Giáo án Ngữ văn 7 kì 2 - Trường THCS Trường Sơn

Giáo án Ngữ văn 7 kì 2 - Trường THCS Trường Sơn

 Tiết 75 : TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:

1. Kiến thức:

- Khái niệm văn bản nghị .

- Nhu cầu nghị luận trong đới sống.

- Những đặc điểm chung của văn bản nghị luận.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết văn bản nghị luận khi đọc sách báo, chuẩn bị tiếp tục tìm hiểu sâu, kĩ hơn về kiểu văn bản quan trọng này.

 B. CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên: Giáo án, chuẩn kiến thức, SGK, STK, Bảng phụ.

 2. Học sinh: bài soạn, phiếu học tập, SGK.

 

doc 135 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 5052Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 kì 2 - Trường THCS Trường Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08/01/2011
 Tiết 75 : Tìm hiểu chung về văn nghị luận
Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Khái niệm văn bản nghị .
- Nhu cầu nghị luận trong đới sống.
- Những đặc điểm chung của văn bản nghị luận.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết văn bản nghị luận khi đọc sách báo, chuẩn bị tiếp tục tìm hiểu sâu, kĩ hơn về kiểu văn bản quan trọng này.
 B. Chuẩn bị: 	
1.Giáo viên: Giáo án, chuẩn kiến thức, SGK, STK, Bảng phụ.	
	2. Học sinh: bài soạn, phiếu học tập, SGK. 	
 C. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của GV và HS: 
 Kiến thức cần đạt: 
- Gọi HS đọc phần 1 SGK.
- Cả lớp theo dõi.
- GV nêu các câu hỏi trong SGK phần a.
- Yêu cầu HS nêu thêm các câu hỏi tương tự.
? Khi gặp các câu hỏi như thế em có thể trả lời bằng các kiểu văn bản đã học như kể chuyện, miêu tả, biểu cảm không? Vì sao?
? Để trả lời những câu hỏi như thế, hàng ngày trên báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng em thường gặp văn bản nào?
? Hãy kể tên một vài kiểu văn bản mà em biết?
- HS trả lời.
- GV chốt nội dung 1 ở ghi nhớ. 
- HS đọc văn bản ở SGK.
- GV nêu câu hỏi – HS trả lời.
? Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích gì?
? Để thực hiện mục đích ấy, bài viết đã nêu ra những luận điểm nào?
- GV giải thích khái niệm: Luận điểm.
? Để những ý kiến đưa ra có sức thuyết phục cao, bài văn đã nêu lên lí lẽ nào?
? Nếu sử dụng các phương thức: tự sự, miêu tả, biểu cảm thì tác giả có đạt được mục đích không? Vì sao?
HS lấy phiếu học tập ra làm theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV khái quát nội dung bài học.
- GV chốt nội dung 2, 3 ở ghi nhớ.
- GV treo bảng phụ nội dung ghi nhớ 2,3 ở SGK.
- Gọi 1 HS đọc, cả lớp ghi vào vở.
I. Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận:
1. Nhu cầu nghị luận:
- Trong đời sống, chúng ta thường gặp những câu hỏi: Thế nào là sống đẹp?
 Vì sao em đi học ?
- Những vấn đề đó không thể trả lời bằng các kiểu văn bản đã học vì các kiểu văn bản đó không thích hợp hoặc giải quyết các vấn đề cần trình bày không toàn diện và triệt để.
- Văn bản nghị luận: bình luận, xã luận, hội thảo khoa học, thời sự, bình luận thể thao, 
* Ghi nhớ:
Trong đời sống, ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng các ý kiến nêu ra trong cuộc họp, các bài xã luận, bình luận, bài phát biểu ý kiến trên báo chí, 
 2. Thế nào là văn bản nghị luận:
Văn bản: Chống nạn thất học.
- Mục đích: Viết cho toàn bộ quốc dân Việt Nam để chống giặc dốt, chống nạn thất học do chính sách ngu dân của thực dân Pháp để lại.
- Luận điểm: 2 luận điểm.
+ Một trong những công việc  dân trí.
+ Mọi người Việt Nam  Quốc ngữ.
- Lý lẽ:
+ Tình trạng thất học, lạc hậu trước cách mạng tháng 8.
+ Những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng nước nhà.
+ Những cách để chống nạn mù chữ, thất học.
- Nếu sử dụng các phương thức: tự sự, miêu tả, biểu cảm thì tác giả khó đạt được mục đích, khó có thể giải quyết vấn đề kêu gọi mọi người chống nạn thất học một cách rõ ràng, đầy đủ và chặt chẽ.
*Ghi nhớ:
- Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế, văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.
- Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống thì mới có ý nghĩa.
 D. Hướng dẫn học ở nhà:
 - Đọc lại bài, nắm được khái niệm văn nghị luận, nhu cầu nghị luận trong đời sống hàng ngày.
 - Làm các bài tập trong SGK để tiết sau học.
 	Ngày soạn: 08/01/2011
 Tiết 76: Tìm hiểu chung về văn nghị luận ( Tiếp theo ).
Mục tiêu cần đạt: 
	Xem chung tiết 75
 B. Chuẩn bị: 	
1.Giáo viên: Giáo án, chuẩn kiến thức, SGK, STK, Bảng phụ.	
	2. Học sinh: bài soạn, phiếu học tập, SGK.
C. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định lớp:
2. Bài cũ : Thế nào là văn nghị luận?
 Trong cuộc sống, em thấy khi nào cần làm văn nghị luận?
3. Bài mới: GV giới thiệu vào bài.
 Hoạt động của GV và HS :
 Kiến thức cần đạt: 
- HS đọc văn bản ở SGK.
- GV chia lớp thành hai nhóm, nêu câu hỏi cho HS làm.
- Nhóm 1: Bài 1: ( SGK).
- Nhóm 2: Bài2: ( SGK ).
Bài1: Có các câu hỏi sau:
? Văn bản đó có phải là văn bản nghị luận không ?
? Tác giả đã đưa ra ý kiến gì? Lí lẽ và dẫn chứng như thế nào?
? Bài văn giải quyết vấn đề có thực tế không? ý kiến của em về bài viết đó?
- HS thảo luận theo nhóm. Thư kí ghi lên phiếu học tập.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
Bài 2: Có các câu hỏi sau.
? Hãy xác định bố cục của văn bản trên?
? Nêu ý chính ở các phần: Mở bài,
 thân bài, kết bài?
Bài 4:
- Gọi 1 HS đọc văn bản ở SGK
- GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời.
? Bài văn “ Hai biển hồ” ở SGK là văn bản tự sự hay văn bản nghị luận?
? Vì sao?
- GV khái quát để kết thúc tiết học.
II. Luyên tập:
Nhóm 1:
Bài tập 1: Kết quả cần đạt.
- Là văn bản nghị luận nêu ra và giải quyết một vấn đề: Tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội, đồng thời tác giả sử dụng nhiều lí lẽ, lập luận và dẫn chứng để trình bày cho quan điểm đưa ra.
- ý kiến: phân biệt thói quen tốt và thói quen xấu.
 tạo thói quen tốt, khắc phục thói quen xấu.
- Lí lẽ, dẫn chứng:
+ Thói quen tốt: đúng hẹn, giữ lời hứa, đọc sách.
+ Thói quen xấu: hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự.
+ Thói quen hút thuốc gạt tàn bừa bãi, vứt rác bừa bãi 
- Giải quyết vấn đề phổ biến trong cuộc sống, ý kiến của tác giả rất đúng và cụ thể góp phần xây dựng cuộc sống văn minh, lịch sự.
Nhóm2:
Bài tập 2: Kết quả cần đạt.
- Mở bài: Nêu ra quan điểm: thói quen tốt, thói quen xấu.
- Thân bài:
+ Nêu ra vấn đề chính.
+ Lí lẽ, dẫn chứng làm sáng rõ luận điểm.
- Kết bài: Cần tạo ra thói quen tốt để tạo ra nếp sống văn minh
Bài 4:
- Là văn bản nghị luận.
- Qua câu chuyện về hai biển hồ để nói đến cách sống của mọi người.
D. Hướng dẫn học ở nhà:
Học kĩ lí thuyết. Làm bài tập 3 SGK.
Soạn bài: “ Tục ngữ về con người và xã hội”.
 Ngày soạn: 16/01/2011
Tiết 77: Tục ngữ về con người và xã hội
 Muc tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
Hiểu nội dung, ý nghĩa về con người và xã hội
Một số hình thức diễn đạt của những câu tục ngữ trong bài học.
2. Kĩ năng:
- Củng cố, bổ sung thêm hiểu biết về tục ngữ.
- Đọc – hiểu, p hântích các lớp nghĩa của tục ngữ về con người và xã hội.
- Vận dụng ở một mức độ nhất định tục ngữ về con người và xã hội trong đới sống.
B. Chuẩn bị: 	
1.Giáo viên: Giáo án, chuẩn kiến thức, SGK, STK, Bảng phụ.	
	2. Học sinh: bài soạn, phiếu học tập, SGK.
C. Các hoạt động dạy học:
ổn định lớp:
Bài cũ : Em hãy đọc thuộc lòng các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất?
 Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ “ Tấc đất, tức vàng” ?
 3. Dạy bài mới : GV giới thiệu vào bài.
 Hoạt động của GV và HS 
 Kiến thức cần đạt
- GV hướng dẫn đọc. Đọc mẫu.
- HS đọc lại.
- GV kiểm tra chú thích 1, 2, SGK.
? Về nội dung có thể chia các câu tục ngữ thành mấy nhóm?
? Nêu nội dung của từng nhóm?
? Em hãy nêu nghĩa của câu tục ngữ 1?
? Bài học từ kinh nghiệm sống này là gì?
- GV cung cấp 1 số câu tương tự.
? Câu tục ngữ này được sử dụng trong những trường hợp nào?
? Em hiểu như thế nào về “ góc con người” ?
? Răng và tóc được nhận xét trên phương diện nào?
? Câu tục ngữ 2 có ý nghĩa như thế nào?
? Câu tục ngữ được sử dụng trong những văn cảnh nào?
? Cần hiểu nghĩa của câu tục ngữ 3 như thế nào?
? Từ kinh nghiệm này, nhân dân ta muốn khuyên chúng ta điều gì?
? Em hãy tìm câu tục ngữ đồng nghĩa?
? Nêu nghĩa câu tục ngữ 4?
? Thực chất của “học gói”, “ học mở” ở đây là gì?
? Từ đó có thể nhận ra kinh nghiệm nào được đúc kết trong câu tục ngữ?
? Nghĩa của câu tục ngữ thứ 5? Bài học nào được đúc kết trong câu tục ngữ đó?
? Tìm một số câu tục ngữ, thành ngữ khác có nội dung tương tự?
? ý nghĩa nào được bộc lộ trong câu tục ngữ 6 ?
? Từ đó, câu tục ngữ khuyên chúng ta điều gì?
? Theo em, câu tục ngữ này có mâu thuẫn với câu tục ngữ “ Không thầy đố mày làm nên không”?
Gọi HS đọc câu tục ngữ 7 SGK.
? Theo em, câu tục ngữ đó đem đến cho ta lời khuyên nào?
- GV cung cấp thêm 1 số câu có nội dung tương tự.
? Nghĩa của câu tục ngữ 8? 
Câu tục ngữ được sử dụng trong những hoàn cảnh nào?
? Kinh nghiệm được đúc kết trong câu tục ngữ 9 là gì ?
? Kinh nghiệm này được áp dụng như thế nào vào các hoạt động của lớp em?
? Cảm nghĩ của em về sức sống của những câu tục ngữ này trong đời sống hiện tại?
- GV khái quát nên ghi nhớ.
- HS đọc ghi nhớ SGK.
I. Đọc, chú thích:
1. Đọc:
2. Chú thích:
II.Hiểu văn bản:
1. Những kinh nghiệm và bài học về phẩm chất con người:
Câu1: 
- Đề cao giá trị của con người so với của cải: Con người là lớn nhất.
- Yêu quý, tôn trọng, bảo vệ con người, không để của cải che lấp con người.
- Sử dụng trong các trường hợp: ước mong có nhiều con( trước đây), phê phán những ai coi trọng của cải hơn người, an ủi và động viên những trường hợp “ của đi thay người”, quan tâm đến quyền con người.
Câu2:
- Góc con người: chỉ dáng vẻ, đường nét .
- Cả sức khoẻ và thẩm mỹ.
- Câu tục ngữ mang 2 nghĩa: Răng và tóc phần nào thể hiện được tình trạng sức khoẻ và cả hình thức, tính cách của con người. => Những gì thuộc về hình thức đều thể hiện nhân cách của người đó.
- Câu tục ngữ này thường được sử dụng trong những văn cảnh:
+ Nhắc nhở con người phải biết giữ gìn răng tóc cho sạch đẹp.
+ Cách nhìn nhận, đánh giá con người qua một phần hình thức người đó.
+ Khuyên con người cần biết hoàn thiện mình từ những điều nhỏ nhất.
Câu3:
- Nghĩa đen: Dù đói rách cũng phải ăn uống sạch sẽ, thơm tho.
- Nghĩa bóng: Dù nghèo khổ, thiếu thốn vẫn phải sống trong sạch.
2. Những kinh nghiệm và bài học về học tập và tu dưỡng:
Câu 4:
- Học cách ăn, cách nói, cách gói, cách mở.
- Học để biết làm mọi thứ cho khéo léo.
- Con người cần phải học để mọi hành vi, ứng xử đều chứng tỏ mình là người lịch sự, tế nhị, thành thạo trong công việc, biết đối nhân, xử thế, có văn hoá và nhân cách.
Câu 5:
- Không được dạy bảo sẽ không làm được việc gì.
- Phải tìm thầy giỏi mới thành đạt, không quên công lao của thầy.
Câu 6:
- Học theo lời dạy bảo của thầy cô có khi không hiệu quả bằng học ở bạn bè.
- Tích cực, chủ động trong học tập, học hỏi mọi người xung quanh đặc biệt là bạn bè.
- Bổ sung ý nghĩa cho nhau để hoàn chỉnh một quan niệm: vai trò chỉ đạo hướng dẫn của thầy và sự chủ động tích cực của trò.
3. Kinh nghiệm, bài học về quan hệ ứng xử:
Câu 7:
- Cần thương yêu người khác như chính bản thân mình - Là lời khuyên về cách sống và cách ứng xử đầy nhân văn: luôn vị tha và nhân ái.
Câu 8:
- Khi được hưởng thành quả phải nhớ đến người đã có công gây dựng, phải biết ơn người giúp đỡ mình.
- Sử dụng trong một số hoàn cảnh: trân trọng công sức lao động, tìn ... 
? Văn nghị luận thường xuất hiện khi nào?
? Trong một bài văn nghị luận có những yếu tố nào là cơ bản?
? Yếu tố nào là chủ yếu?
? Em hiểu luận điểm là gì? Luận cứ và cách lập luận ra sao?
? Xác định luận điểm trong các ví dụ sau? (GV treo ví dụ)
? Trình bày những ý kiến của em về cách làm một bài văn chứng minh?
? GV phát phiếu học tập:
? Cho hai đề tập làn văn sau:
a.Giải thích câu tục ngữ ‘ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
b.Chứng minh rằng ‘ăn quả nhớ kẻ trồng cây là một suy nghĩ đúng đắn”
? Hãy cho biết cách làm hai đề này có gì giống và khác nhau? Từ đó suy ra nhiệm vụ giải thích và chứng minh khác nhau như thế nào?
? Qua chuẩn bị ở nhà yêu cầu học sinh trình bày dàn bài của một đề bài mà em đã chọn?
- GV nhận xét, tổng kết.
II. Ôn tập về văn nghị luận.
 Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (HCM).
 Sự giàu đẹp của tiếng Việt (ĐTMai)
 Đức tính giản dị của Bác Hồ (PVĐ)
 ý nghĩa của văn chương (HT)
 Phần tục ngữ.
- Trong đời sống trên báo chí và cả trong sách giáo khoa văn nghị luận xuất hiện trong nhiều trường hợp khác nhau rất phong phú:
Nghị luận nói:
- ý kiến trao đổi, tranh luận phát biểu trong các trường hợp hội họp, hội thảo, sơ kết, tổng kết 
- ý kiến trao đổi trong các cuộc giao lưu, phỏng vấn 
- ý kiến trong các buổi bảo vệ luận án, luận văn
- Chương trình thời sự, thể thao, văn nghệ trên đài phát thanh hay vô tuyến truyền hình
- Lời giảng của giáo viên trên lớp.
Nghị luận viết:
- Các bài xã luận, bình luận, đọc sách, phê bình văn học, nghiên cứu văn họctrên các báo chí, tạp chí.
- Các luận văn, luận án ..
- Các tuyên ngôn, tuyên bố quan trọng.
- Các văn bản nghị luận trong sách giáo khoa.
- Luận đề, luận điểm, luận cứ, luận chứng, lí lẽ, dẫn chứng, lập luận.
- Lập luận -> qu‏‎yết định tính chặt chẽ, tính thuyết phục của văn bản. 
- Luận điểm: là một bộ phận, khía cạnh cơ bản của vấn đề đưa ra.
- Câu a và d là luận điểm. Câu b là câu cảm thán còn câu c chưa đầy đủ, chưa rõ ý .
-Yếu tố quan trọng là dẫn chứng bên cạnh đó là lí lẽ và lập luận .
- Dẫn chứng trong văn chứng minh phải tiêu biểu chọn lọc, chính xác phù hợp với luận điểm, được phân tích làm rõ bằng lí lẽ, lập luận.
- Lí lẽ, lập luận là chất keo gắn kết dẫn chứng và làm sáng tỏ, nổi bật dẫn chứng
- Dẫn chứng phải phong phú, đảm bảo làm sáng rõ yêu cầu của đề ra.
Bài tập
- Giống nhau: Một luận đề, cùng sử dụng lí lẽ, dẫn chứng như nhau.
- Khác nhau: Kiểu văn bản, vấn đề đưa ra.
+ Giải thích: Lí lẽ là chủ yếu; Làm rõ bản chất vấn đề.
+Chứng minh: Dẫn chứng là chủ yếu; chứng tỏ sự đúng đắn của vấn đề.
III. Luyện tập:
D. Hướng dẫn học ở nhà
- Nắm vững lí thu‏‎yết.
- Làm đề 5 và đề 8 sách giáo khoa.
 Ngày soạn: 24/4/2011
 Tiết 129 Ôn tập tiếng việt (Tiếp theo )
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
1. Kiến thức: 
- Các phép biến đổi câu.
- Các phép tu từ cú pháp.
2. Kĩ năng:
Lập sơ đồ hệ thống hóa kiến thức về các phép biến đổi câu và các phép tu từ cú pháp
B. Chuẩn bị: 	
1.Giáo viên: Giáo án, chuẩn kiến thức, SGK, STK, Bảng phụ	
2. Học sinh: bài soạn, phiếu học tập, SGK.
C.Hoạt động dạy học
1 . ổn đinh:
2. Bài cũ: (Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh)
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Kiến thức cần đạt
? Dựa vào bảng hệ thống ở sách giáo khoa hãy kể tên các phép biến đổi câu đã học?
? Thế nào là rút gọn câu?
? Tìm ví dụ khi đã rút gọn câu?
? Nêu cách thêm trạng ngữ cho câu ?
? Thế nào là dùng cụm chủ vị để mở rộng câu ?
? Trình bày cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ?
? Các phép tu từ cú pháp đã học ở lớp 7 ?
? Thế nào là phép tu từ điệp ngữ ? Cho ví dụ ?
? Hãy tìm trong các văn bản đã học có sử dụng phép tu từ cú pháp điệp ngữ ?
? Liệt kê là gì ?
? Tìm các văn bản đã học có sử dụng phép liệt kê ?
1.Các phép biến đổi câu đã học.
 Thêm, bớt thành phần câu.
 - Rút gọn câu.
 - Mở rộng câu (thêm trạng ngữ; dùng cụm c- v để mở rộng câu).
+ Chuyển đổi kiểu câu:
 - Chuyển câu chủ động thành câu bị động và ngược lại.
 - Trong một số trường hợp nhất định khi nói và viết có thể lược bỏ bớt thành phần câu ( CN, VN, Các thành phần phụ...)
- Bổ sung thời gian, nơi chốn, mục đích, phương tiện cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.
- Dùng cụm chủ vị để làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu.
- Chuyển từ hoặc cụm từ chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu thêm từ bị, được vào sau nó.
- Chuyển từ, cụm từ chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu .
2. Các phép tu từ cú pháp đã học.
 Điệp ngữ, liệt kê.
- Điệp ngữ: Là sự lặp đi lặp lại một từ, ngữ, một cấu trúc câu nhằm mục đích nhấn mạnh tô đậm ý nghĩa muốn diễn đạt.
HS thực hiện
Liệt kê: là sắp xếp nối tiếp từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế, tư tưởng, tình cảm.
II. Luyện tập:
 - Kể hai bảng thống kê ở sách giáo khoa vào vở.
 - Cho ví dụ về các nội dung đã học II
D. Hướng dẫn học ở nhà
 - Ôn kĩ nội dung đã học .
 - Chuẩn bị làm bài kiểm tra tổng hợp cuối năm.
 Ngày soạn: 24/4/2011
Tiết 130 Hướng dẫn làm bài kiểm tra tổng hợp cuối năm
A. Mục tiêu cần đạt:
- Nắm cách làm bài kiểm tra tổng hợp cuối năm.
- Củng cố lại kiến thức cơ bản đã học trong phần Ngữ văn 7.
B. Chuẩn bị:
- Một số đề ra mẫu.
C.Hoạt động dạy học
1. ổn định:
2. Bài cũ:
3.Bài mới:
 I- Cấu tạo của đề bài kiểm tra tổng hợp :
 Gồm 2 phần: Trắc nghiệm và tự luận.
 II- Nội dung:
 Bao hàm khái quát nhất những kiến thức đã học trong chương trình.
 III- Cách làm bài kiểm tra:
 - Đối với phần trắc nghiệm: Cần lựa chọn câu trả lời chính xác nhất, đúng nhất.
 - Đối với phần tự luận: Đọc kĩ yêu cầu đề ra, thực hiện đầy đủ các bước xây dựng văn bản: Tìm ý, lập dàn ý, viết văn bản, sữa chữa.
 IV- Đề ra mẫu:
Phần I: Trắc nghiệm:
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
...Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng . Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống .Vũ trụ này tầm thường chật hẹp, không đủ thoả mãn mối tình cảm dồi dào của nhà văn . Nhà văn sẽsáng tạo ra những thế giới khác, những người, những sự vật khác . Sự sáng tạo này ta cũng có thể xem là ....
Đoạn văn trên trích ở văn bản nào?
Tác giả của đoạn văn trên là ai?
Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì ?
Tìm quan hệ từ có trong đoạn văn?
Tìm từ Hán Việt có trong đoạn văn?
Đoạn văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Dấu chấm lửng ở đầu và cuối đoạn văn biểu thị điều gì?
Phần II: Tự luận:
Trình bày ý kiến của em về ý nghĩa của câu tục ngữ “Tấc đất, tấc vàng”
- Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời nhanh phần trắc nghiệm và phương án làm cho phần tự luận.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung, sữa chữa.
D. Hướng dẫn học ở nhà
- Ôn tập kĩ kiến thức đã học trong chương trình ngữ văn 7.
- Chuẩn bị cho kiểm tra tổng hợp cuối năm hai tiết.
Ngày soạn: 28/4/2011
Tiết 133	Chương trình địa phương
Phần văn và tập làm văn (tiếp)
A.Mục tiêu cần đạt:Giúp h/s:
	1. Kiến thức:
	- Yêu cầu của việc sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương.
	- Cách thức sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương.
	2. Kĩ năng: 
	- Sắp xêp các văn bản đã sưu tầm được thành hệ thống.
	- Nhận xét về đặc sắc của ca dao, tực ngữ địa phương mình.
	- Trình bày kết quả sưu tầm trước tập thể.
B. Chuẩn bị: 	
1.Giáo viên: Giáo án, chuẩn kiến thức, SGK, STK, Bảng phụ	
2. Học sinh: bài soạn, phiếu học tập, SGK.
C.Hoạt động dạy học
1 . ổn đinh:
2. Bài cũ: (Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh)
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên - HS
? Kể lại 1 số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở Hà Tĩnh em biết?
GV vào bài.
Gọi h/s đọc bài văn, đọc chậm rõ, tự hào, tôn kính
?Yêu cầu đọc chú thích
?Em biết gì về tác giả?
?Em biết gì về Ngàn Hống chùa Hương Tích trong thực tế?
?Hày tìm bố cục của bài văn?
 Gọi học sinh đọc phần I
?Chùa Hương Tích được tác giả thể hiện như thế nào?
Kiến thức cần đạt
I .Đọc, tìm hiểu chú thích
1. Đọc
-Ngả ba Đồng Lộc
-Chùa Hương Tích
-Biển Thiên Cầm
-HS đọc.
2)Tác giả:
-Nguyễn Thị Phước : sinh năm 1963-Quê ở Diễn Châu Nghệ An
-Là hội viên hội nhà báo VHTT tỉnh Nghệ An
-Vị trí địa lý: Nằm trên dày Ngài Hống thuộc địa phận xã Thiên Lộc huyện can Lộc
- Gồm:3 phần
+Mở đầu: Đầu .... năm 1990
 Gth Chùa Hương
+Thân bài: Tiếp....Hương Truyền Quang cảnh Chùa Hương
+Kết bài: còn lại
II.Đọc tìm hiểu VB
-H/s thực hiện.
Trách nhiệm của chúng ta.
-Đánh giá: Đệ nhất danh lam ở hoàn châu:
-Có từ thời Lý
-Được xếp hạng di tích văn hoá lich sử danh thắng cấp Quốc gia năm 1990
=>Một vẽ đẹp uy nghiêm, tôn kính, cổ xưa.
GV tiểu kết tiết 1
D.Hướng dẫn học tập:
	-Tìm hiểu về chùa hương Tích qua lời kể của Ông bà, cha mẹ.
	-Sưu tầm tranh ảnh về danh Thắng ở Hà Tĩnh.
Ngày soạn: 28/4/1011
Tiết 134	Văn bản:
Chùa hương Ngàn hống(Tiếp)
A.Mục tiêu cần đạt:Giúp h/s:
1. Kiến thức:
	- Yêu cầu của việc sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương.
	- Cách thức sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương.
	2. Kĩ năng: 
	- Sắp xêp các văn bản đã sưu tầm được thành hệ thống.
	- Nhận xét về đặc sắc của ca dao, tực ngữ địa phương mình.
	- Trình bày kết quả sưu tầm trước tập thể.
B. Chuẩn bị: 	
1.Giáo viên: Giáo án, chuẩn kiến thức, SGK, STK, Bảng phụ	
2. Học sinh: bài soạn, phiếu học tập, SGK.
C.Hoạt động dạy học
1 . ổn đinh:
2. Bài cũ:Chùa Hương Ngàn hống được tác giả giới thiệu như thế nào?
3.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên – HS
Kiến thức cần đạt
Gọi học sinh đọc lại văn bản:
?Tác giả đã sử dụng Nghệ thuật nào trong phần này?
?Qua bút pháp miêu tả tài tình của tác giả em thấy cảnh ở Chùa Hương như thế nào?
?Hày tìm những chi tiết chứng tỏ điều đó?
?Vì sao Hương Tích nổi tiếng như vậy?
?Qua bài văn em biết được gì về nguồn gốc của Chùa Hương Tích?
?Trước vẻ đẹp và giá trị của Chùa Hương như vậy em có suy nghĩ gì?
?Điều mà tác giả muốn nhắn gửi đến chúng ta là gì?
?Qua bài văn em hãy miêu tả con đường đến với chùa Hương và vẽ đẹp của nó trong 10-12 dòng?
II) Phân tích (tiếp)
Miêu tả xen kẻ 1 vài nét kể(tự sự).
Đẹp, thơ mọng và huyền bí.
Phong cảnh hữu tình:
-Hồ nước xanh biếc, sóng gợn lăn tăn.
-Núi non kì vĩ viền quanh.
-Mây bị cây níu giữ....
tạo choi núi non một vẽ mờ ảo.
-Cây cối xanh tươi
=>Đẹp mơ màng như huyền thoại
-Ngắm cảnh núi non đẹp như gấm thêu, âm thanh trong trẻo của chim kêu, thác chảy,không khí thơm mát.
-Có chùa cổ kính
-Nhiều kỳ quan Thắng tích xung quanh
-Nơi thờ công chúa Diệu Thiện
-Lễ hội ngày 18 tháng 2 âm lịch
H/s thực hiện.
Cần có ý thức bảo vệ trân trọng, giữ gìn 1 di sản VH đến muôn đời sau.
H/s thực hiện
G/v nhận xét
D.Hướng dẫn học tập:
	Chuẩn bị bài tốt cho 2 tiết hoạt động Ngữ Văn(thi hát dân ca, đọc VB đã học)

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7 ky II Mu huyen 1.doc