Giáo án Ngữ văn 7 kỳ II – Năm học 2009 - 2010

Giáo án Ngữ văn 7 kỳ II – Năm học 2009 - 2010

A. Mục tiêu cần đạt:

 1. Kiến thức : Giúp học sinh hiểu thế nào là tục ngữ ,hiểu nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật (kết cấu ,nhịp điệu ,cách lập luận )của những câu tục ngữ trong bài học .

 Phân tích nghĩa đen và nghĩ bóng của tục ngữ.

 - Học thuộc lòng những câu tục ngữ dã học

 2.kỹ năng: Bước đầu có ý thức vận dụng tục ngữ trong nói và viết hàng ngày.

 3. Thái độ: yêu thích , và sưu tầm them các câu tục ngữ có nội dung tương tự

B. Chuẩn bị

 - Phiếu học tập ,sưu tầm một số câu tục ngữ liên quan đến bài giảng

C. Các hoạt động dạy học

 1. ổn định lớp: (1’)

 2. Kiểm tra bài cũ : (3’) GV kiểm tra sự chuẩn bị của h/s

 

doc 92 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 672Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 kỳ II – Năm học 2009 - 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01 /01/ 2010 
Ngày dạy: 04 /01 / 2010 
 Bài 18 Tiết 73 : Văn bản 
TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
A. Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức : Giúp học sinh hiểu thế nào là tục ngữ ,hiểu nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật (kết cấu ,nhịp điệu ,cách lập luận )của những câu tục ngữ trong bài học .
 Phân tích nghĩa đen và nghĩ bóng của tục ngữ. 
 - Học thuộc lòng những câu tục ngữ dã học 
 2.kỹ năng: Bước đầu có ý thức vận dụng tục ngữ trong nói và viết hàng ngày.
 3. Thái độ: yêu thích , và sưu tầm them các câu tục ngữ có nội dung tương tự
B. Chuẩn bị 
 - Phiếu học tập ,sưu tầm một số câu tục ngữ liên quan đến bài giảng
C. Các hoạt động dạy học 
 1. ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ : (3’) GV kiểm tra sự chuẩn bị của h/s
 3. Bài mới : 
 Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian .Nó được ví là kho báu của kinh nghiệm và trí tuệ dân gian ,là ''Túi khôn dân gian vô tận ''.Tục ngữ là thể loại triết lí nhưng đồng thời cũng là ''cây đời xanh tươi '' .Tục ngữ có nhiều chủ đề nhưng tiết học ta tìm hiểu tám câu tục ngữ có chủ đề về thiên nhiên và lao động sản xuất .
Hoạt động của thầy và trò
Hướng dẫn đọc và tìm hiểu văn bản
Qua sự hiểu biết và nghiên cứu SGK em hiểu thế nào là tục ngữ ?
Nêu ví dụ .
Ví dụ Người đẹp vì lụa ,lúa tốt vì phân.
Hướng dẫn học sinh đọc bài 
GV đọc mẫu -Gọi 3 học sinh đọc bài 
-GV nhận xét cách đọc bài của học sinh, uốn nắn những chổ các em còn đọc sai 
? Trong những câu tục ngữ trên có từ ngữ nào em khó hiểu hoặc chưa hiểu ?
GV giải thích nghĩa một số từng ngữ khó 
? Theo em có thể chia câu tục ngữ trên làm mấy nhóm ?
GV chia lớp thành 2 nhóm 
Nhóm 1 thảo luận 4 câu đầu 
Nhóm 2 thảo luận 4 câu sau 
Các nhóm thảo luận theo các câu hỏi trong SGK 
? Nghĩa của câu tục ngữ thứ nhất ?
? Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ ?
Vậy câu tục ngữ này được ứng dụng vào việc gì ?
?Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện ?
? Câu tục ngữ thứ 2,thứ 3,thứ 4
 có nghĩa như thế nào?
?Được dùng để ứng dụng vào việc gì ? Kinh nghiệm ra sao?.
? Nêu nội dung và ý nghĩa mà các câu tục ngữ còn lại biểu thị ?
? Mỗi câu tục ngữ cho thấy một kinh nghiệm gì? 
? Em hiểu câu tục ngữ ''Tấc đất tấc vàng ''như thế nào ?
a. Đề cao ,khẳng định sự quý giá của đất đai .
b.Cuộc sống và công việc của người nông dân gắn với đất đai ,đồng ruộng ,đất sản sinh ra của cải ,lương thực nuôi sống con người ,bởi vậy đối với họ ,tấc đất quý như tấc vàng .
c. Nói lên lòng yêu quý ,trân trọng từng tấc đất của những con nười sống nhờ vào đất 
d. Cả 3 ý trên 
Ngoài những câu tục ngữ trên em còn biết thêm những câu tục ngữ nào thuộc chủ đề này ?
HS lấy ví dụ 
-Về thiên nhiên :Trăng quầng thì hạn trăng tán thì mưa
-Về lao động sản xuất :Được mùa lúa úa mùa cau, được mùa cau đau mùa lúa 
Em có nhận xét gì về nghệ thuật của chúng ? 
Ví dụ : Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng năm/nằm )
Ngày tháng mười chưa cười đã tối (Mười/ cười
-HS đọc ghi nhớ
Nội dung ghi bảng
I. Đọc – Tiếp xúc văn bản (5’)
 1. Đọc – chú thích
 2 . Khái niệm
-Là những câu nói dân gian ,ngắn gọn, ổn định ,có nhịp điệu, hình ảnh ,biểu hiện những kinh nghiệm về mọi mặt 
II. Phân tích (35’)
Bốn câu đầu :Kinh nghiệm về khí tượng ,thiên nhiên .
Bốn câu sau :kinh nghiệm về lao động sản xuất 
a. Nội dung ,ý nghĩa 
=>Tháng 5 âm lịch ngày dài đêm ngắn 
,tháng 10 âm lịch ngày ngắn đêm dài 
=>Dựa vào sự tự quay của Trái Đất.
=>Sử dụng vào chuyện tính toán ,sắp xếp công việc trong mùa hè (ngày )
=>Người dân lao động có thể bố trí công việc hợp lí phù hợp với thời gian trong ngày .
=>Dự đoán thời tiết :ban đêm bầu trời nhiều sao thì ngày hôm sau nắng ,nếu ít sao thì dể có mưa 
-Giúp con người dự đoán được thời tiết để sắp xếp công việc 
-Khi nhìn lên trời có ráng vàng hoặc đỏ thì nhất định trời sẽ có mưa to hoặc giông bảo 
-Kiến tụ họp ở chổ thấp là báo hiệu trời sắp có bảo, còn khi kiến dọn tổ lên cao thì sắp có lủ lụt ;con người biết để mà đề phòng
=>Dự đoán thời tiết 
=>Giúp nhân dân chủ động ứng phó với thời tiết 
=>Đất đai là vốn quý ,biết sử dụng và quý trọng đất đai 
-Đó là kinh nghiệm của nhà nông 
giúp con người biết khai thác những gì của tự nhiên để tạo ra của cải vật chất 
=>Kinh nghiệm làm ruộng :những yếu tố quyết định sản lượng của đồng ruộng ;đủ nước ,nhiều phân ,chăm sóc ;chọn giống 
=>Trong kỷ thuật trồng trọt 
Giúp người nông dân biết cách trồng lúa cho năng suất cao.
=>Gieo trồng đúng thời vụ ,đất đai làm kỉ ;đó cũng là những yếu tố giúp người nông dân có được kết quả cao trong sản xuất 
ứng dụng vào kỷ thuật trồng trọt 
Có ích cho người nông dân trong kinh nghiệm sản xuất 
b. Nghệ thuật :
-Hình thức ngắn gọn 
-Từ ngữ trong câu không thừa ,đủ để thể hiện những nội dung cần chuyển 
-Từ ngữ chặt chẽ ,giàu hình ảnh 
-Thường có vần lưng 
-Thường đối xứng nhau cả về nội dung và hình thức (đêm/ngày) 
* Ghi nhớ : (sgk/ 
* Nội dung những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất nói về điều gì ?
 A. Các hiện tượng thuộc về quy luật tự nhiên 
 B. Công việc lao động sản xuất của nhà nông 
 C. Mối quan hệ giửa thiên nhiên và con người 
 D. Những kinh nghiệm quý báu của nhân dân lao động trong việc quan sát các hiện tượng tự nhiên và trong lao động sản xuất 
4. Củng cố: (1’)
 - Về nhà làm các bài tập ở phần luyện tập 
 - Học thuộc các câu tục ngữ đã học ,thuộc ghi nhớ 
5. Dặn dò: 
 Chuẩn bị trước bài mới ''Chương trình địa phương..'''theo những câu hỏi ở trong SGK 
Ngày soạn 01 /01/2010
Ngày dạy: 04/ 01 /2010 Bài 18 Tiết 74: 
 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
 (phần Ngữ văn và tập làm văn)
A. Mục tiêu cần đạt :
 1. Kiến thức: Giúp học sinh biết cách sưu tầm ca dao tục ngữ theo chủ đề và bước đầu biết chọn lọc sắp xếp ý ,tìm hiểu ý nghĩa của chúng .
 2. Kỹ năng: Rèn luyện tính thích tìm hiểu và đức tính kiên trì của học sinh ghi chép và thảo luận
 3. Thái độ:Tăng thêm hiểu biết và tình cảm gắn bó với địa phương ,quê hương mình 
B. Chuẩn bị 
 Sưu tầm các câu ca dao ,tục ngữ của địa phương
C. Các hoạt động dạy học 
 1. Ổn định tổ chức: (1’)
 2. kiểm tra bài cũ: *Em hiểu thế nào là tục ngữ ?
 A. Là những câu nói ngắn gọn ,ổn định ,có nhịp điệu, hình ảnh 
 B. Là những câu nói thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt 
 C. Là một thể loại văn học dân gian 
 D. Cả 3 ý trên 
 * Nhận xét nào sau đây giúp phân biệt rõ nhất tục ngữ và ca dao ?
 A. Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn ,còn ca dao ,câu đơn giản nhất cũng phải là một cặp lục bát (6/8).
 B. Tục ngữ nói đến kinh nghiệm lao động sản xuấtcòn ca dao nói đến tư tưởng tình cảm của con người .
 C. Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn ,ổn định ,thiên về lí trí ,nhằm nêên những nhận xét khách quan còn ca dao là thơ trữ tình ,thiên về tình cảm ,nhằm phô diễn nội tâm con người. 
 D. Cả A,B,C đều sai.
 HS trình bày -GV nhận xét cho diểm và vào bài mới 
 3 Bài mới 
 * Mục tiêu- yêu cầu bài học
 GV yêu cầu HS trình bày bài chuẩn bị ở nhà của mình mỗi em phải sưu tập ít nhất là 20 câu 
 Đại diện các nhóm lên trình bày -Những nhóm khác nhận xét ,bổ sung 
 Học sinh sưu tầm những câu ca dao ,dân ca ,tục ngữ lưu hành ở địa phương theo thứ tự ABC (tách riêng từng thể loại )đến thời hạn nộp lớp thành lập nhóm biên tập ,loại bỏ những câu trùng lặp 
 HĐ của thầy và trò
HS nêu . GV bổ sung 
Thế nào là ca dao ,dân ca, tục ngữ ?
Em có thể sưu tầm những câu ca dao ,dân ca ,tục ngữ ở địa phương em hoặc ở Nghệ An,Bình Trị Thiên .
 Tục ngữ
-Trăng quầng thì hạn 
 Trăng tán thì mưa
-Nuôi lợn ăn cơm nằm 
Nuôi tằm ăn cơm đứng 
 -Trai Đức Thọ, gái Hương Sơn
 Ghi bảng 
1. Mang tên riêng địa phương: tên đât, sông núi
2. Chứa đựng ngôn ngữ địa phương
3. Phong cách địa phương: cách nói
Ca dao
-Quê hương tôi có núi Nầm sông phố 
-Bao giờ ngàn Hống hết cây Sông Lam hết nước ,Tiên Điền mới hết quan 
- Núi Hồng ai đắp mà cao
Sông Lam ai bới ai đào mà sâu.
Ai về Hà Tĩnh thì về
Mặc áo lụa Hạ, uống chè Hương Sơn.
Dù trong cũng chỉ nước đồng
Dù đục cũng nước Mũi Rồng phun ra.
 Dân ca 
 Bài: “Giận mà thương”
 * Hướng dẫn nguồn sưu tầm
 -Hỏi cha mẹ , ông bà, nghệ nhân địa phương
 -Lục tìm sách báo ở địa phương. vd: “ca dao dân ca xứ nghệ”, “Từ điển địa phương xứ nghệ”
4. Củng cố
 - Mỗi h/s có một cuổn vở sưu tầm, được câu nào thì chép vào đó
- Sau khi đủ số lượng thì phân loai ca dao- dân ca và tục ngữ ra 2 phần riêng biệt.
- Ca dao- dân ca, tục ngữphải đợưc sắp xếp theo thứ tự A B C
 GV nhận xét tiết học 
5. Dặn dò:
 - Về nhà sưu tầm ca dao ,dân ca ,tục ngữ của địa phương ngày 20/1 nộp cho cô 
 - Xem và chuẩn bị trước bài ''Tìm hiểu chung về văn nghị luận ''
 ======================================
Ngày soạn: 09/01/2010
Ngày dạy: 11/ 01/ 2010 
 Bài 18 Tiết 75-76 : Văn bản
 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN 
A. Mục tiêu cần dạt :
 1. Kiến thức: Bước đầu làm quen với kiểu văn bản nghị luận
 - Hiểu rõ nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn bản nghị luận.
 2. Kỹ năng: Nhận biết nghị luận khi đọc sách báo.
 3. Thái độ: Yêu thích tiết học
B. Chuẩn bị :
 - Phiếu học tập ,đoạn văn nghị luận .
C. Các hoạt động dạy học :
 1. ổn định lớp:(1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (2’) Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài 
 Hoạt động của thầy và trò
? Trong đời sống em thường gặp những câu hỏi như dưới đây không vì sao?
?Vì sao em đi học ?em đi học để làm gì ?
? Vì sao con người ấy lại cần có bạn bè ?
? Theo em như thế nào là sống đẹp ?
? Trẻ em hút thuốc lá tốt hay xấu ,lợi hay hại ?
? Gặp các vấn đề và câu hỏi như vậy em sẽ trả lời bằng cách nào trong các cách đưới đây ?gạch dưới dòng chữ mà em lựa chọn .
?Vì sao kể chuyện ,miêu tả ,biểu cảm không đáp ứng yêu cầu trả lời vào câu hỏi ,các vấn đề trên ?
? Vậy trong cuộc sống hàng ngày con người cần có nhu cầu nghị luận không ?
? Trong đời sống ,trên báo chí ,qua đài phát thanh truyền hình em thường gặp văn bản nghị luận dưới dạng nào ?
Cho học sinh đọc văn bản ''Chống nạn thất học ''
HS tìm hiểu kĩ chú thích 
? Bác Hồ viết bài này để làm gì?
? Bác Hồ kêu gọi nhân dân làm gì?
? Bác Hồ phát biểu ý kiến của mình dưới hình thức luận điểm nào ?Gạch dưới câu văn thể hiện ý kiến đó ?
? Để ý kiến đó có sức thuyết phục bài viết đã nêu lên những lí lẽ nào ?
Gợi ý (?)Vì so dân ta ai cũng phải biết đọc ,biết viết ?
?Làm sao để dân ta ai cũng biết đọc biết viết ?
? Có thể thực hiện mục đích kể chuyện miêu tả ,biểu cảm được không ?Vì sao ?
? Văn nghị luận nhằm mục đích gì?và tuân theo điều gì ?
? Theo em văn bản trên có nhằm giải quyết những vấn đề có thực trong thực tế đời sống không ?
?Khi nào thì những tư tưởng ,quan điểm trong văn nghị luậ ... nối các bộ trong một liên danh ( Thừa Thiên -Huế )
Bài tập 2: Công dụng của dấu gạch nối 
Dùng để nối các tiếng trong tên nước ngoài
Bài tập 3:
 a. Nói về một nhân vật trong vở chèo Quan Âm Thị Kính.
 b. Nói về cuộc gặp mặt của đại diện học sinh cả nước
4. Củng cố: (1’) - Công dụng của dấu gạch ngang
 - Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối 
5. Dặn dò: 
 - Nắm vững nội dung bài học ,khắc sâu ghi nhớ .
 - Làm bài tập số 3
 - Chuẩn bị trước phần Tiếng Việt để tiết sau ôn tập được tốt hơn
 ======================================================= Ngày soạn 21/04/2010
Ngày dạy: 24/ 04/ 2010 Tiết 123: Tiếng việt
 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
A. Mục tiêu cần đạt:
 1. Giúp HS:
 - Hệ thống hoá kiến thức về các kiểu câu đơn và các dấu câu đã học
 - Vận dụng kiến thức vào làm bài tập.
 2. Kỹ năng: Biết tổng hợp khái quát.
 3.Thái độ: Biết yêu quý tiếng việt
B. Chuẩn bị 
 GV: - Nghiên cứu và hệ thống lại phần lí thuyết.
 - Chuẩn bị một số bài tập
 HS: Chuẩn bị ở nhà theo hệ thống ở (sgk)
 Bảng, phiếu học tập 
C. Các hoạt động dạy học
 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
 ? Nêu tác dụng của dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy 
 3. Bài mới 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung ôn tập
Hoạt động 1: Hướng dẫn h/s ôn tập phần lí thuyết các kiểu câu đơn đã học
Theo phân loại mục đích nói gồm những kiểu câu nào?
GV yêu cầu h/s nhớ và nhắc lại các khái niệm về các kiều câu này?
GV cùng h/s cả lớp nhận xét- sung- kết luận
Phân loại theo cấu tạo thì có những kiểu câu nào?
Câu bình thường có cấu tạo như thế nào
Câu đặc biệt có cấu tạo ntn?
GV yêu cầu h/s lấy ví dụ
GV nhận xét – kết luân
Hoạt động 2: Hướng dẫn h/s ôn tập lí thuyết các dấu câu đã học
Em hãy nêu công dụng của các dấu câu đã học
HS nhận xét
GV nhận xét – kết luận
? Em hãy cho biết giữa dấu gạch ngang và dấu gạch nối khác như thế nào
Hoạt động 3: GV hướng dẫn học sinh làm một số bài tập (sgk)
GV dặn dò h/s chuẩn bị ở nhà
1. Các kiểu câu đơn đã học: (12’)
 a. Phân loại theo mục đích nói
 - Câu nghi vấn
 - Câu trần thuật
 - Câu cầu khiến
 - Câu cảm thán
 b. Phân loại theo cấu tạo
- Câu bình thường: Có cấu tạo theo mô hình CN-VN
 - Câu đặc biệt: Không theo mô hình CN-VN
2. Các dấu câu đã học: (12’)
 - Dấu chấm
 - Dấu chấm hỏi
 - Dấu phẩy
 - Dấu chấm phẩy
 - Dấu chấm lửng
 - Dấu gạch ngang
àDấu gạch nối không phải là một dấu câu. Nó chỉ dùng để nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài, những từ mượn gồm nhiều tiếng.
- Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang 
3. Bài tập (SGK) (15’)
 Bài 20: bài tập 1- trang 29 (sgk)
 Bài 29: Bài tập 2, 3 – trang 123 (sgk)
 Bài 30: Bài tập 3 – trang 131 (sgk)
4. Củng cố: (1’) - Các kiểu câu đơn đã học
 - Các dấu câu đã học
5.Dặn dò : - Về nhà ôn tập phần tiếng việt (sgk – trang 144)
 - Bài mới: Văn bản báo cáo
Ngày soạn 21/04/2010
Ngày dạy 24/ 04/ 2010
 Tiết 124: Tập làm văn:
 VĂN BẢN BÁO CÁO
A. Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức: Giúp HS: 
 - Nắm được đặc điểm của văn bản báo cáo: Mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này
 2. Kỹ năng: Biết cách viết môt văn bản báo cáo đúng quy cách.
 3. Thái độ: Nhận ra được những sai sót thường gặp khi viết văn bản báo cáo.
B. Chuẩn bị
 GV: - Chuẩn bi một số văn bản báo cáo mẫu
 - Nghiên cứu soạn bài
 HS: Chuẩn bị bài ở nhà - Sưu tầm văn bản mẫu 
C. Các hoạt động dạy học
 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (4’)? Nêu các đặc điểm và cách làm các văn bản đề nghị 
 3. Bài mới 
Hoạt động của GV – HS
Nội dung ghi bảng
 Hướng dẫn h/s tìm hiểu đặc điểm của văn bản báo cáo
Gv cho h/s đọc các văb bản báo cáo sgk trang 133,134
? Hai văn bản báo cáo điều gì?
 Gửi ai ?
? Em có nhận xét gì về nội dung và hình thức của 2 văn bản đó?
Gv em đã viết báo cáo lần nào chưa? Nêu một số trường hợp mà em phải viết văn bản báo cáo ?
GV cho h/s đọc các tình huống mục I.3 và cho biết trong các tình huống đó, tình huống nào phải viết văn bản báo cáo?
GV: Từ đó, hãy rút ra đặc điểm của văn bản báo cáo?
Hoạt động 2: hướng dẫn h/s tìm hiểu cách làm văn bản báo cáo
Hs thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi mục II.1. a,b,c sgk trang 135. HS nêu . GV kết luận
GV gọi h/s đọc ghi nhớ sgk
GV hướng dẫn h/s một số điểm lưu ý khi viết văn bản báo cáo
I. Đặc điểm của văn bản báo cáo
 * Ví dụ ( sgk T133,134 )
- Văn bản 1:
 + Báo cáo kết quả hoạt động chào mừng ngày 20/11
 + Gửi: BGH trường THCS Trần Quốc Toản
- Văn bản 2:
 + Báo cáo tình hình quyên góp, ủng hộ các bạn h/s vùng lũ lụt
 + TPT Đội trường THCS Nguyễn Văn Trỗi
* Các tình huống viết văn bản báo cáo(sgkT134,135)
 - b. Báo cáo
 - c. Đề nghị
 - d. Viết đơn
à Đặc điểm của văn bản báo cáo.
 - Hình thức: Viết ngắn gọn, trang trọng, rõ ràng theo mẫu quy định.
 - Nội dung: Tổng hợp trình bày về tình hình, sự việc và kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể.
II. Cách làm văn bản báo cáo
 Gồm các mục trình bày theo thứ tự sau
 1. Quốc hiệu, tiêu ngữ
 2. Địa điểm, ngày tháng làm báo cáo
 3. Tên văn bản báo cáo
 4. Nơi nhận văn bản
 5. Nơi gửi văn bản
 6. Lí do, sự việc, kết quả đã làm được
 7. Kí tên
 * Ghi nhớ (sgk)
 Lưu ý: (sgk)
III. Luyện tập:
1. HS đã sưu tầm vb báo cáo ở nhà theo yêu cầu GV dặn. Đến lớp , h/s đưa ra và trình bày nội dung, các mục của văn bản đó.
2. GV đưa ra một số vb báo cáo bị lỗi ( thiếu, thừa các mục, viết không đúng thứ tự các mục, viết không rõ ràng, dài dòng, trình bày không đẹp...) để h/s phát hiện và sửa lỗi
4. Củng cố 
5. Dặn dò.
- Nắm chắc ghi nhớ
- Viết văn bản báo cáo theo tình huống I.3b sgk T 135
- Chuẩn bị tiét 125,126 luyện tập viét văn bản đề nghị và văn bản báo cáo.
 =================================================
Ngày soạn 23/ 04//2010
Ngày dạy: 26/ 04/ 2010
 Tiết 125 - 126: Tập làm văn:
 LUYỆN TẬP VĂN BẢN Đ Ề NGHỊ 
A. Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức: Giúp HS: 
 - So sánh văn bản đề nghị và văn bản báo cáo
 - Sữa lỗi trong văn bản đề nghị, báo cáo.
 2. Kỹ năng:
 3. Thái độ:
 B. Chuẩn bị : Văn bản đề nghị và văn bản báo cáo
 C. Các hoạt động dạy học
 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (4’) ? Nêu đặc điểm của văn bản báo cáo
 Cách làm văn bản báo cáo
Hoạt động của GV – HS
Nội dung ghi bảng 
Hướng dẫn h/s so sánh văn bản đề nghị và văn bản báo cáo
Gv chia h/s thành 4 nhóm, thảo luận trả lời các câu hỏi sau:
1. Dựa vào các bài đã học ( bài 28, 29,30). Em hãy cho biết sự giống nhau và khác nhau giữa văn bản đề nghị và văn bản báo cáo
- 2văn bản này thuộc loại văn bản gì?
- Về mục đích, có gì khác nhau?
- Về nội dung khác nhau ntn?
Khi vết 2 loại văn bản trên, cần tránh những sai sót nào? Những mục nào là quan trọng không thể thiếu trong văn bản đề nghị và báo cáo
HS trao đổi nhóm và cử đại diện trả lời. Các nhóm nhận xét, bổ sung lẫn nhau
GV đánh giá và kết luận
Hoạt động 2: Hướng dẫn h/s sửa lỗi trong văn bản đề nghị và văn bản báo cáo
I. So sánh văn bản đề nghị và văn bản báo cáo
 1. Giống nhau: Đều là văn bản hành chính, có tính quy ước cao (viết theo mẫu)
 2. Khác nhau: 
 a. Về mục đích:
 - Văn bản đề nghị: đề đạt nguyện vọng, nguyện vọng.
 - Văn bản báo cáo: Trình bày những việc đã làm được
 b. Về nội dung:
 - Văn bản đề nghị: đề nghị ải? Ai đè nghị? đề nghị điều gì? Lí do?
 - Văn bản báo cáo: Báo cáo với ai? Ai báo cáo? Báo cáo về việc gì? Kết quả như thế nào?
 3. Lưu ý:
 Khi viết 2 văn bản trên cần tránh những sai sót như:
 - viết thiếu các mục quy định , đặc biệt là các mục quan trọng:
 + Văn bản đề nghị: Ai đề nghị? Đề nghị ai? đề nghị điều gì?
 + Văn bản báo cáo: Báo cáo gửi ai? Ai gửi báo cáo? Báo cáo việc gì? Kết quả như thế nào
 - Viết lan man, dài dòng, cẩu thả
 - Viết không đúng thứ tự các mục.
 II. Luyện tập sữa lỗi trong văn bản đề nghị và văn bản báo cáo.
 GV phát cho h/s một số văn bản báo cáo và đề nghị in sẵn. các văn bản đó có một số lỗi như: Thiếu các mục quy định, viết các mục không đúng thứ tự, viết dài dòng, thiếu số liệu cụ thể, trình bày chưa đẹp mắt...
 GV cho h/s hoạt động theo nhóm, phát hiện lỗi và sữa lỗi
 Các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung lẫn nhau
 GV đánh giá kết luận.
4. Củng cố:
5. Dặn dò: 
 - Viết 1 văn bản báo cáo, 1 văn bản đề nghị
 - Trả lời các câu hỏi luyện tập sgk Trang 138.
Ngày soạn 03/05/2010
Ngày dạy:
Tiết 127 -128: Tập làm văn:
LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN ĐỀ NGH Ị VÀ
VĂN BẢN BÁO CÁO (Tiếp theo)
A. Mục tiêu yêu cầu
 1. Kiến thức: - Xác định các tình huống cần viết văn bản báo cáo, đề nghị.
 - Viết văn bản báo cáo, đề nghị đúng quy cách
 2. Kỹ năng:
 3. Thái độ:
B. Chuẩn bị: Một số văn bản mẫu
 C. Tiến trình trên lớp.
 * Bài cũ: Nêu cách làm văn bản báo cáo và văn bản đề nghị
 * Bài mới: Gv nêu mục tiêu tiết học
 Hướng dẫn các hoạt động.
 Hoạt động 1: Hướng dẫn h/s tìm các tình huống viết văn bản đề nghị và văn bản báo cáo.
 GV cho h/s thảo luận nhóm ( 4 nhóm)
 HS tìm một số tình huống viết văn bản đề nghị, báo cáo ( ít nhất 3 tình huống cho mỗi loại vă bản). Sau đó, các nhóm trình bày và nhận xét lẫn nhau
 GV đánh giá và kết luận.
 Ví dụ: 1. Viết văn bản báo cáo:
 - Cứ hết một tháng, GV chủ nhiệm cần biết tinh thần học tập và rèn luyện của lớp em.
 - Thầy hiệu trưởng cần bết tình hình lao động của lớp em tuần qua.
 - Anh tổng phụ trách Đội cần biết tình hình sinh hoạt 15 phút đầu buổi của lớp em trong tháng qua.
 2. Viết văn bản đề nghị:
 - Gia đình em muốn uỷ ban nhân dân xã cấp đất làm nhà ở.
 - Lớp em muốn bồi dưỡng thêm môn văn.
 - Lớp em muốn tham quan một cảnh đẹp ở ngần trường trong giờ ngoại khoá.
 Hoạt động 2: Viết văn bản đề nghị và văn bản báo cáo.
 GV cho h/s chọn trong số các tình huống đã nêu trên, để viết một văn bản đề nghi và một văn bản báo cáo.
 Yêu cầu: - Viết đúng, đủ các mục theo quy định.
 - Trình bày ngăn gọn, rõ ràng, trong sáng, đẹp mắt.
 GV chỉ định một số h/s trình bày văn bản mà mình viết. Các h/s khác nhận xét. GV đánh giá, cho điểm.
 Hoạt động 3: Xác định các loại văn bản tương ứng với các tình huống. 
 GV cho h/s đọc kĩ câu hỏi 3 sgk Trang 138 và trả lơi câu hỏi
 Đáp án: 
 - Tình huống a: Viết đơn trình bày hoàn cảnh và đề đạt nguyện vọng.
 - Tình huống b: Viết báo cáo.
 - Tình huống c: Viết văn bản đề nghị
 Dặn dò: HS về nhà : Ôn tập thật kĩ phần tập làm văn. ============================================================
Ngày soạn 07/05/2010
Ngày dạy:
 Tiết 127: ÔN TẬP LÀM VĂN 
A. Mục tiêu cần đạt.
Giúp h/s: - Ôn lại và cũng cố các khái niệm cơ bản về văn biểu cảm và văn nghị luận.
- Tích hợp với pơhần văn và Tiếng Việt.
B. Chuẩn bị: - GV hướng dẫn h/s chuẩn bị trước một tuần ở nhà.
 - GV nghiên cứu nội dung-soạn bài.
C. Tiến trình tổ chức.
* Bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của h/s
* Bài mới: GV nêu yêu cầu tiết häc

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(10).doc