Giáo án Ngữ văn 6 - Trường THCS Đạ Long - Tuần 31

Giáo án Ngữ văn 6 - Trường THCS Đạ Long - Tuần 31

A/Mức độ cần đạt

- Bước đầu nắm được khái niệm văn bản nhật dụng và ý nghĩa của việc học tập loại văn bản nhật dụng này.

- Hiểu được ý nghĩa làm “ Chứng nhân lịch sử” của cầu Long Biên qua một bài bút kí có yếu tố hồi kí.

- Tăng thêm hiểu biết về tình yêu đối với cầu Long Biên và các cây cầu có ý nghĩa là nhân chứng khác trên đất nước và ở mỗi vùng miền, từ đó nâng cao, làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm đối với quê hương, đất nước, đối với các di tích lịch sử.

B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ

1.Kiến thức:

- Khái niệm văn bản nhật dụng.

- Cầu Long Biên là “ Chứng nhân lịch sử” của thủ đô, chứng kiến cuộc sống đau thương mà anh dũng của dân tộc ta.

- Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật trong bài.

2.Kĩ năng:

- Biết đọc diễn cảm một văn bản nhật dụng có yếu tố thuyết minh kết hợp với biểu cảm theo dòng hồi tưởng.

- Bước đầu làm quen với kĩ năng đọc- hiểu văn bản nhật dụng có hình thức là bài bút kí mang nhiều yếu tố hồi kí.

-Trình bày những suy nghĩ, tình cảm, lòng tự hào của bản thân về lịch sử hào hùng, bi tráng của đất nước.

 

doc 5 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 795Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Trường THCS Đạ Long - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31	 Ngày soạn: 14/04/2012
Tiết 121 	 Ngày dạy: 17/04/2012
 Hướng dẫn đọc thêm: CẦU LONG BIÊN-CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ (Thúy Lan)
A/Mức độ cần đạt
- Bước đầu nắm được khái niệm văn bản nhật dụng và ý nghĩa của việc học tập loại văn bản nhật dụng này.
- Hiểu được ý nghĩa làm “ Chứng nhân lịch sử” của cầu Long Biên qua một bài bút kí có yếu tố hồi kí.
- Tăng thêm hiểu biết về tình yêu đối với cầu Long Biên và các cây cầu có ý nghĩa là nhân chứng khác trên đất nước và ở mỗi vùng miền, từ đó nâng cao, làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm đối với quê hương, đất nước, đối với các di tích lịch sử.
B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1.Kiến thức: 
- Khái niệm văn bản nhật dụng.
- Cầu Long Biên là “ Chứng nhân lịch sử” của thủ đô, chứng kiến cuộc sống đau thương mà anh dũng của dân tộc ta.
- Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật trong bài.
2.Kĩ năng:
- Biết đọc diễn cảm một văn bản nhật dụng có yếu tố thuyết minh kết hợp với biểu cảm theo dòng hồi tưởng.
- Bước đầu làm quen với kĩ năng đọc- hiểu văn bản nhật dụng có hình thức là bài bút kí mang nhiều yếu tố hồi kí.
-Trình bày những suy nghĩ, tình cảm, lòng tự hào của bản thân về lịch sử hào hùng, bi tráng của đất nước.
3. Thái độ: Biết tự hào, giữ gìn một chứng tích lịch sử của dân tộc.
C/Phương pháp: Đọc hiểu văn bản, phát vấn, phân tích, tích hợp lịch sử.
D/Tiến trình dạy học
1.Ổn định lớp: 6ª2................................................
2.Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu nội dung chính của văn bản “ Lòng yêu nước”?
3.Bài mới: 
* Lời vào bài: “Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử” là một văn bản thuộc văn bản nhật dụng, cung cấp cho chúng ta một thông tin cần thiết hiện nay . Đó là phải giữ gìn các di tích lịch sử . 
Các em sẽ tìm hiểu văn bản qua bài học hôm nay
* Bài mới:
 Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Nội dung kiến thức
Giới thiệu chung
- Hs đọc mục chú thích phần dấu sao
- Gv:Thế nào là văn bản nhận dụng? 
- Gv: giới thiệu đề tài mà văn bản nhật dụng thường đề cập đến: Thiên nhiên, môi trường, dân số, quyền trẻ em, các tệ nạn xã hội 
Đọc – Hiểu văn bản:
- Gv giới thiệu cách đọc: Đọc rõ ràng chú ý đọc đúng các câu thơ . Gv đọc đọan 1 
 - Học sinh đọc hết văn bản.
- Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa từ khó ở mục chú thích.Bố cục văn bản chia làm mấy phần ? Nội dung từng phần ? 
- Gv:Em biết được những gì về cầu Long Biên trong đọan từ đầu đến “trong quá trình làm cầu” ? Hãy giải thích từ “ chứng nhân”.Tại sao tác giả lại đặt nhan đề bài viết như vậy ? Em có nhận xét gì về quy mô và tính chất của cầu Long Biên
- Hs:Đây là cây cầu hiện đại nhất Đông Dương lúc bấy giờ và đây cũng là kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp . 
- Hs đọc lại đọan từ “ Năm 1945” đến “ dẻo dai, vững chắc”. 
- Gv:Hãy nêu lên những cảnh vật và sự việc đã được ghi lại: 
+ cảnh người đi lại trên cầu . 
+ Cảnh đầu năm 1947, trung đòan ra đi bí mật 
+ Cảnh cầu bị bom Mỹ bắn phá . 
+ Cảnh nước lũ tràn về. 
- Gv:Cảnh và sự việc đó cho ta biết điều gì về lịch sử? 
- Hs:Việc trích dẫn bài thơ và lời của một bản nhạc trong đọan văn có tác dụng như thế nào trong việc làm nổi bật ý nghĩa của cầu Long Biên? 
- Hs:Ngôi kể thứ nhất, bộc lộ tình cảm, cảm xúc tha thiết với cây cầu . 
- Gv yêu cầu Hs đọc đọan cuối, nêu ý nghĩa của câu cầu Long Biên trong hiện tại ? 
- Gv:Vì sao nhịp cầu bằng thép của cầu Long Biên lại trở thành nhịp cầu vô hình nối những con tim ? 
- Hs: Trả lời
- Gv bình: Chiếc cầu là tình yêu, là niềm tự hào và nơi tìm về lịch sử của con người Việt Nam. Chiếc cầu mang nặng tình yêu mà tác giả dành cho Hà Nội và đất nước. Yêu quý, trân trọng, tự hào về chiếc cầu đẹp đẽ, anh hùng của đất nước.
- Gv:Ý nghĩa của văn bản ? 
- Học sinh đọc mục ghi nhớ .
- Gv: Em cảm nhận được những điều sâu sắc nào từ văn bản cầu Long Biên? 
- Hs: Bộc lộ.
- Gv liên hệ giáo dục.
Hướng dẫn tự học
- Đọc kĩ để hiểu chi tiết, hình ảnh đặc sắc trong bài.
- Chuẩn bị: Đọc văn bản nhiều lần, cảm nghĩ của em về bức thư của người thủ lĩnh.
I.Giới thiệu chung
* Văn bản nhật dụng: 
- Là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết với cuộc sống con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại.
- Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản.
* Cầu Long Biên: Là một công trình giao thông ở Hà Nội bắc sang sông Hồng.
II.Đọc-hiểu văn bản
1. Đọc- tìm hiểu từ khó
2.Tìm hiểu văn bản
a, Bố cục: ba đoạn
- Đ1:Từ đầu“thủ đô Hà Nội”:Giới thiệu vai trò chứng nhân của cầu Long Biên.
- Đ2:Tiếpdẻo dai vững chắc =>Biểu hiện chứng nhân lịch sử của cầu Long Biên.
-Đ3:Phần còn lại:Cầu Long Biên chứng nhân của tình yêu đất nước.
b, Phân tích
b1 Giới thiệu Cầu Long Biên
- Bắc qua sông Hồng, khởi công xây dựng năm 1898, khánh thành 1902 . 
- Hơn một thế kỷ qua cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử . 
- Làm bằng sắt, dài 2290m, nặng 17 nghìn tấn .
- Mang tên tòan quyền Pháp “ Đu – me” . 
=> Phương pháp thuyết minh, miêu tả khẳng định tính chất chứng nhân lịch sử của cầu . 
 b2/Cầu Long Biên qua những chặng đường lịch sử: 
- Cầu được đổi tên là: Long Biên ( tháng 8/1945). 
- Cầu Long Biên đã chính kiến bao sự kiện lịch sử. 
=> Vừa tả vừa bộc lộ cảm xúc, hình ảnh cụ thể gợi lại giai đọan lịch sử ác liệt, đau thương và anh dũng của người dân thủ đô Hà Nội và của cả nước . 
b3/Cầu Long Biên trong hiện tại: 
- Rút về vị trí khiêm nhường. 
- Là nơi để du khách đến thăm . 
- Tác giả : Bắc nhịp cầu vô hình => ý tưởng đẹp, mới, có tính nhân văn. 
3.Tổng kết:
a, Nghệ thuật: 
- Kết hợp thuyết minh với miêu tả, tự sự, biểu cảm.
- Nêu số liệu cụ thể.
- Sử dụng phép so sánh nhân hóa.
b, Ý nghĩa: Bài văn cho thấy ý nghĩa lịch sử trọng đại của cầu Long Biên; chứng nhân đau thương anh dũng của dân tộc ta trong chiến tranh và sức mạnh vươn lên của đất nước ta trong sự nghiệp đổi mới. bài văn là chứng nhân cho tình yêu sâu nặng của tác giả đối với cầu Long Biên cũng như đối với thủ đô Hà Nội.
III.Hướng dẫn tự học
- Đọc kĩ văn bản, nhớ được những chi tiết tiêu biểu, những hình ảnh đặc sắc trong bài.
- Hiểu ý nghĩa chứng nhân lịch sử của cầu Long Biên.
- Soạn bài “ Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”
E/ Rút kinh nghiệm:
Tuần 31	 Ngày soạn: 16/04/2012
Tiết 122 	 Ngày dạy: 21/04/2012
	 Tiếng Việt: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
 ( DẤU CHẤM, DẤU CHẤM HỎI, DẤU CHẤM THAN)
A/ Mức độ cần đạt
Củng cố kiến thức và cách sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1.Kiến thức: Công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
2. Kĩ năng:
- Lựa chọn và sử dụng đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi, chấm than.
- Phát hiện và sửa lỗi thường gặp về dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
3. Thái độ: Có ý thức nâng cao kĩ năng trong việc dùng dấu kết thúc câu.
C/ Phương pháp: Phát vấn, thuyết giảng, thảo luận nhóm.
D/ Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 6ª2................................................
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới: Các dấu câu được phân thành 2 loại: dấu đặt cuối câu và dấu đặt trong câu. Các dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than là các dấu đặt cuối câu.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
Hệ thống hóa kiến thức
Hs đọc ví dụ
Gv:Đặt các dấu chấm, dấu hỏi, chấm than vào chỗ thích hợp có dấu ngoặc đơn?
Hs Làm
- Gv:Giải thích vì sao em lại đặt các dấu câu như vậy?
- Gv:Cách dùng dấu chấm, chấm hỏi và chấm than trong những câu ở ví dụ 2 có gì đặt biệt?
Hs: Trả lời
Hs đọc ghi nhớ.
Chữa một số lỗi thường gặp
Gv:So sánh cách dùng dấu câu trong từng cặp câu?
Hs trả lời.
Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
Luyện tập:
- Học sinh tự làm bài tập 1, 2, 3.
- Giáo viên nhận xét, sửa chữa và cho điểm.
Bài 1:Đặt dấu chấm vào những chỗ thích hợp ( Hs tự đặt)
Bài 2 : Dấu hỏi đặt vào các câu “chưa” ? ;  “như vậy ?” là không đúng vì đó là những câu trần thuật.
Hướng dẫn tự học
- Chọn một văn bản đã học, tìm các dấu câu vừa học
- Chuẩn bị bài ““Ôn về dấu câu (Dấu phẩy)”: Đọc sgk tìm hiểu ví dụ để biết công dụng và cách sử dụng dấu phẩy.
I. Hệ thống hóa kiến thức
1.Công dụng : 
* Ví dụ: (Sgk)
* Nhận xét:
- a, c: Dấu chấm than đặt cuối câu cảm thán và câu cầu khiến.
- d: Dấu chấm đặt cuối câu trần thuật.
- b: Dấu chấm hỏi đặt cuối câu nghi vấn.
- Cách dùng đặt biệt. (Câu 2 và 4 là câu cầu khiến nhưng cuối các câu ấy dùng dấu chấm. Dâu (!), (?) đặt trong ngoặc đơn để thể hiện thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm đối với ý đó hoặc nội dung của từ ngữ đó).
* Ghi nhớ: (Sgk)
2.Chữa một số lỗi thường gặp
- 1a: Dùng dấu chấm: đúng, dùng dấu chấm: đúng, dùng dấu (,) làm cho câu này trở thành câu ghép có 2 vế nhưng 2 vế câu không liên quan chặt chẽ với nhau.
- 1b: Dùng dấu (;) là đúng, câu có 2 vị ngữ được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ: vừa... vừa ...
- 2 a, b: Dấu chấm hỏi, dấu chấm than đặt cuối câu trần thuật: sai.
II.Luyện tập:
Bài 1
  sông Lương.
  đen xám.
  đã đến.
  tỏa khói.
  trắng xóa.
Bài 2: Câu (2), (5) là sai. Câu trần thuật đặt dấu (.).
Bài 3: Đặt dấu chấm than câu a.
III. Hướng dẫn tự học
* Bài cũ: Tìm các ví dụ về việc sử dụng nhiều dấu câu trong một văn bản tự chọn.
* Bài mới: Soạn bài “Ôn về dấu câu (Dấu phẩy)”
 E/Rút kinh nghiệm :
	********************************
Tuần 31	 Ngày soạn: 16/04/2012
Tiết 123-124 	 Ngày dạy: 19/04/2012
 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN MIÊU TẢ SÁNG TẠO
I. Mục đích kiểm tra:
 - Qua bài viết văn, học sinh nắm vững và vận dụng tốt lý thuyết văn miêu tả sáng tạo vào việc tạo lập văn bản. 
 - Rèn kỹ năng tạo lập văn bản nghị luận giải thích
II. Hình thức kiểm tra:
 - Hình thức: Tự luận.
 - Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm kiểm tra phần tự luận: 90 phút.
III. Biên soạn đề kiểm tra:
Đề bài: Em hãy miêu tả một cảnh đẹp quê em (Núi đồi, bình minh, hoàng hôn, sông suối, nương rẫy, ).
IV. Hướng dẫn chấm, biểu điểm:
Câu
 Hướng dẫn chấm
 Điểm
1
a. Yêu cầu chung: 
- Học sinh làm được bài văn miêu tả sáng tạo
- Biết quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong bài viết.
- Trình bày sạch sẽ, đúng chính tả, đúng ngữ pháp, đúng bố cục.
b. Yêu cầu cụ thể: đảm bảo bố cục ba phần
Dàn ý (Minh họa cho cảnh bình minh trên núi)
Mở bài: Giới thiệu cảnh cần tả là buổi sáng bình minh trên Tây Nguyên có gì nổi bật.
Thân bài: Miêu tả chi tiết, cụ thể
* Trước khi vị thần mặt trời xuất hiện: 
- Núi đồi âm u, hoang vu trong làn sương mờ đục.
- Dọc các con suối hơi nước bốc lên như những ống khói khổng lồ.
- Cái lạnh của hơi nước bao trùm lên núi đồi.
* Khi vị thần mặt trời xuất hiện: 
- Từ phương đông lóe lên các tia sáng, các tia sáng lớn dần thành các luồng ánh sáng bí ẩn.
- Từ sau dãy núi, mặt trời nhú lên chậm rãi, uy nghi.
- Mặt trời hồng hào ngự trị cả không gian bao la.
- Làn sương, hơi nước dần dần tìm nơi ẩn nấp.
- Cây cối, muôn loài bắt đầu ngày mới vui tươi, ấm áp.
- Vai trò của mặt trời
- Cảm xúc của em đối với cảnh bình minh.
Kết bài: Tình cảm của em đối với cảnh đẹp quê hương. Liên hệ bản thân.
Lưu ý: Trên đây là những định hướng mang tính chất khái quát. Trong quá trình chấm, giáo viên cần căn cứ vào tình hình bài làm cụ thể của học sinh để đánh giá phù hợp, tôn trọng sự sáng tạo của các em)
(1.0 điểm)
(1.0 điểm)
(7.0 điểm)
( 1.0điểm) 
E. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 31.doc