Giáo án Ngữ văn 6 - Trường THCS Lê Hồng Phong - Tuần 24

Giáo án Ngữ văn 6 - Trường THCS Lê Hồng Phong - Tuần 24

A. Mức độ cần đạt:

* Giúp học sinh :

 - Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện : phải biết giữ gìn và yêu tiếng mẹ đẻ, đó là một phương diện quan trọng của tình yêu nước.

- Hiểu được cách thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả trong tác phẩm.

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ

 1. Kiến thức :

- Cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, người kể chuyện, lời đối thoại và độc thoại trong tác phẩm.

- Ý nghĩa giá trị của tiếng nói dân tộc.

- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật sử dụng trong truyện.

 2. Kỹ năng :

- Kể tóm tắt truyện.

- Tìm hiểu phân tích cậu bé Phrăng và thầy giáo Ha – men qua ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ, hành

động.

- Trình bày suy nghĩ của bản thân về ngôn ngữ dân tộc nói chung và ngôn ngữ dân tộc mình nói riêng.

 

doc 10 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 782Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Trường THCS Lê Hồng Phong - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24 	Ngày soạn: 16/02/13
TIẾT 89,90 	 Ngày dạy: 18/02/13
 BUỔI HỌC CUỐI CÙNG 
 (Chuyện của một em bé người An-dát)
 (An-phông-xơ Đô-đê)
A. Mức độ cần đạt:
* Giúp học sinh :
 - Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện : phải biết giữ gìn và yêu tiếng mẹ đẻ, đó là một phương diện quan trọng của tình yêu nước.
- Hiểu được cách thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả trong tác phẩm.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 
 1. Kiến thức :
- Cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, người kể chuyện, lời đối thoại và độc thoại trong tác phẩm.
- Ý nghĩa giá trị của tiếng nói dân tộc.
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật sử dụng trong truyện.
 2. Kỹ năng :
- Kể tóm tắt truyện.
- Tìm hiểu phân tích cậu bé Phrăng và thầy giáo Ha – men qua ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ, hành 
động.
- Trình bày suy nghĩ của bản thân về ngôn ngữ dân tộc nói chung và ngôn ngữ dân tộc mình nói riêng.
 3. Thái độ : Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng nói dân tộc, tiếng Việt.
C. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm.
D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số. Lớp 6a1	6a2
2. Bài cũ: 
 C Hai so sánh : "Như một pho ượng đồng đúc" ; "như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ ", tả về dượng Hương Thư , cho thấy ông là người ntn ?
	A. Khoẻ mạnh, vững chắc, dũng mãnh, hào hùng .
	B. Mạnh mẽ, không sợ khó khăn, gian khổ .
	C. Dày dạn kinh nghiện chèo thuyền vượt thác .
	D. Chậm chạp nhưng mạnh mẽ khó ai địch nổi .
 CTrình bày cảm nhận của em về thiên nhiên và con người lao động qua văn bản " Vượt thác"? Em học tập được gì từ ngòi bút miêu tả của tác giả ?
3. Bài mới :
* Giới thiệu bài : “Tình yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những gì tầm thường nhất”. Bạn yêu con đường từ nhà đến trường, tôi yêu lũy tre quê mình,cũng chính là yêu nước. Và yêu tiếng nói của dân tộc mình cũng là một biểu hiện nồng nàn của tình yêu tổ quốc. Buổi học cuối cùng là một văn bản kể câu chuyện về tình yêu nước mãnh liệt biểu hiện qua tình yêu tiếng mẹ đẻ.
* Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm :
CDựa vào chú thích trong sgk, hãy nêu một vài nét chính về tác giả ?
GV giới thiệu thêm về tác giả và kết hợp giới thiệu thiệu chân dung của tác giả: Sinh ra trong một gia đình kinh doanh tơ lụa, ông rất thông minh, ham mê đọc sách .15 tuổi ông đã bắt đầu làm thơ, viết tiểu thuyết. Nhưng khi gia đình lâm vào hoàn cảnh túng thiếu, ông phải bỏ học để đi khi còn ở tuổi thiếu niên để đi dạy học kiếm tiền giúp gia đình . Ông đến Pa- ri, bước vào sự nghiếp văn chương và trở thành nhà văn nổi tiếng . Ông được đánh giá là : Bậc thầy về sự rung cảm , duyên dáng và trào lộng .
CHoàn cảnh ra đời của truyện này có gì đặc sắc?
CVăn bản này được viết theo thể loại nào ? Nhắc lại hiểu biết của em về thể loại đó ?
Hoạt động 2:Hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản : 
- GV nêu yêu cầu giọng đọc : Giọng điệu và nhịp điệu biến đổi theo cái nhìn tâm trạng của chú bé Phrăng : đoạn cuối đọc nhịp dồn dập, căng thẳng và xúc động .
- GV đọc mẫu đoạn : Từ đầu " cặp kính lớn đặt ngang trang sách ".
- Gv gọi 2 HS đọc nối tiếp đến hết văn bản rồi nhận xét giọng đọc của các em .
- Gv yêu cầu HS tự tìm hiểu chú thích sgk và giải nghĩa giúp Hs những từ mà các em cho là khó hiểu vd ( chú thích 2,8,10 ,11).
CHãy tóm tắt ngắn gọn nôi dung của văn bản ?
- GV theo dõi nhận xét, uốn nắn Hs cách tóm tắt văn bản .
CCó thể chia văn bản này thành mấy phần ? Nêu nôi dung chính của từng phần ?
=>P1: Từ đầu " mà vắng mặt con"-> Quang cảnh trên đường đến trường và ở trường trước khi Phrăng vào lớp học
- P2: Tiếp theo " Tôi sẽ nhớ mãi buổi học cuối cùng này-> Diễn biến của buổi học cuối cùng và tâm trạng của Phrăng .
- P3: Phần còn lại -> Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng .
CTác giả đã sử dụng kết hợp những phương thức biểu đạt nào?
C Em hãy khái quát nội dung chính của toàn văn bản? 
* Hướng dẫn HS phân tích văn bản :
 C Truyện này được kể theo ngôi thứ mấy ? Vì sao em biết ? Cho biết tác dụng của ngôi kể này ?
=> Ngôi thứ nhất , Phrăng trực tiếp kể và tự xưng là " tôi". Đảm bảo tính chân thực cho câu chuyện .
Hướng dẫn phân tích cụ thể
 CDiễn biến tâm trạng của Phrăng được thể hiện như thế nào?
(Trước khi đến trường, khi đến trường và sau khi học buổi học cuối cùng, tâm trạng của Phrăng thay đổi như thế nào.)
 CEm hãy chỉ ra sự khác biệt giữa buổi học hàng ngày với buổi học cuối cùng?
Ở đây, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Hs dựa vào những thông tin trong văn bản, trả lời.
CKhi đi học muộn, tâm trạng Phrăng thế nào? Thấy buổi học khác ngày thường cậu có thái độ ra sao?
CSau khi nghe thầy nói, hôm nay là buổi học cuối cùng, tâm trạng Phrăng thế nào?
 HS quan sát văn bản trả lời câu hỏi.
CQua nhân vật Phrăng, em suy nghĩ về việc học tiếng Việt của chính mình?
Hs tự bộc lộ. Gv liên hệ, giáo dục Hs.
CTại sao Phrăng lại có sự biến đổi về tâm lý ghê gớm như vậy? -> Vì thầy Ha-men đã khơi dậy trong chú bé Phrăng và những người dân ở đây những ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng dân tộc mà mọi người vẫn coi thường. Đây cũng là buổi học về tình yêu tiếng nói dân tộc.
 Tiết 2
CSau buổi học cuối Phrăng có những suy nghĩ gì? Qua đó, chúng ta thấy cậu là người thế nào?
CNghệ thuật sử dụng có gì đặc biệt?
CDưới cặp mắt quan sát của Phrăng, thầy Ha-men hiện lên như thế nào? (Gợi ý: Tìm những chi tiết miêu tả thầy về các phương diện: tính tình, trang phục, thái độ, hành động, cử chỉ trước lúc kết thúc buổi học.)
Thảo luận: Trong truyện, thầy Ha-men có nói: “ khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù”. Em hiểu thế nào và có suy nghĩ gì?
-> Câu nói nêu bật được giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do. Tiếng nói của dân tộc được hình thành và vun đắp bằng sự sáng tạo của biết bao thế hệ qua hàng ngàn năm, đó là thứ tài sản tinh thần vô cùng quý báu của mỗi dân tộc
CQua câu chuyện này, em thấy thầy Ha-men là người như thế nào?
Nhân vật thầy Ha-men gợi ra ở em cảm nghĩ gì?
Hs tự bộc lộ. Gv liên hệ giáo dục các em.
Hướng dẫn Tổng kết
C Em hãy nêu một số nét nghệ thuật đặc sắc của truyện?-> Cách kể chuyện từ ngôi thứ nhất; sáng tạo tình huống truyện độc đáo; Miêu tả nhân vật qua ý nghĩa, tâm trạng (Phrăng) và qua ngoại hình, cử chỉ, lời nói, hành động (thầy Ha-men); Ngôn ngữ tự nhiên với giọng kể chân thành, xúc động: Sử dụng nhiều câu biểu cảm, từ cảm thán, phép so sánh, lời và hình ảnh mang nghĩa ẩn dụ
Truyện thể hiện nội dung gì?
Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ. Hs đọc.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học:
- GV hướng dẫn- HS chu1` ý lắng nghe.
I. Giới thiệu chung :
1. Tác giả : ( sgk)
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ : ( sgk)
- Thể loại: Truyện ( đoạn trích)
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Đọc – tìm hiểu nghĩa từ khó :
2. Tìm hiểu văn bản:
2.1. Bố cục: 3 phần
2.2. Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
2.3. Phương thức biểu đạt: Tự sự và miêu tả
2.4. Phân tích
a. Nhân vật Phrăng
* Trước buổi học cuối: 
- Quá trễ giờ: Sợ bị quở mắng. 
- Chưa thuộc bài: Rất sợ thầy.
- Thời tiết đẹp, sáo véo von: Hấp dẫn, thu hút.
- Lính Phổ đang luyện tập: Tò mò muốn xem.
-> Lý do để trốn học.
à Là cậu bé lười học, ham chơi.
* Buổi học cuối cùng:
 + Quang cảnh buổi học:
Mọi ngày
Hôm nay
- Tiếng ồn ào như vỡ chợ vang ra tận phố.
- Tiếng ngăn bàn đóng mở.
- Đồng thanh đọc bài.
- Chiếc thước kẻ to tướng của thầy gõ xuống bàn.
- Bình lặng như một buổi sáng chủ nhật.
- Lặng ngắt.
- Thầy ăn mặc đẹp.
- Dân làng đến học với vẻ mặt buồn rầu.
 à Nghệ thuật so sánh, miêu tả.
=> Không khí khác lạ của buổi học.
+ Tâm trạng của Phrăng trong buổi học cuối:
- Khi vào muộn đỏ mặt tía tai và sợ.
- Ngạc nhiên vì không khí buổi học khác lạ.
- Nghe nói buổi học cuối: Choáng váng, chửi thầm: “A! Quân khốn nạn”.
- Tự giận mình, thương thầy.
- Xấu hổ, ân hận, tiếc nuối. 
- Chăm chú nghe giảng, khao khát học.
-> Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật: Sự thay đổi về thái độ tình cảm, ý nghĩ của Phrăng.
=> Biết yêu quý và muốn học tốt tiếng Pháp nhưng đã không còn cơ hội để học nữa.
Tiết 2
* Sau buổi học cuối cùng:
- Thốt lên: “Ôi! Tôi sẽ nhớ mãi buổi học này!”
- “Chưa bao giờ tôi cảm thấy thầy lớn lao đến thế.”
-> Sử dụng câu biểu cảm, từ cảm thán.
=> Yêu nước, yêu tiếng nói dân tộc. Tôn trọng, khâm phục và kính yêu thầy.
b. Nhân vật thầy Ha-men
* Trang phục: Mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen, gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu. -> Sang trọng.
* Thái độ: Lời lẽ dịu dàng, nhắc nhở mà không trách mắng
* Hành động:
- Trong buổi học:
 + Nói với chúng tôi về tiếng Pháp,
 + Kiên nhẫn giảng giải,
 + Đứng lặng im trên bục, 
 + Đủ can đảm dạy hết buổi.
=> Buổi học đầy tính trang trọng, thiêng liêng.
- Cuối buổi học:
 + Đứng trên bục, người tái nhợt,
 + Nghẹn ngào cầm phấn và dằn mạnh hết sức, cố viết thật to...
 + Đứng đó dựa vào tường và chẳng nói, giơ tay ra hiệu.
-> Nghệ thuật: Miêu tả.
=> Buổi học trang trọng, thiêng liêng. Lòng yêu nước, trân trọng tiếng Pháp ở thầy thật mạnh mẽ đã làm khơi dậy tình yêu nước ở mọi người trong hoàn cảnh quê hương bị chiếm đóng.
3. Tổng kết
a. Nghệ thuật:
b. Nội dung: => Ghi nhớ: (Sgk/55)
* Ý nghĩa : Tiếng nói là một giá trị văn hóa cao quý của dân tộc, yêu tiếng nói là yêu văn hóa dân tộc. Tình yêu tiếng nói dân tộc là một biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước. Sức mạnh của tiếng nói dân tộc là sức mạnh của văn hóa, không một thế lực nào có thể thủ tiêu. Tự do của một dân tộc gắn liền với việc giữ gìn và phát triển tiếng nói dân tộc mình
- Văn bản cho thấy tác giả là một người yêu nước, yêu độc lập tự do, am hiểu sâu sắc về tiếng mẹ đẻ.
III. Hướng dẫn tự học
- Đọc kỹ truyện, nhớ những sự việc chính và kể tóm tắt lại truyện. Học thuộc Ghi nhớ.
- Sưu tầm những bài văn, thơ nói về vai trò của tiếng nói dân tộc.
- Chuẩn bị bài mới: Nhân hóa.
E. Rút kinh nghiệm
TUẦN 24 	Ngày soạn: 19/02/13
	Ngày dạy: 21/02/13
TIẾT 89,90 
NHÂN HÓA
A. Mức độ cần đạt 
- Nắm được khái niệm nhân hoá, các kiểu nhân hóa.
- Hiểu được tác dụng chính của nhân hoá.
- Biết vận dụng kiến thức nhân hoá vào việc đọc - hiểu văn bản và viết bài văn miêu tả.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
 1. Kiến thức
- Khái niệm nhân hoá, các kiểu nhân hóa.
- Tác dụng của phép nhân hoá.
 2. Kỹ năng
- Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị của phép tu từ nhân hóa.
- Sử dụng được phép nhân hóa trong nói và viết.
 3. Thái độ: 
Nắm rõ nội dung bài Nhân hóa để vận dụng vào việc đọc - hiểu văn bản và viết bài văn miêu tả.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm...
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số. . Lớp 6a1	6a2
2. Bài cũ:
 C Kể tên và nêu ví dụ minh họa cho những kiểu so sánh mà em đã được học ?
3. Bài mới : 
* Giới thiệu bài : Sự vật vốn tri vô giác những qua cái nhìn tâm trạng và bằng tài năng của mình con người đã mang lại cho nó một tâm hồn hay nói chính xác hơn là qua sự vật tưởng vô tri ấy ta nhận thấy một sự gần gũi, đồng điệu. Một trong những biện pháp tu từ có tác dụng hiểu hiệu để làm nên điều kì diệu ấy là biện pháp tu từ nhân hóa. 
* Tiến trình bài học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung: Khái niệm nhân hoá :
 - GV treo bảng phụ ghi vd trong sgk – HS đọc vd.
CTrong khổ thơ, tác giả gọi mặt trời là gì ?
CTừ ông được dùng để gọi đối tượng nào ? Theo em tác giả dùng từ như vậy để gọi mặt trời sẽ có tác dụng gì ?
-> Là từ dùng để gọi người -> Gọi như vậy làm cho trời gần gũi hơn với con người .
* Thảo luận ? CTrong khổ thơ, ngoài mặt trời, tác giả còn miêu tả đối tượng nào ? Hãy so sánh cách miêu tả các sự vật của tác giả với cách diễn đạt sau để rút ra kết luận về sự đặc sắc trong diễn đạt của Trần Đăng Khoa ?
a. Ông trời 
 Mặc áo giáp đen 
 Ra trận 
-> Bầu trời đầy mây đen
b. Muôn nghìn cây mía 
 Múa gươm 
-> Những cây mía ngả nghiêng, lá bay phất phới.
 c. Kiến
 Hành quân
 Đầy đường 
-> Kiến bò đầy đườn .
=> Trần Đăng Khoa dùng từ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động , tính chất của sự vật ; từ goị tên người để gọi tên sự vật làm cho sự vật trở nên gần gũi hơn với con người và quang cảnh trước cơn mưa trở nên sinh động hơn. Cách diễn đật trên chỉ mang tính liệt kê sự tồn tại và xuất hiện của sự vật .
CGọi cách diễn đạt như của Trần Đăng Khoa là nghệ thuật nhân hoá. Vậy, thế nào là nhân hoá ? Nêu tác dụng của phép nhân hoá ?
- Hs trả lời – Gv chốt ý dẫn đến ghi nhớ 1 .
- Hs đọc ghi nhớ 1 .
CNêu 1 vd có sử dụng phép nhân hoá trong bài Vượt thác ?
Hướng dẫn HS tìm hiểu các kiểu nhân hoá :
 - GV treo bảng phụ ghi vd – HS đọc vd .
CTìm các phép nhân hoá có trong ví dụ và cho biết tác giả đã nhân hoá bằng cách nào ?
C Qua vd , em thây có mấy kiểu nhân hoá ? Đó là những kiểu nào ?
-HS trả lời – Gv chốt ý dẫn đến ghi nhớ 2 .
- HS đọc ghi nhớ 2 .
CTác giả Võ Quảng đã dùng kiểu nhân hoá nào qua vd sau . Vd :" Dọc sông , những chòm cổ thụ .lặng nhìn xướng nước ."
->Dùng từ vốn chỉ hoạt động , tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập :
- GV lần lượt hướng dẫn HS hoàn thành những bài tập trong sgk .
* Bài 2 : So sánh hai cách diễn đạt trong hai đoạn văn :
- Đoạn 2 : Không dùng phép nhân hoá nên không sinh động như đoạn 1 .
- Đoạn 1: Dùng phép nhân hoá nên cảnh vật sinh động hơn , gợi cảm hơn .
* Bài 3: So sánh hai cách viết :
- Cách 1 : Cách 1 : Dùng nhiều phép nhân hoá , miêu tả chổi rơm gần vời miêu tả con người nen đoạn văn có tính biểu cảm cao hơn. Chổi rơm trở nên gần gũi với con người hơn, sống động hơn. Nên chọn cách diễn đạt 1 trong văn biểu cảm .
- Cách 2 : Chỉ dùng một phép nhân hoá nên hạn chế về mặt biểu cảm. Nên chọn cách diễn đạt thứ hai cho văn thuyết minh.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học:
- Gv hướng dẫn _ HS chú ý lắng nghe.
I. Tìm hiểu chung 
1. Nhân hoá là gì ?
1.1. Phân tích vd : sgk
- Ông trời 
 Mặc áo giáp đen
 Ra trận 
- Muôn nghìn cây mía 
 Múa gươm .
- Kiến 
 Hành quân
-> Dùng từ vốn dùng để gọi hoặc tả con người để gọi hoăc tảsự vật .
=>Bầu trời trở nên gần gũi hơn với con người; Quang cảnh trước cơn mưa trở nên sinh động hơn .
=> Nhân hoá .
1.2. Ghi nhớ 1 : sgk
2. Các kiểu nhân hoá :
2.1. Phân tích vd :
- a. Lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay 
-> Dùng từ vốn gợi người để gọi vật 
b. Tre + chống lại 
 + xung phong
 + giữ 
-> Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của sự vật .
c. Trâu ơi ! 
-> Trò chuyện, xưng hô với vật như với người
2.2. Ghi nhớ 2: sgk
II. Luyện tập :
* Bài 1 ; ( Làm miệng )
- Các phép nhân hoá : Cảng đông vui, tàu mẹ, tàu con; xe anh, xe em tíu tít; tất cả đều bận rộn .
=> Tác dụng : Làm cho quang cảnh bến cảng trở nên sinh động hơn. Người đọc dễ hình dung được cảnh nhộn nhịp, bận rộn diễn ra trên cảng .
* Bài 4 : Các kiểu nhân hoá ở mỗi đoạn trích được tạo ra bằng cách :
* a.Trò chuyện. xưng hô với người như với vật .Làm cho sự vật trở nên sinh động; ngoài ra còn có tác dụng tâm tình .
* b,c,d. Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động , tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. Vừa có tác dụng biểu cảm, vừa là phương tiện, là cái cớ để giải bày tâm sự * Bài 5 :- Viết một đoạn văn miêu tả ngắn, chủ đề tự chon. Trong đó có sử dụng phép nhân hoá .
III. Hướng dẫn tự học 
- Nắm nội dung bài học. Hoàn thành phầnluyện tập .
 - Soạn bài : Phương pháp tả người .
 E. Rút kinh nghiệm
TUẦN 24 	Ngày soạn: 21/02/13
TIẾT 92 Ngày dạy: 23/02/13
 PHƯƠNG PHÁP TẢ NGƯỜI 	
A. Mức độ cần đạt:
* Giúp học sinh :
 - Hiểu được phương pháp làm bài văn tả người.
- Rèn kĩ năng làm bài văn tả người theo thứ tự .
- Biết viết đoạn văn, bài văn tả cảnh .
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 
 1. Kiến thức :
- Yêu cầu của bài văn tả cảnh .
- Cách làm bài văn tả người bố cục, thứ tự miêu tả, cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả tả người .
 2. Kỹ năng :
- Quan sát , lựa chọn các chi tiết cần thiết cho bài văn miêu tả.
- Trình bày những điều đã quan sát, lựa chọ theo trình tự hợp lý.
- Viết một đoạn văn, bài văn tả người.
- Bước đầu có thể trình bày miệng một đoạn hoặc một bài văn tả người trước tập thể lớp.
 3. Thái độ : Biết trân trọng vẻ đẹp con người từ hình thức đến tính cách và đưa vào bài viết.
C. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm.
D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số.Lớp 6a1	6a2
2. Bài cũ: 
 	CTrình bày phương pháp xây dựng một bài văn tả cảnh ? Một bài văn tả cảnh phải có bố cục như thế nào ?
3. Bài mới :
* Giới thiệu bài : 
Người ta là hoa của đất - vẻ đẹp của con người mới là đỉnh cao của tạo hóa. Bởi vậy, mà hình như người ta luôn có những trang văn tả người đặc sắc. Bài học hôm nay, sẽ ít nhiều cung cấp cho ta những kĩ năng cần thiết để miêu tả một con người cụ thể.
* Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu chung về phương pháp tả người :
- GV goi HS đọc 2 vd trong sgk .
CHãy chỉ rõ đối tượng được miêu tả ở mỗi đoạn văn ?
-> Đ1 : tả dượng Hương thư ; đoàn : tả cai Tứ
CỞ đoạn 1, dượng Hương Thư hiện lên qua những chi tiết nào ? Qua đó ,em có nhận xét gì về nhân vật này ?
CTrong đoạn 2, cai Tứ được miêu tả ra sao ? Hãy cho biết đánh gía của em về nhân vật này ?
* Thảo luận : CTrong hai đoạn văn trên, đoạn nào tập trung khắc hoạ chân dung nhân vật , đoạn nào miêu tả người gắn với công việc .Cách lựa chọn hình ảnh , chi tiết ở hai đoạn khác nhau chỗ nào ?
=> Đ1: Tả người gắn với công việc -> Dùng những hình ảnh động, với những động từ, tính từ mạnh để tả tư thế, hoạt đông của nhân vật. Đ2: Tả chân dung nên chú ý những hình ảnh tĩnh , dùng nhiều danh từ, tính từ gợi hình, gợi cảm ; chủ yếu chú ý tả khuôn mặt, vóc dáng .. nụ cười 
CVậy, muốn tả người ta cần thực hiện ntn?
- Hs trả lời – Gv chốt ý dẫn đến ghi nhớ 1.
- Hs đọc ghi nhớ 1.
* Gv gọi HS đọc đoạn 3 .
GV giới thiệu : Ví dụ này có ba phần rõ rệt , mỗi phần trình bày một nội dung cụ thể và tập trung làm rõ chủ đề về keo vật .
C Hãy chỉ rõ bố cục và nôị dung chính của từng phần trong vd trên ?
CNếu phải đặt tân cho đoạn văn này thì em sẽ đặt ntn ?
Quắm Đen thảm bại ; Ông Cản Ngũ; Hội vật đền Đô năm ấy .
CTừ vd vừa phân tích, em hãy cho biết một bài văn tả người có bố cục gồm mấy phần? Nêu nhiệm vụ của từng phần?
- HS trả lời – Gv chốt ý dẫn đến ghi nhớ 2 .
- HS đọc ghi nhớ 2 .
Hoạt động 2:Hướng dẫn HS luyện tập :
 Bài 1 : Gv chia nhóm để HS làm bài rồi chữa bài cho các em . 
Bài 2 : HS độc lập làm bài , 1 em lên bảng làm .
- HS khác nhận xét – GV chữa bài .
* Dàn ý cho đề bài tả em bé chừng 4 đến 5 tuổi 
a. Mở bài:
- Giới thiệu chung về : tên, tuổi, của em bé và quan hệ giữa em với em bé đó .
b. Thân bài :
- Ngoại hình :
+ Vóc dáng : bụ bẫm 
+|Lán da trắng hồng
+ Tay chân trắng , tròn , bụ bẫm
- Tính tình : Hay cười, nhưng cũng dễ khóc 
- Lời nói : hay hỏi 
- Thích nghe kể chuyện, nghe hát ru .
 Bài 3 : Điền vào chỗ trống :
- Con tôm luộc 
- Đồng tụ
-> Qua đoạn văn ta có thể đoán ông Cản Ngũ đang chuẩn bị xuống xới vật để đọ sức với Quắm Đen .
Hoạt động 3:Hướng dẫn tự học: 
- GV hướng dẫn – HS chú ý lắng gnhe.
I. Tìm hiểu chung:Phương pháp viết một đoạn văn , bài văn tả người :
1. Phân tích vd : sgk
a. Phương pháp viết một đoạn văn tả người :
* VD1: Đoạn 1: Miêu tả dượng Hương Thư :
 - Như một pho tượng đồng đúc 
+ Các bắp thịt cuồn cuộn
+ Hai hàm răng cắn chặt
+ Quai hàm bạnh ra 
+ Cặp mắt nảy lửa
-> Là người mạnh mẽ,. Oai phong , hùng dũng .
* VD2: Đoạn 2: Tả cai Tứ :
- Vóc dáng : thấp, gầy
- Độ tuổi : khoảng 45, 50
- Khuôn mặt : vuông , nhưng hai má hóp lại 
- Lông mày : lổm chổm 
- Mũi : gồ sống mương, dòm xuống bộ ria mép .
- Mồm : toe toét, tối om 
- Răng : vàng hợm 
-> Là một ông cai có ngoại hình xấu xí . gian xảo .
b. Cách làm một bài văn tả người :
* VD 3: 
- Bố cục : 3phần 
+Phần 1 : Đoạn đầu -> Giới thiệu chung về đôi vật 
=> Mở bài 
+ Phần 2: Ba đoạn tiếp theo -> Tả chi tiết keo vật 
=> Thân bài 
- Phần 3 : Đoạn cuối -> Nêu cảm nghĩ về đôi vật và nhận xét về keo vật 
=> Kết bài .
 2. Ghi nhớ 2 : sgk
II. Luyện tập :
Bài 1: Những chi tiết tiêu biếu sẽ lựa chọn khi tả :
a. Một em bé khoảng 4-> 5 tuổi :
- Khuôn mặt : bầu bĩnh, tròn trịa, trắng hồng 
- Miệng : hay cười, đôi môi đỏ tươi, răng sữa trắng tinh
- Tóc : lua thưa , mềm mại .
- Chân, tay : mập mạp, bụ bẫm 
- Tính tình : hay hỏi, dễ khóc, nhưng cũng dễ cười .
b. Một bà cụ :
- Dáng : còng ,gầy 
- Tóc : bạc, rụng nhiều ..
- Da : Nhăn nheo
- Mắt : chậm chạp 
- Răng : yếu , đã rụng hơn nửa .
c. Cô giáo :
- Vóc dáng : thon thả 
- Khuôn mặt trái xoan
- Mái tóc: dài, đen óng mượt 
- Tình tình: nghiêm khắc trong giờ học, nhưng những lúc khác thì cũng rất hay cười 
- Lời nói nhẹ nhàng , truyền cảm 
III. Hướng dẫn tự học: 
- Nắm nội dung bài học, xem lại các bài tập đã làm .
	- Soạn bài : Đêm nay Bác không ngủ .
 E. Rút kinh nghiệm
..
..
.

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 6 TUAN 24.doc