Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học 2012 - 2013 - Tuần 11

Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học 2012 - 2013 - Tuần 11

A.MỤC TIÊU:

- Hiểu được hiện thực và giá trị nhân đạo của tác giả.

- Thấy được đặc điểm bút pháp hiện thực của nhà thơ Đỗ Phủ được thể hiện qua bài thơ.

TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.

1. Kiến thức:

 - Sơ giản về tác giả Đỗ Phủ.

 - Giá trị hiện thực phản ánh chân thực cuộc sống con người.

 - Giá trị nhân đạo: thể hiện hoài bão cao cả và sâu sắc của Đỗ Phủ, nhà thơ của những người nghèo khổ, bất hạnh.

 - Vài trò, ý nghĩa của yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình; đặc điểm bút pháp

 

doc 21 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 772Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học 2012 - 2013 - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày 21-10-2012
 Tiết 41 BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ 
 (Đỗ Phủ)
A.MỤC TIÊU:
- Hiểu được hiện thực và giá trị nhân đạo của tác giả.
- Thấy được đặc điểm bút pháp hiện thực của nhà thơ Đỗ Phủ được thể hiện qua bài thơ.
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
1. Kiến thức: 
 - Sơ giản về tác giả Đỗ Phủ.
 - Giá trị hiện thực phản ánh chân thực cuộc sống con người.
 - Giá trị nhân đạo: thể hiện hoài bão cao cả và sâu sắc của Đỗ Phủ, nhà thơ của những người nghèo khổ, bất hạnh.
 - Vài trò, ý nghĩa của yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình; đặc điểm bút pháp hiện thực của nhà thơ trong bài thơ.
2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu văn bản nước ngoài qua bản dịch tiếng Việt.
 - Rèn kĩ năng đọc – hiểu, phân tích bài thơ qua bản dịch tiếng Việt
3. Thái độ: - Bồi dưỡng tình yêu quê hương.
B.CHUẨN BỊ:
GV –HS soạn bài
Chân dung nhà thơ
C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: Hoạt động 1: giới thiệu bài: Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị là 3 nhà thơ lớn nhất của Trung Hoa đời Đường. Nếu Lí Bạch là nhà thơ lãng mạn vĩ đại, là “Tiên thi” thì Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực vĩ đại, là “Thi sử thi thánh “ (ông thánh làm thơ ). Cuộc đời của ông long đong khốn khổ, chết vì nghèo đói, bệnh tật. Ông đã để lại cho đời gần 1500 bài thơ trầm uất, buồn đau, nuốt tiếng khóc nhưng lại sáng ngời lên tinh thần nhân ái bao la. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá là 1 bài thơ như thế.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 KIẾN THỨC
Hoạt động 2:Giới thiệu chung
HS đọc chú thích sgk.
 Nêu hiểu biết về tác giả?
10-755 ông được bổ chức Hữu vệ suất phủ trụ tào tham quân( quản lí kho vũ khí). 11-755 An Lộc Sơn dấy binh làm phản. 6-756 Vua Đường chạy vào đất Thục, ông đi tìm triều đình nhưng bị quân An Lộc Sơn bắt giam ở Trường An. Ông đã trốn được và tìm đến yết kiến vua Đường Túc Tông được vua Đường phong làm tả thập di ( gián quan).Năm 759 để tránh hoạ loạn An Lộc Sơn, và không được vua tin dùng ông đã từ quan đưa gia đình về sống ở thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên.Năm 960 ông được bạn bè giúp đỡ dựng một ngôi nhà tranh bên khe Cán Hoa Ở Thành Đô.Năm 768 ông định về quê nhưng vì quá nghèo khổ và bệnh tật nên cứ lưu lạc mãi đến Hồ Bắc.Năm 770 ông bệnh nặng qua đời trên một con thuyền rách nát trên sông Tương. Ông để lại 1459 bài thơ.
Thơ ông thể hiện khí phách trầm hùng , phản ánh một cách sinh động sâu sắc hiện thực xã hội trước và sau loạn An Lộc Sơn. Thơ ông được gọi là thi sử.
Hoàn cảnh ra đời bài thơ? Chỉ ra thể thơ, cách nhận biết?
Nêu yêu cầu đọc: Giọng vừa kể vừa tả bộc lộ cảm xúc buồn bã, bất lực, cay đắng của nhà thơ.
 Chú ý ngắt nhịp, đọc diễn cảm.
HS đọc
Gọi 1 HS đọc các chú thích từ khó.
Bài thơ chia thành mấy phần, mấy đoạn? Ý của từng phần, từng đoạn 
Hoạt động 3 Tìm hiểu văn bản:
Gọi Hs đọc khổ thơ đầu
Nêu phương thức biểu đạt của khổ 1?
Miêu tả để biểu cảm
Khổ thơ miêu tả cảnh gì ?
Nhà Đỗ Phủ bị phá trong hoàn cảnh thời tiết như thế nào ?
- Gió bão thét gào của mưa thu. Mưa dai dẳng và kéo dài, thêm thời tiết lạnh
Hình ảnh nhà bị phá được miêu tả tập trung ở chi tiết nào ?
- Gió gào thét cuộn mất ba lớp tranh
 Những mảnh tranh bị gió cuốn bay được miêu tả cụ thể trong những câu thơ nào ?
Miêu tả cụ thể những tấm tranh bị tốc để cho thấy sự sốt ruột, tiếc , xót xa của nhà thơ khiến ông dõi theo từng tấm tranh bị cuốn đi một cách hốt hoảng.
Hình ảnh những mảnh tranh bị gió cuốn bay đi như thế gợi lên 1 cảnh tượng như thế nào ?
Một căn nhà không chống chọi nổi với gió thu, thì đó là 1 căn nhà như thế nào? Chủ nhân là người giàu hay nghèo ? 
- nhà đơn sơ, không chắc chắn - chủ nhà là người nghèo khó.
 Em hãy hình dung tâm trạng của chủ nhân ngôi nhà đang bị phá lúc này ? 
Liên hệ gia đình Đỗ Phủ mới được bạn bè người thân giúp dựng ngôi nhà tranh.
Em có tình cảm gì trước hoàn cảnh của nhà thơ?
- Xót xa, thương cảm,...
- HS đọc khổ thơ thứ hai.
Phương thức biểu đạt ở khổ 2?
Cảnh trẻ con cướp giật tranh được miêu tả qua câu thơ nào ?
Trong mưa gió, trẻ con tranh nhau cướp giật từng mảnh tranh ngay trước mặt chủ nhà. Vì chúng khinh ta già không sức=> câu thơ đau đớn đến nghẹn ngào, nhà thơ đành nhẫn nhin trước đám trẻ
Bọn trẻ có đáng trách không? Vì sao?
Không. Vì XHTQ lúc này bị mục nát- trẻ đói khát, chết rét, thất học tràn lan,=> cuộc sống cùng cực làm thay đổi tính cách của tre thơ.=> khắp đất nước trung Quốc thời bấy giờ li loạn
cảnh tượng này gợi cho ta thấy cuộc sống XH thời Đỗ Phủ như thế nào ?
Nhà bị bão làm đổ, tranh bị bọn trẻ cướp giật nhà thơ đã làm gì?
? Ở đây nhà thơ có căm hận lũ trẻ không?
Ông không hề căm hận lũ trẻ , ông kể lại như thế để nói lên cảnh sống của người dân Trung Quốc khốn cùng.Nếu nhà thơ không khốn cùng thì đâu tiếc mấy tấm tranh xơ xác, lũ trẻ không khốn cùng thì chúng cũng không lao vào cuồng phong giật mất tấm tranh nát của một ông già. Đây là nét phác cho đoạn kết, một khát vọng cao cả
Em hãy hinh dung tác giả là người thế nào
Gọi HS đọc khổ thơ thứ 3
Nêu phương thức biểu đạt khổ 3
Khổ thơ miêu tả cảnh gì ?
Thiên nhiên trong đêm mưa thu miêu tả như thế nào?Nhận xét không gian này?Không gian này ta liến tưởng đến một xã hội như thế nào?
 Cảnh trời đất tối sầm vừa nhuốm màu tâm trạng thảm sầu của con người, như dự báo tai hoạ sắp ập đến 
? Câu thơ tiếp tục miêu tả nỗi khổ gì của tác giả?
- Mưa thu dầm dề, kéo dài suốt đêm, kéo theo cái lạnh lại càng thêm lạnh, nhà thì dột khắp chẳng khác chi ở ngoài trời.,Tấm chăn cũ bở bục bị con nằm dạp rách nát không còn giữ được hơi ấm, 
Cảnh tượng này cho thấy cuộc sống của gia đình Đỗ Phủ như thế nào ?
- GV nói về sự biến An Lộc Sơn.
Trước hoàn cảnh đó nhà ông còn có nỗi khổ nào?
Mãi chưa sáng, mãi không tạnh, ông trằn trọc suốt đêm trong mệt, đói, thương con , thương mình, thương cho nỗi thống khổ của cả xã hội Trung Quốc, tác giả mong sao cho xã hội thay đổi.Nỗi thống khổ của ông đã nhân lên gấp bội,=> nỗi đau thời thế.
Hai câu thơ này có sử dụng biện pháp NT gì ? Sử dụng câu hỏi tu từ có tác dụng gì ?
HS đọc khổ 4
Khổ 4 nói lên điều gì?
khổ 4 dung phương thức biểu đạt nào?
Nhà thơ có ước nguyện gì ? 
 Ước nhà to vững chắc để làm gì ?
 Vì sao Đỗ Phủ lại ước nhà cho kẻ sĩ nghèo ngoài thiên hạ ? 
- Vì họ là những người có tài, có đức nhưng phải chịu nghèo khổ
Từ ước mơ đó cho ta thấy tác giả là người như thế nào
Từ ước vọng của nhà thơ, ta nhận thấy thực trạng của cuộc sống XH thời đó như thế nào ?
Câu thơ nào cực tả ước vọng của nhà thơ ? Em có nhận xét gì về ước vọng đó ? 
- Ước vọng đẹp đẽ, cao cả. Nhà mình dột nát,xiêu vẹo thế nhưng ông không nghĩ tới cho riêng mình mà nghĩ đến ngôi nhà chung to, cao, lớn, rộng rãi... dành cho muôn nghìn dân đói khổ.
Tác giả khắc hoạ nỗi thống khổ nhằm có ý nghĩ gì
 Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
HS trả lời rút ra ghi nhớ
Hoạt động 4: luyện tập
Giải thích tại sao văn bản này lại có tên là bài ca nhà tranh bị gió thu phá?
Bài ca: Vì đây là bài thơ, là tiếng lòng cao đẹp của tác giả muốn cất cao tiếng hát về con người, khích lệ con người vượt lên mọi nỗi đau khổ của cuộc đời hiện tại để hướng tới 1 tương lai tươi sáng. Đỗ Phủ đích thực là nhà thơ hiện thực mang tâm hồn lãng mạn cao quí, xứng đáng được người đời tôn là bậc “Thi thánh”.
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả: Đỗ Phủ (712 - 770), là nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường. 
Ông được coi là thi thánh.
Thơ ông thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả.
2. Tác phẩm: 
- Năm 760 được bạn bè dựng cho ngôi nhà tranh bên cạnh khe Cán Hoa phía tây thành đô, Nhà vừa dựng xong được mấy tháng bị gió thu phá nát.
- Thể thơ: Thơ tự do cổ thể (ra đời trước đời Đường: vần, nhịp, câu, chữ đều khá tự do, phóng khoáng).
3. Đọc - tìm hiểu chú thích
4. Bố cục: 2 phần 
- 18 câu đầu: Nỗi khổ, nghèo và lời than thở vì mái nhà tranh bị gió thu phá nát.
+ Đ1: Kể - tả về việc gió thu thổi bay mái nhà tranh.
+ Đ2: Trẻ con cướp tranh, nhà thơ bất lực, ấm ức.
+ Đ3: Đêm mưa, rét, nhà dột, nằm suốt đêm không ngủ.
- 5 câu cuối:
+ Đ4: Mơ ước của nhà thơ.
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Cảnh nhà bị gió thu phá 
- Tháng tám, thu cao, gió thét già
Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta.
Tranh bay sang sông rải khắp bờ, Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa,
 Mảnh thấp bay lộn vào mương sa.
=> Hình ảnh miêu tả - gợi 1 cảnh tượng tan tác, tiêu điều.
=> Bất ngờ, tiếc nuối xót xa.
Khổ 2: Cảnh trẻ con cướp giật tranh.
- Tự sự kết hợp với biểu cảm.
Nỡ nhè trước mặt xô cướp giật,
 Cắp tranh đi tuốt vào luỹ tre.
=> Cảnh cướp giật trước mắt chủ nhà
=> Gợi cuộc sống khốn khổ, đáng thương.
Môi khô miệng cháy gào chẳng được,
 Quay về, chống gậy lòng ấm ức !
Hình ảnh Già yếu, tội nghiệp, đáng thương.
c.Khổ 3: Cảnh nhà thơ ướt lạnh trong đêm
Miêu tả kết hợp biểu cảm.
- Giây lát, gió lặng, mây tối mực,
 Trời thu mịt mịt đêm đen đặc.
=> Gợi 1 không gian lạnh lẽo bị bóng tối dày đặc bao phủ.
=> Liên tưởng tới 1 XH đen tối, bế tắc, đói khổ.
 Mền vải lâu năm lạnh tựa sắt, 
 Con nằm xấu nết đạp lót nát
Đầu giường nhà dột chẳng chừa đâu
=> Gia đình nghèo khổ, túng bấn, không có lối thoát.
-
 Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê
 Đêm dài ướt át sao cho chót ?
Câu hỏi tu từ vừa giãi bày nỗi đắng cay của nhà thơ, vừa ngầm lên án giai cấp thống trị hèn kém để xảy ra nạn binh đao khiến nhân dân đói khổ lầm than=> Nỗi đau thời thế.
2. Khổ 4: Ước nguyện của nhà thơ.
Biểu cảm trực tiếp.
“Ước được nhà rộng muôn nghìn gian,
 Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo” 
=> Ước mo cao cả chan chứa lòng vị tha và tấm lòng nhân đạo
=> XH đói nghèo, khổ cực, không có sự công bằng.
 Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt
 Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!
=> Sẵn sàng xả thân, hi sinh vì hạnh phúc chung.
 Đặt nỗi khổ của người khác lên trên nỗi khổ của mình
=> Phê phán thực trạng XH bế tắc, bất công.
GHI NHỚ: SGK
* Nghệ thuật:
- Bút pháp hiện thực, tái hiện lại những chi tiết, các sự kiện, sự việc nối tiếp nhau, từ đó khắc họa bức tranh về cảnh ngộ những người nghèo khổ
- Sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm
* Ý nghĩa văn bản:
Lòng nhân ái vẫn tồn tại ngay cả khi con người phải sống trong hoàn cảnh ngheo khổ cùng cực
D.CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
- Học thuộc lòng bài thơ 
- Trình bày cảm nghĩ về tấm lòng của nhà thơ trước những người nghèo khổ
- Hướng dẫn bài kiểm tra Văn
+ Đọc thuộc lòng các bài thơ đã học
+ Nắm vững tác giả, thể loại, nội dung nghệ thuật.
 ***********************************
 Ngày 23-10-2012
Tiết 42 KIỂM TRA VĂN 
A.MỤC TIÊU:
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Biết vận dụng nội dung kiến thức đã học về các tác phẩm trữ tình phần văn học dân gian và trung đại để làm được bài kiểm tra theo yêu cầu của đề.
- Biết vận dụn ... u gợi cảm xúc cho người đọc.
- Miêu tả và tự sự góp phần làm tăng thêm giá trị biểu cảm cho đoạn văn.
* Ghi nhớ.
 Sgk. T 138
II - Luyện tập.
1. Bài tập 1: 
Bài2/138.
+ Miêu tả: cảnh chải tóc của người mẹ ngày xưa,hình ảnh người mẹ.
+ Tự sự: chuyện đổi tóc rối lấy kẹo mầm ngày trước.
+ Biểu cảm: lòng nhớ mẹ khôn nguôi.
=>Được sử dụng ở những mức độ khác nhau
D.CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
Muốn phát biểu suy nghĩ, cảm xúc đối với đời sống xung quanh thì người viết phải làm gì ? Yếu tố tự sự và miêu tả có vai trò gì trong văn biểu cảm ?
- Nắm được các yếu tố miêu tả, tự sự trong văn bản biểu cảm được sử dụng với mức độ nào và vai trò của các yếu tố đó trong văn bản?
- Trên cơ sở một văn bản có sử dụng yếu tố tự sự, viết lại thành bài văn biểu cảm.
- Soạn bài “ Cảnh khuya, rằm tháng giêng”
 **********************************************
 Ngày 01-11-2012 
Tiết 45 CẢNH KHUYA. RẰM THÁNG GIÊNG 
 (Hồ Chí Minh)
A.MỤC TIÊU:
- Hiểu được giá trị tư tưởng nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Cảnh khuya và bài thơ chữ Hán Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu) của chủ tịch Hồ Chí Minh.
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
1. Kiến thức: 
 - Sơ giản về tác giả Hồ Chí Minh.
 - Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh.
 - Tâm hồn chiến sĩ – nghệ sĩ vừa tài hoa tinh tế vừa ung dung, bình tĩnh, lạc quan.
 - Nghệ thuật tả cảnh, tả tình; ngôn ngữ và hình ảnh đặc sắc trong bài thơ.
2. Kỹ năng: 
 - Đọc – hiểu tác phẩm thơ hiện đại viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
 - Phân tích để thấy được chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ cách mạng và vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của lãnh tụ Hồ Chí Minh
 - So sánh sự khác nhau giữa nguyên tác và văn bản dịch thơ Rằm tháng giêng
3. Thái độ: 
 - Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu thiên nhiên.
B.CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo.
2. Học sinh
- Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk
C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc khổ cuối bài thơ "Bài ca nhà tranh...". Điều gì làm nên giá trị của bài thơ? Nêu ý nghĩa văn bản ?
 3.Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )
Thời kì đầu của kháng chiến chống Pháp, ở chiến khu Việt Bắc, bận trăm công ngàn việc nhưng có khi giữa phút nghỉ ngơi trong đêm khuya thanh vắng, nơi rừng sâu núi thẳm, tình cờ bắt gặp một cảnh đẹp, văng vẳng một câu hát, dõi theo một mảnh trăng xa, Người lại làm thơ. Hai bài thơ mà cô sẽ giới thiệu với các em hôm nay ra đời trong trường hợp hiếm hoi như thế.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 KIẾN THỨC
Hoạt đôngh 1 : Giới thiệu chung
Yêu cầu học sinh theo dõi chú thích sgk.
 Nêu hiểu biết về tác giả? 
 Hoàn cảnh ra đời bài thơ? Chỉ ra thể thơ, cách nhận biết?
GV: Với bài "Cảnh khuya" nên phân tích theo bố cục như thế nào?
HS: trả lời/GV chốt.Phân tích theo bố cục 2/2.
HS: đọc hai câu đầu và nêu nội dung?
GV: Vẻ đẹp của núi rừng Việt Bắc được thể hiện qua hình ảnh nào? Câu đầu miêu tả âm thanh gì?
HS: Miêu tả qua âm thanh, hình ảnh.
GV: Âm thanh tiếng suối được miêu tả có gì đặc sắc? Vì sao? Nghệ thuật gì?
HS:Đặc sắc: Tiếng suối - tiếng hát xa.Âm thanh tự nhiên so sánh với âm thanh của cuộc sống, nghệ thuật Þ Tiếng suối gần gũi, ấm áp, có sức sống trẻ trung.
GV: Câu thơ này gợi nhớ đến hình ảnh nào của Nguyễn Trãi? Vì sao?
HS: trả lời/nhận xét.Nhớ câu thơ của Nguyễn Trãi:Côn Sơn nước chảy rì rầm.Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai. Hay vì cùng ví âm thanh của tự nhiên với âm thanh của nghệ thuật.
GV: Thiên nhiên đẹp còn được tôn lên qua câu thơ thứ 2. Từ ngữ nào thể hiện điều này? Tại sao em cho rằng những từ ngữ ấy làm nên vẻ đẹp của cảnh vật.
HS: trả lời theo ý kiến cá nhân, có sự hình dung về cảnh qua ngôn ngữ.
GV Chốt: Cảnh vật dưới ánh trăng tầng tầng lớp lớp, có đường nét, hình khối lung linh quấn quýt bởi sự lặp lại hai lần từ "lồng" trong câu thơ. Bức tranh thiên nhiên chỉ có hai màu sáng tối mà vẫn phô diễn vẻ đẹp riêng đầy quyến rũ. Trong thơ có hoa, có dáng vươn cao tỏa rộng của vòm cây cổ thụ lấp loáng ánh trăng, có bóng lá, bóng cây, bóng trăng in nơi khóm hoa, nơi mặt đất, đan dệt quyện hòa huyền diệu mà ấm áp hữu tình. Văng vẳng cùng âm thanh tiếng suối trong veo, cao vút vang xa, thiên nhiên Việt Bắc đẹp tĩnh lặng, thẳm sâu mà lung linh, gần gũi.
HS: đọc hai câu cuối. Hai câu thơ cuối cho ta biết điều gì? Tâm trạng ấy được thể hiện qua chi tiết nào?
HS: Tâm trạng của Bác. Tìm chi tiết: Chưa ngủ.
GV: Sự thao thức "chưa ngủ" của Bác vì lí do gì? Căn cứ vào đâu khẳng định như vậy?
HS: thảo luận theo kĩ thuật khăn phủ bàn – 5 phút.
GV: Từ "chưa ngủ" điệp hai lần cuối câu thơ thứ 3 và đầu câu 4 cho thấy hai nét tâm trạng được mở ra trước và sau hai chữ ấy. Vì sao vậy?
HS Thảo luận/bổ sung. Chưa ngủ ® yêu nêu say mê vẻ đẹp núi rừng Việt Bắc đêm trăng (tâm hồn nghệ sĩ)...® lo lắng cho vận mệnh nước nhà. (Tâm trạng chiến sĩ).
GV: Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung bài thơ
HS: Trả lời theo ý kiến cá nhân, đọc ghi nhớ SGK.
RẰM THÁNG GIÊNG (Nguyên tiêu)
GV chuyển: Và cũng vẫn là ánh trăng là tâm hồn đời thương nước ấy song bài thơ Rằm tháng giêng lại có một cách thể hiện khác. Ta cùng tìm hiểu.
GV: HS đọc bản dịch nghĩa. Với bài thơ này phân tích theo bố cục như thế nào?
GV: Hai câu đầu mở ra một không gian, thời gian, hình ảnh gì?.
HS: Trả lời/nhận xét/bổ sung.
GV: Hai câu này có từ nào lặp lại. Tác dụng.
HS: Trả lời theo suy nghĩ.
Phân tích tiếp 2 câu sau.
GV: Theo em vẻ đẹp của con người được thể hiện qua hình ảnh nào? Vì sao?
HS: Trả lời theo ý kiến cá nhân:
GV: hãy chỉ ra nét chung về nội dung của 2 bài thơ?
HS: Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước.
GV: Ngoài ra hai bài thơ còn cho ta thấy vẻ ung dung
tự tại và tinh thần lạc quan của Bác Hồ. Dựa vào hình ảnh thơ và hoàn cảnh sáng tác lí giải vì sao?
HS: tự trả lời theo ý kiến cá nhân.
GV bình: Cả hai bài thơ đều làm trong thời kì đầu cuộc kháng chiến đầy khó khăn, gian khổ. Đặt trong hoàn cảnh ấy ta càng thấy rõ sự bình tĩnh, chủ động, lạc quan của vị lãnh tụ. Phong thái ấy toát ra từ những rung động tinh tế và dồi dào trước cái đẹp của thiên nhiên đất nước. Mặc dù ngày, đêm lo nghĩ việc nước, nhiều đêm không ngủ, nhưng không phải vì thế mà tâm hồn Người quên rung động trước vẻ đẹp của một đêm trăng rừng, một tiếng suối trong hay cảnh trời nước bao la dưới ánh trăng rằm tháng giêng. Phong thái ung dung còn thể hiện ở hình ảnh con thuyền chở vị lãnh tụ và các đồng chí sau lúc bàn việc quân trở về, lướt đi phơi phới, chở đầy ánh trăng giữa cảnh trời nước bao la cũng ngập tràn ánh trăng. Và Giọng thơ vừa cổ điển, vừa hiện đại khỏe khoắn cũng góp phần làm nên phong thái ấy.
GVH: Nêu những nét nghệ thuật đặc sắc ở bài thơ?
HS: Trả lời....
Hướng dẫn tự học
GV gợi ý: Câu 5 phần đọc - hiểu văn bản SGK 142.
Bài Nguyên tiêu gợi cho em nhớ tới những tứ thơ câu thơ và hình ảnh thơ nào trong thơ cổ Trung Quốc?
1. Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
(Nửa đêm nghe tiếng chuông văng vẳng vọng đến thuyền khách). Phong hiều dạ bạc/Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều (Trương Kế)
2. Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc. (Bài phú Đằng Vương - Vương Bột) Þ Những hình ảnh từ ngữ, tứ thơ tương đồng trong thơ cổ Trung Quốc, đặc biệt thơ Đường.
* Thiên nhiên ở hai bài thơ khác nhau như thế nào?
Cảnh khuya: Thiên nhiên được miêu tả ở chiều sâu tạo bức tranh nhiều tầng, nhiều đường nét. "Rằm tháng giêng" Thiên nhiên được miêu tả ở không gian rộng cảnh vật bát ngát, trải rộng tràn sức xuân.
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả: Hồ Chí Minh (1890 – 1969), là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, nhà thơ lớn của Việt Nam.
- Thơ ca chiếm vị trí đáng kể trong sự nghiệp văn học. Sáng tác với tâm hồn nghệ sĩ – chiến sĩ cao đẹp.
2. Tác phẩm: 
- Hai bài thơ trên ra đời trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc (1947,1948).
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.
 Bản dịch bài Nguyên tiêu với thể thơ lục bát.
Nhịp thơ : Bài 1 nhịp 3/4: 2/5
 Bài 2 nhịp 4/3
II. Đọc- hiểu văn bản
1. Đọc – tìm hiểu từ khó
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục: chia 2 phần với 2 câu đầu và 2 câu cuối.
b. Phân tích:
CẢNH KHUYA
b1. Hai câu thơ đầu : Cảnh núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
+ Âm thanh: Tiếng suối như tiếng hát.
+ Hình ảnh: ánh trăng, hoa cỏ, cây cổ thụ
Þ Nghệ thuật so sánh, điệp từ: Cảnh vật sóng động, có đường nét, hình khối đa dạng với hai mảng màu sáng – tối..
b1. Hai câu cuối : Hình ảnh con người
“Cảnh khuya như vẻ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
=> Điệp ngữ: tâm hồn tinh tế, cảm nhận vẻ đẹp của đêm trăng trong rừng bằng cả tâm hồn, đồng thời canh cánh nỗi lo cho nước, cho cách mạng
3. Tổng kết:
* Nghệ thuật:
- Viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Có nhiều hình ảnh thơ lung linh, kì ảo
- Sử dụng các phép tu từ so sánh, điệp từ (tiếngtiếng ; lồng..lồng ; chưa ngủ - chưa ngu) có tác dụng miêu tả chân thực âm thanh, hình ảnh trong rừng đêm
- Sáng tạo nhịp điệu ở câu 1, 4 (nhịp 2/2/4)
* Ý nghĩa văn bản:
Bài thơ thể hiện đặc điểm nổi bật của thơ Hồ Chí Minh : sự gắn bó, hòa hợp với thiên nhiên và con người.
RẰM THÁNG GIÊNG (Nguyên tiêu)
b1/Hai câu đầu: Cảnh trong đêm rằm tháng giêng
“ Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”
+ Thời gian: đêm trăng rằm tháng giêng
+ Không gian: cao rộng, bát ngát.
+ Hình ảnh: ánh trăng tròn sáng nhất, sông nước, trời tràn ngập sức xuân
Þ Nghệ thuật miêu tả cảnh, điệp từ: Cảnh đêm trăng rằm tháng giêng tràn đầy sắc xuân hòa quyện với cảnh vật.
b1/Hai câu cuối: Vẻ đẹp của con người
“Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy trăng”
=> Từ ngữ gợi hình, biểu cảm: Hiện thực cuộc kháng chiến chống Pháp - Bác Hồ và các vị lãnh đạo Đảng đang “bàn bạc việc quân” tại chiến khu Việt Bắc
3. Tổng kết:
* Nghệ thuật:
- Viết băng chữ Hán theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, bản dịch viết theo thể lục bát
- Sử dụng điệp từ có hiệu quả
- Lựa chọn từ ngữ gợi hình, biểu cảm.
* Ý nghĩa văn bản:
Bài thơ toát lên vẻ đẹp và tâm hồn nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh trước vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp còn nhiều gian khổ.
III.Hướng dẫn tự học
- Học thuộc lòng 2 bài thơ trên
- Học 5 từ Hán Việt sử dụng trong bài thơ Nguyên tiêu.
- Tập so sánh sự khác nhau về thể loại giữa nguyên tác và bản dịch bài thơ
- Bài mới  « Tiếng gà trưa »
D.CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
Ngày
Tiết
A.MỤC TIÊU:
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
B.CHUẨN BỊ:
C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 KIẾN THỨC
D.CỦNG CỐ- DẶN DÒ:

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7 tuan 11 cam soan.doc