Giáo án Ngữ văn 7 Bài 11: Văn bản: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Mao ốc vị thu phong sở phá ca ) Đỗ Phủ

Giáo án Ngữ văn 7 Bài 11: Văn bản: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Mao ốc vị thu phong sở phá ca ) Đỗ Phủ

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp học sinh

 - Cảm nhận được tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ.

 - Bước đầu thấy được vị trí và ý nghĩa của những yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình.

- Bước đầu thấy được đặc điểm của bút pháp Đỗ Phủ qua những dòng thơ miêu tả và tự sự.

II. CHUẨN BỊ:

 GV: SGK – SGV – Tranh ảnh – Tài liệu có liên quan.

 HS: SGK – Đọc bài và soạn bài trước ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 

doc 5 trang Người đăng vultt Lượt xem 647Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 Bài 11: Văn bản: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Mao ốc vị thu phong sở phá ca ) Đỗ Phủ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 - Tiết 41 Ngày dạy: 07 - 11 - 2009 Lớp dạy: 7A1
Bài 11: Văn bản: 
BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ
( Mao ốc vị thu phong sở phá ca )
Đỗ Phủ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
 Giúp học sinh
 - Cảm nhận được tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ.
 - Bước đầu thấy được vị trí và ý nghĩa của những yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình.
- Bước đầu thấy được đặc điểm của bút pháp Đỗ Phủ qua những dòng thơ miêu tả và tự sự.
II. CHUẨN BỊ:
 GV: SGK – SGV – Tranh ảnh – Tài liệu có liên quan.
 HS: SGK – Đọc bài và soạn bài trước ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: ( Không)
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1
GV: Đọc mẫu.
GV: Gọi hs đọc.
GV: Gọi hs đọc chú thích vàtrả lời câu hỏi.
? Hãy nêu vài nét về tác giả Đỗ Phủ?
 Dựa vào chú thích (*).
? Hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ ?
 Dựa vào chú thích (*).
Hoạt động 2
GV: ( Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thể thơ, bố cục, giải thích từ khó ).
GV: giới thiệu về thể loại.
GV: giải thích từ khó.
? Sau khi đọc xong bài thơ, em hãy cho biết bài thơ có thể phân đoạn dựa trên mạch cảm xúc như thế nào?
 ( GV nói ngay phân chia bố cục ).
GV: Treo bảng phụ lên bảng. ( Phần bố cục ).
GV : Treo tranh vẽ lên bảng
Hoạt động 3:
GV: Gọi hs đọc đoạn 1.
? Trong đoạn này nhà thơ kể hay tả? Em hình dung cảnh căn nhà của Đỗ Phủ sau trận gió mạnh như thế nào? 
GV: Nhận xét và chốt lại.
? Tìm những từ tả cơn gió mạnh đã làm tan nát gian nhà?
GV: Nhận xét và chốt lại.
GV: Gọi hs đọc đoạn 2.
? Tìm những từ kể cảnh cướp giật tranh?
GV: Nhận xét và chốt lại.
? Ta có nên trách lũ trẻ thôn nam không? Vì sao?
GV: Nhận xét và chốt lại.
GV: Gọi hs đọc đoạn 3.
? Tác giả, trong khổ thơ này đã kết hợp các kiểu văn bản nào?
? Từ nào diễn tả nỗi cực khổ mà nhà thơ trải qua khi phải ngủ trong gian nhà tan nát?
GV: Nhận xét và chốt lại.
Hoạt động 4:
? Giả thử không có năm dòng thơ cuối thì ý nghĩa, giá trị biểu cảm của bài thơ sẽ giảm đi như thế nào?
GV: ( Cho hs thảo luận ).
GV: Thuyết giảng.
Từ một gian nhà tan nát mong căn nhà ngàn gian.
Quên nỗi đau riêng mình để nghĩ đến hạnh phúc của kẻ sĩ khác ( rộng ra là cả thiên hạ ).
Ước mơ đó của nhà thơ mãnh liệt và tràn đầy niềm tin. Từ đó khẳng định nhân đạo của bài thơ.
Hoạt động 5:
GV: Cho hs tự chốt lại nội dung bài học. 
Hoạt động 6:
GV: Treo bảng phụ.
 ( Câu 2, SGK Trang 134 ).
GV: Nhận xét và chốt lại.
HS: Nghe.
HS: Đọc.
HS: Đọc chú thích vàtrả lời câu hỏi.
HS: Trả lời.
 Đỗ Phủ ( 712 – 770 ), là nhà thơ nổi tiếng đời Đường của Trung Quốc, tự là Tử Mĩ, hiệu Thiếu Lăng, quê ở tỉnh Hà Nam. 
HS: Trả lời.
 Đỗ Phủ nhờ bạn bè và người thân giúp đỡ mới dựng được một căn nhà tranh tre. Nhưng ở chưa được bao lâu thì căn nhà đã bị gió, mưa thu phá nát. Đỗ Phủ buồn rầu và xúc cảm viết thành bài thơ. 
HS lắng nghe.
HS lắng nghe.
HS tự ghi bố cục.
Bố cục:
 * Chia 2 phần:
 - Phần 1: (18 câu đầu): Nỗi khổ, nghèo và lời thở than vì mái nhà tranh bị gió thu phánát.
 + Đoạn 1: Kể, tả về gió thu thổi bay mái nhà tranh.
 + Đoạn 2: Trẻ con cướp tranh, nhà thơ bất lực, ấm ức.
 + Đoạn 3: Đêm mưa, rét, nhà dột, nằm suốt đêm không ngủ.
 - Phần 2: (5 câu cuối):
 Mơ ước của khổ chủ.
HS : đọc.
HS: Trả lời.
Nhà thơ vừa kể vừa tả ; kể – tả ngang nhau.
HS: Trả lời.
Những từ : thét già, cuộn, bay, tót, quay lộn.
HS : đọc.
HS: Trả lời.
Những từ : trước mặt, xô, cướp giật, cắp, đi tuốt.
HS: Trả lời.
Thông cảm, bởi đất nước Trung Hoa đầy li loạn, cảnh đói nghèo, trẻ em thất học đang tràn lan.
HS : đọc.
HS: Trả lời.
Kiểu văn bản được kết hợp là kể và tả.
HS: Trả lời.
Từ: mịt mịt, đen đặc, tối mực, lạnh tựa sắt, lót nát, nhà dột, mưa, dày hạt mưa, mưa chẳng dứt. ( Ngủ trong mưa, trong lạnh, cả cha và con đều như thế).
HS: thảo luận.
HS: Trả lời.
Gây sự bất ngờ cho người đọc, nói lên ước mơ cao cả, chan chứa lòng vị tha.
HS: Trả lời.
HS: Đọc ghi nhớ SGK.
HS: Lên bảng trình bày.
I. Đọc – Tìm hiểu chú thích:
 1.Đọc: 
 2.Tìm hiểu chú thích: 
 * Đỗ Phủ ( 712 – 770 ), là nhà thơ nổi tiếng đời Đường của Trung Quốc, tự là Tử Mĩ, hiệu Thiếu Lăng, quê ở tỉnh Hà Nam. 
II. Tìm hiểu thể thơ, bố cục, giải thích từ khó: 
 1. Tìm hiểu thể thơ:
 - Thể thơ cổ thể.
 - Vần, nhịp, câu chữ đều khá tự do, phóng khoáng.
 2.Từ khó:
 (1) Sự biến An Lộc Sơn – Sử Tư Minh xảy ra năm 755, đến năm 763 mới chấm dứt. Như vậy lúc bài thơ sáng tác, tình hình xã hội vẫn rối loạn.
 3.Bố cục:
 * Chia 2 phần:
 - Phần 1: (18 câu đầu): Nỗi khổ, nghèo và lời thở than vì mái nhà tranh bị gió thu phánát.
 + Đoạn 1: Kể, tả về gió thu thổi bay mái nhà tranh.
 + Đoạn 2: Trẻ con cướp tranh, nhà thơ bất lực, ấm ức.
 + Đoạn 3: Đêm mưa, rét, nhà dột, nằm suốt đêm không ngủ.
 - Phần 2: (5 câu cuối):
 Mơ ước của khổ chủ.
III. Phân tích chi tiết:
 1. Nỗi khổ nghèo và lời than thở của nhà thơ.
 a. Đoạn 1: ( Năm câu đầu ).
 Qua cách kể, tả ta thấy cảnh tranh bay tung tóe mảnh cao, mảnh thấp chứng tỏ sức gió thật dữ dội.
 b. Đoạn 2: ( Năm câu tiếp theo).
 Nỗi đau bất lực trước cảnh trẻ con cướp những tấm tranh. 
 c. Đoạn 3: ( Tám câu tiếp).
 Ông trằn trọc suốt đêm trong mệt, đói, lo lắng, buồn rầu, thương con, thương mình và đành đắng cay, bất lực.
 2. Nội dung, ý nghĩa và vị trí của khổ thơ cuối:
 Từ một gian nhà tan nát mong căn nhà ngàn gian.
 Quên nỗi đau riêng mình để nghĩ đến hạnh phúc của kẻ sĩ khác ( rộng ra là cả thiên hạ ).
 Ước mơ đó của nhà thơ mãnh liệt và tràn đầy niềm tin. Từ đó khẳng định nhân đạo của bài thơ.
IV. Tổng kết:
 * Ghi nhớ: ( SGK )
V. Luyện tập:
4. Củng cố – Dặn dò:
 a. Củng cố: - Hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ ?
 - Tìm những từ tả cơn gió mạnh đã làm tan nát gian nhà?
 - Mơ ước của khổ chủ.
 - Giá trị nhân đạo của bài thơ ?
 b. Dặn dò: - Học bài cũ.
 - Làm BT ở SGK và tham khảo các tài liệu khác
 - Soạn bài mới: " Cảnh khuya, Rằm tháng giêng ".
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
Duyệt, ngày tháng năm 2009
TTCM
Phan Hoài Nam
@?@?@?@?&@?@?@?@?

Tài liệu đính kèm:

  • docTHANHQUANG1180 THIGVGIOI NV7.doc