thống hóa kiến thức 
- Gv:Thế nào là văn miêu tả ? 
- Hs: Trả lời.
- Gv nhấn mạnh cách làm văn miêu tả tốt: năng lực quan sát của người viết.
- Gv: Các bước làm bài văn miêu tả?
- Hs: Trả lời.
- Gv: Bài văn miêu tả có mấy phần? (3 phần)
Luyện tập
Bài 1:
Hs: Đọc yêu cầu của đề
Hs trả lời nhanh
Gv nhận xét
Bài 2:
- Gv gợi ý;Theo gợi ý trong SGK, bằng quan sát cụ thể hoặc trí nhớ của mình, các em tự lập dàn ý bài văn Tả cảnh một đầm sưn đang mùa hoa nở (có đủ 3 phần)
Bài 3:Miêu tả một em bé
Hs đọc đề và thảo luận theo bàn 4 phút
Hs thuyết trình dàn ý, bổ sung cho nhau.
Gv nhận xét, cho ghi nét chính.
- Học sinh đọc mục ghi nhớ sgk/121 
Hướng dẫn tự học
- Lập dàn ý một số đề sgk/122
- Tập viết bài văn miêu tả để chuẩn bị bài viết số 7-văn miêu tả sáng tạo.
- Chọn một số cảnh đẹp quê em để miêu tả.
- Chuẩn bị bài: “Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ.”: Đọc sgk phát hiện ra lỗi và chữa lỗi chủ ngữ vị ngữ.
I.Hệ thống hóa kiến thức
1.Miêu tả: ghi nhớ trang 16
2.Các bước làm bài văn miêu tả
- Xác định đối tượng cần tả
- Quan sát, lựa chọn chi tiết tiêu biểu
- Trình bày kết quả theo một trình tự hợp lí
3. Bố cục: 3 phần.
II.Luyện tập : 
Bài 1: Đoạn văn hay, độc đáo nhờ: 
-Lựa chọn được các chi tiết, hình ảnh đặc sắc.
-Có những liên tưởng nhận xét, độc đáo.
-Có vốn ngôn ngữ phong phú.
-Thể hiện tình cảm và thái độ của tác giả đối với cảnh được tả.
Bài 2: Tả cảnh Đầm Sen vào mùa hoa nở . 
a.Mở bài : Giới thiệu đầm sen ( ở đâu ? mùa nào ? ) 
b.Thân bài : 
- Tả khái quát về đầm sen ( vị trí, diện tích, màu sắc) 
- Tả cụ thể đầm sen : 
+ Lá, hoa, hương thơm ;  
+ Màu sắc, ánh sáng, bầu trời, nước, không khí . 
c.Kết bài: Cảm nghĩ về đầm sen.
Bài 3: Tả em bé
a.Tả hình dáng: 
-Độ mấy tuổi?à Vừa tròn một tuổi.
-Tầm vóc? à(vừa tròn một tuổi)bụ bẫm dễ thương.
-Làn da? à Trắng mịn, hồng hào.
-Mái tócà Đen, lơ thơ.
-Khuôn mặt à Bầu bĩnh, có lúm đồng tiền, mày rậm
-Tay chân bé à Tay no trong có ngấn, bàn chân nhỏ nhắn đáng yêu.
b.Tả tính nết:
-Tính nết bé ra sao à Hồn nhiên, ngây thơ
-Mẹ tập cho bé đi bằng cách nào? à Nắm hai tay dắt bé đi từng bước- khi đã vững, lơi dần tay và rút hẳn để bé đi một mình
-Té ngã, bé khóc mếu máo, thấy kẹo lại nín ngay, dần dần bé đi được xa hơn.
-Bé đang tập nói (Nói bi bô cả ngày, bập bẹ từng tiếng)
-Ai cũng thương nhớ bé nếu bé đi vắng-Bé là niềm vui cả gia đình.
III.Hướng dẫn tự học
* Bài cũ:
- Nhớ được các bước làm văn miêu tả
- Nhớ dàn ý của bài văn miêu tả.
* Hướng dẫn làm bài văn miêu tả sáng tạo
HS tham khảo các đề bài SgK/ 122, chú ý bài viết có 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Đặc biệt để miêu tả sinh động cần phải biết liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh, nhân hóa
 * Bài mới: Bài viết số 7- văn miêu tả sáng tạo.
E/Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 30.doc