Giáo án Ngữ Văn 7 - Ngô Hà Phương - Tuần 10

Giáo án Ngữ Văn 7 - Ngô Hà Phương - Tuần 10

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh: - Thấy được tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ.

 - Thấy được một số đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị, tình cảm giao hoà.

 - Bước đầu nhận biết bố cục (2/2) trong một bài thơ tuyệt cú, thủ pháp đối và tác dụng của nó.

II. Chuẩn bị:

 - Thầy: sgk, sgv, giáo án, bảng phụ ghi phần phiên âm và dịch thơ.

 - Trò: đọc văn bản và trả lời câu hỏi hướng dẫn phần Đọc - hiểu văn bản.

III. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc phần phiên âm và dịch thơ của bài “Xa ngắm thác núi Lư” của Lý Bạch? Hãy nêu nội dung, nghệ thuật của bài thơ?

3. Bài mới: a. Giới thiệu bài:

 b. Tổ chức các hoạt động:

 

doc 10 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 720Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 - Ngô Hà Phương - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 – Bài 10	Ngày soạn:
Văn học- Tiết 37	Ngày giảng:	 	
CẢM NGHỈ TRONG ĐÊM THANH TỈNH
(TĨNH DẠ TỨ)
 - Lý Bạch –
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh: - Thấy được tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ.
	 - Thấy được một số đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị, tình cảm giao hoà.
	 - Bước đầu nhận biết bố cục (2/2) trong một bài thơ tuyệt cú, thủ pháp đối và tác dụng của nó.
II. Chuẩn bị:
	- Thầy: sgk, sgv, giáo án, bảng phụ ghi phần phiên âm và dịch thơ.
	- Trò: đọc văn bản và trả lời câu hỏi hướng dẫn phần Đọc - hiểu văn bản.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc phần phiên âm và dịch thơ của bài “Xa ngắm thác núi Lư” của Lý Bạch? Hãy nêu nội dung, nghệ thuật của bài thơ?
3. Bài mới: a. Giới thiệu bài:
	 b. Tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của GV – HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu thể thơ của văn bản.
- GV ghi đề bài lên bảng.
- GV hướng dẫn cách đọc rồi đọc mẫu một lần.
- Gv gọi 2 HS đọc bảng phiên âm và dịch thơ.
- Em hãy cho biết thể thơ của bản phiên âm và dịch thơ?
HS: Thể ngũ ngôn tứ tuyệt.
- Cách gieo vần ở bản phiên âm và dịch thơ có gì khác?
HS: Ở bản dịch thơ, câu đầu không gieo vần.
- Thể thơ cũng như cách gieo vần ở bản dịch thơ giống với thể thơ và cách gieo vần ở văn bản nào mà các em đã học?
HS: Văn bản Phò giá về kinh.
GV mở rộng: Những bài thơ Đường mà các em đã học đều là thơ Đường luật nhưng bài thơ này là ngũ ngôn, lại là cổ thể.
+ Ngũ ngôn Đường luật: chữ 2 và 4 trong một câu phải đối thanh; trong một cặp câu, chữ thứ 2 và thứ 4 của câu trên và câu dưới phải ngược nhau.
+ Ngũ ngôn, cổ thể (Tĩnh dạ tứ): chữ thứ 2, 4 trong câu đều cùng thanh.
Hoạt động 2: Kiểm tra lại việc đọc phần dịch nghĩa của hs.
- HS đọc chú thích.
- GV giảng: Đây là bài thơ đơn giản, dễ hiểu nhất trong 4 bài thơ tuyệt cú ở cụm thơ Đường đã học. Cả bài thơ kể cả đề bài chỉ dùng 23 chữ mà thực tế chỉ có 19 chữ (có 4 chữ dùng 2 lần). Cả 19 chữ đều rất quen thuộc, khi sang tiếng Việt đều trở thành yếu tố Hán-Việt. Bài thơ đơn giản song rất tinh luyện.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung văn bản.
- HS đọc lại bài thơ.
- Em hãy chia bố cục của bài thơ? 
- HS có thể chia 2 câu đầu tả cảnh, 2 câu cuối tả tình.
- Dựa vào ý trả lời, GV nêu câu hỏi gợi mở và giảng:
- Hai câu đầu có thuần tuý tả cảnh không? 
HS:Hai câu đầu không thuần tuý tả cảnh. 
GV: Ở đây, chủ thể là con người. Nếu thay chữ “sàng” bằng chữ “đình” (sân) thì không gian mà con người đang quan tâm là sân có ánh trăng soi, người đang ngắm trăng.
- Chữ “sàng” gợi cho ta điều gì? 
HS: Nó gợi cho ta nhà thơ đang nằm trên giường, nằm không ngủ mới thấy trăng xuyên qua cửa sổ. Cho nên trăng trước giường chứ không phải trăng trước sân.
- GV giảng: Trong tình trạng mơ màng, chữ “nghi” (ngỡ là), chữ “sương” đã xuất hiện hợp lý, tự nhiên. Trăng sáng quá chuyển thành màu trắng là cái nhìn có thật. Đây là một khoảnh khắc suy nghĩ của con người. Cho nên, dòng đầu “trăng” dù có đẹp đẽ vẫn chỉ là đối tượng nhận xét, bày tỏ cảm nghĩ của nhà thơ.
- Hai câu sau có thuần tuý tả tình không? 
HS: Không phải, chỉ có ba tiếng “tư cố hương” là tả tình trực tiếp còn lại đều tả cảnh, tả người.
GV: - Dù là tả cảnh, tả người nhưng tình người lại được thể hiện rõ qua các từ “vọng, cử, đê”. Nói khác hơn, tình người, tình quê được khách quan hoá, đã hiển hiện thành việc “nhìn trăng sáng, ngẩng đầu, cúi đầu”.
 - Hành động “ngẩng đầu” là hành động tất yếu để kiểm nghiệm sương hay trăng?
HS: Kiểm nghiệm vùng sáng trước giường là sương hay trăng.
- Từ hành động “ngẩng đầu” này, cảnh gợi lên trong nhà thơ tâm trạng, tình cảm gì?
HS: Tâm trạng nhớ cố hương.
GV: Ánh mắt Lí Bạch chuyển từ trong ra ngoài, từ mặt đất lên bầu trời. Từ chỗ chỉ thấy ánh trăng đầu giường, giờ nhà thơ đã thấy cả vầng trăng.Và thấy trăng cũng cô đơn, lạnh lẽo như mình cho nên Lý Bạch cúi đầu nhớ quê hương.
 - Cả “ngẩng đầu” lẫn “cúi đầu” là biểu hiện ra bên ngoài nỗi nhớ quê hương.Càng nhìn càng nhớ quê tha thiết. Chỉ trong khoảnh khắc đã gợi tình quê chứng tỏ tình cảm đó luôn thường trực, sâu nặng trong lòng nhà thơ. Nhớ quê, thao thức, không ngủ nên thấy trăng nhưng nhìn trăng lại càng nhớ quê.
Hoạt động 4: Tìm hiểu vài nét về nghệ thuật của bài thơ.
- Em có nhận xét gì về hình ảnh thơ và cách dùng từ ngữ của Lí Bạch?
HS: Ngôn ngữ tự nhiên, hình ảnh gần gũi.
- Em hãy phân tích phép đối trong bài thơ?
HS: * cử đầu - đê đầu 
 * vọng minh nguyệt - tư cố hương
- Số lượng tiếng bằng nhau, cấu trúc ngữ pháp giống 
nhau, từ loại giống nhau, bằng - trắc đối lập (cử: trắc, 
đê: bằng; minh nguyệt: bằng trắc, cố hương: trắc 
bằng).
- Phép đối ấy có tác dụng gì trong việc biểu hiện tình cảm quê hương của tác giả? 
- HS trả lời, GV giảng: phép đối cho thấy sự hoạt động liên tục của tư duy, của cảm xúc bên trong.
 - Cái cúi đầu thứ nhất là hướng sang ngoại cảnh để nhìn trăng.
 - Cái cúi đầu thứ hai là hoạt động hướng nội, trĩu nặng tâm tư của nhà thơ.
- Bài thơ sử dụng những động từ nào để liên kết các ý của bài thơ?
HS: Động từ: nghi, tư, vọng, cử, đê.
H: Dựa vào 5 động từ: “nghi, vọng, cử, đê, tư”, em hãy chỉ ra sự thống nhất liền mạch của suy tư, cảm xúc bài thơ? (Các câu chưa động từ có chủ ngữ không? Vậy chủ thể các hành động trên là ai?)
HS: Tất cả chủ ngữ đều lược nhưng ta vẫn thấy ngầm trong đó chỉ có một chủ ngữ duy nhất là chủ thể trữ tình. Đây là cảm xúc của một người. Vì vậy mạch cảm xúc nhất quán, liền mạch.
* Tích hợp: Đây cũng là hiện tượng phổ biến trong thơ nói chung, đặc biệt trong thơ cổ phương Đông và một số thể loại văn học dân gian nhất là tục ngữ.
- Em hãy tìm một vài câu tục ngữ có hiện tượng lược bỏ chủ ngữ?
 1. Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
 2. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
 3. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
* Về mặt ngữ pháp đây là hình thức rút gọn câu, chúng ta sẽ học trong bài “Rút gọn câu” ở bài 19.
 Hoạt động 5: Tổng kết – Ghi nhớ.
Qua bài thơ, em hiểu thêm điều gì về hồn thơ Lí Bạch?
Em có nhận xét gì về nghệ thuật của bài thơ?
HS trả lời, GV chốt lại: 
Bài thơ sử dụng ngôn ngữ tự nhiên, bình dị, hình ảnh gần gũi, tình - cảnh giao hoà, sử dụng đặc sắc phép đối và các động từ liên kết ý thơ.
Bài thơ cho ta thấy tấm lòng nhớ và yêu quê hương tha thiết của nhà thơ.
- HS đọc ghi nhớ/ sgk.
Hoạt động 6: Luyện tập.
* Gv cho HS trao đổi, nhận xét, góp ý và GV chốt lại:
- Hai câu thơ dịch đã nêu được tương đối đủ ý tình cảm của bài thơ.
- Song cũng có một số điểm khác:
Lý Bạch không dùng phép so sánh. “Sương” chỉ xuất hiện trong cảm nghĩ của nhà thơ.
Bài thơ ẩn chủ ngữ, không nói rõ là Lý Bạch.
5 động từ chỉ còn 3. Bài thơ còn cho ta biết tác 
giả đã ngắm cảnh như thế nào?
I. Đọc và tìm hiểu chung văn bản
1. Đọc văn bản.
2. Chú thích.
3. Thể thơ.
- Ngũ ngôn tứ tuyệt.
- Dạng cổ thể (không phải thơ Đường luật)
II. Tìm hiểu văn bản
1. Nội dung.
- Tình và cảnh giao hoà.
- Trăng trong đêm thanh tĩnh gợi tâm sự 
=> Nỗi nhớ quê hương của một người xa xứ.
2. Nghệ thuật
- Ngôn ngữ tự nhiên
- Hình ảnh gần gũi.
- Phép đối.
- Động từ liên kết ý thơ.
III. Ghi nhớ
Ghi nhớ tr 124 SGK.
IV. Luyện tập
 * Củng cố: Đọc lại bài thơ nhiều lần.
 * Hướng dẫn học tập: - Học thuộc lòng cả phần phiên âm và dịch nghĩa
 - Chuẩn bị bài “Hồi hương ngẫu thư”.
Tuần 10 – Bài 10	Ngày soạn:
Văn học- Tiết 38	 Ngày giảng:	
NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ.
(HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ)
 - Hạ Tri Chương - 
I. Mục tiêu cần đạt : 
Giúp học sinh
	- Thấy được tính độc đáo trong việc thể hiện tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ.
	- Bước đầu nhận biết phép đói trong câu thơ thất ngôn cùng tác dụng của nó.
II. Chuẩn bị:	
	- Thầy: Nghiên cứu kỹ sgk, tham khảo thơ Đường phần tác giả Hạ Tri Chương.
	- Trò: Đọc kỹ văn bản phần phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ, xem chú thích và trả lời các câu hỏi.
III. Tiến trình dạy học:
	1. Ổn định lớp:
	2. Kiểm tra: 
	- Kiểm tra vở soạn của HS.
	3. Bài mới:
	a. Giới thiệu bài:
	b. Tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của GV – HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
- Cho hs đọc chú thích về tác giả Hạ Tri Chương ở sgk. 
- GV lưu ý thêm một số điểm về tác giả.
- Gv hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu bài thơ một lần.
- Cho 3 hs đọc văn bản cả 3 phần: phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ.
- HS đọc chú thích đầu đề “Hồi hương ngẫu thư”.
- GV giảng thêm: “Ngẫu thư” là ngẫu nhiên viết vì tác giả không chủ định làm thơ khi đặt chân về quê nhà, chứ không phải tình cảm bộc lộ ngẫu nhiên. Không chủ định viết nhưng có bài thơ vì tình huống như là duyên cớ ở cuối bài bị gọi là khách ngay chốn quê nhà.
- HS đọc nguyên bản phiên âm nguyên tác, chú ý nhịp thơ, các vế đối.
- Bài thơ viết theo thể thơ gì? Có gì khác với bài “Tĩnh dạ tứ”?
HS: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt khác với thể thơ cổ phong 5 tiếng ở “Tĩnh dạ tứ”.
- HS đọc 2 bản dịch thơ.
- Em hãy nhận xét 2 bản dịch có gì khác với nguyên tác ở 
câu 2? Từ ngữ nào dịch thơ sát hợp nhất? 
HS: + Dịch thơ sát hợp: “Giọng quê, khách, trẻ con”.
+ Dịch thoát nghĩa ở câu “mấn mao tồi”: tóc đà khác bao. Sương pha mái đầu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu hai câu đầu bài thơ.
- HS đọc hai câu thơ đầu.
- Em hãy đọc câu thơ đầu và cho biết ở đây, tác giả đã nêu lên thay đổi gì của bản thân khi trở lại quê hương?
HS: Có sự thay đổi: khi ra đi là người trẻ tuổi, lúc về lại đã già. Như vậy là hình dáng bên ngoài và tuổi tác cũng đã biến đổi - một sự thay đổi theo quy luật tạo hoá.
- Đọc câu thơ thứ hai, em thấy nội dung nó có gì giống và khác câu thơ đầu?
HS: Câu thơ vẫn nói về sự thay đổi của bản thân là tóc mai đã rụng nhưng lại khác ở chỗ là giọng quê vẫn không đổi mặc dù tất cả đã khác.
- Giọng quê không đổi có phụ thuộc vào quy luật tạo hoá không? Em hiểu gì về một người xa quê hàng chục năm mà vẫn giữ được giọng quê?
HS: Giọng quê không phụ thuộc vào quy luật tạo hoá. Giữ được giọng quê sau bao năm xa cách là biểu hiện của tình yêu quê hương.
Hai câu thơ này dùng phép đối ở từ ngữ nào? 
HS: Đối ngữ: Thiếu tiểu ly gia – lão đại hồi.
- Đó là phép đối gì trong câu thơ thất ngôn? Nhận xét về phép đối đó? HS: Đối 2 vế gọi là tiểu đối, bốn chữ trước đối với 3 chữ sau trong câu thơ thất ngôn tứ tuyệt.
- Ở câu 2, phép đối tương phản được biểu hiện như thế nào?
HS: Ở câu 2, lấy cái không đổi đối với cái thay đổi cho nên đối rất chỉnh cả ý lẫn lời: hương âm - mấn mao.
- Phép đối trong hai câu đầu có tác dụng gì?
HS: Phép đối ở câu thứ nhất khái quát ngắn gọn quãng đời xa quê làm quan, làm nổi bật sự thay đổi nhưng cũng hé lộ tình cảm của nhà thơ. Câu 2 đối làm nổi bật cái không đổi của nhà thơ
* Tìm hiểu phương thưứ biểu đạt của câu 1,2.
- Cho hs đọc lại.
- Phương thức biểu đạt ở câu 1 và câu 2 là gì? Hãy đánh chéo vào ô thích hợp của sơ đồ rồi lý giải theo cách hiểu của em?
- HS phát biểu theo suy nghĩ cá nhân.
- Nếu có người cho rằng phương thức biểu đạt ở câu 1 là biểu cảm kết hợp với tự sự. Câu 2 là biểu cảm kết hợp với miêu tả, em có đồng ý không? Tại sao?
HS: Nếu nhấn mạnh đến hình thức biểu hiện thì câu 1 là tự sự, câu 2 miêu tả. Nếu nhấn mạnh đến điểm xuất phát tình cảm, mục đích biểu hiện thì câu 2 là biểu cảm. Chính xác nhất là câu 1 biểu cảm qua tự sự, câu 2 biểu cảm qua miêu tả.
Hoạt động 3: Tìm hiểu hai câu sau.
- HS đọc lại hai câu sau.
- Khi về quê, tác giả đã gặp ai? Cuộc gặp gỡ đó như thế nào?
HS: Tác giả gặp mấy đứa trẻ và chúng cười hỏi khách ở đâu đến chơi.
- Em thử hình dung tâm trạng của nhà thơ lúc này?
HS: Chắc chắn tác giả sẽ buồn khi không ai biết ai và buồn hơn khi bọn trẻ coi ông như người khách xa lạ.
GV: Một người yêu quê tha thiết nhưng bị xem như khách, như kẻ xa lạ ngay trên quê hương mình hẳn làm tác giả chạnh lòng.
Hoạt động 4:Phân biệt sự khác nhau trong giọng điệu của hai câu đầu và hai câu sau trong việc biểu hiện tình cảm quê hương.
- Cho hs đọc lại 2 câu đầu và 2 câu cuối.
- Em nhận xét gì về giọng điệu 2 câu thơ đầu?
HS: Giọng điệu kể và tả ở 2 câu đầu nghe như bình thản, khách quan nhưng phảng phất buồn. Vì tác giả thay đổi quá nhiều ở tuổi 86 nên chẳng còn ai nhận ra ông. Và ngay cả quê xưa nay cũng có rất nhiều thay đổi.
- Hãy nói rõ vì sao chỉ có trẻ con ra đón chào? Tiếng cười, hỏi hồn nhiên, ngây thơ của trẻ con có làm cho tác giả vui không? 
- HS: Chỉ có trẻ con ra đón chào vì những người cùng tuổi với tác giả, bạn vong niên chắc chẳng còn ai. Chỉ có trẻ con cười nói xem ông là khách làm tác giả thêm đau buồn.
- Cảm giác bị coi là khách ngay trên quê nhà đã tạo nên giọng điệu gì cho 2 câu cuối? 
HS: Tình huống tạo nên giọng điệu bi hài sau những lời tường thuật khách quan hóm hỉnh.
Hoạt động 5: Tổng kết – Ghi nhớ
- Bài thơ biểu hiện tình cảm gì? Biểu hiện trực tiếp hay gián tiếp? Biểu hiện như thế nào?
- Chi tiết nào là chân thực? Chi tiết nào là hóm hỉnh mà lại thoáng ngậm ngùi?
- Nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
- HS tổng kết, GV chốt lại toàn bài, HS đọc ghi nhớ/ sgk.
Hoạt động 6: Luyện tập.
* Căn cứ vào bản dịch nghĩa bài thơ và những điều em cảm nhận được qua việc học bài thơ, em hãy so sánh 2 bản dịch thơ của Phạm Sĩ Vĩ và Trần Trọng San?
- HS so sánh, GV kết luận: bản dịch Trần Trọng San sát hơn.
I. Đọc và tìm hiểu chung văn bản:
 1. Tác giả 
 - Hạ Tri Chương.
2. Tác phẩm
 - Thất ngôn tứ tuyệt.
II. Đọc và tìm hiểu văn bản
1. Hai câu đầu.
- Giọng điệu bình thản, khách quan nhưng phảng phất buồn.
- Phép tiểu đối.
- Tuổi tác, hình dáng thay đổi
- Giọng quê không thay đổi.
2. hai câu sau.
- Giọng có vẻ hóm hỉnh nhưng bi hài.
- Trẻ con gặp tưởng khách lạ.
-> Quê cũ có nhiều thay đổi.
-> Buồn
=> Tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương, tình yêu quê hương thắm thiết.
III. Tổng kết – Ghi nhớ:
Ghi nhớ tr 128 / sgk.
IV. Luyện tập
 *. Củng cố: Cho hs đọc diễn cảm bài dịch thơ
 *. Hướng dẫn học tập: - Học thuộc lòng nguyên tác, dịch thơ. 
 - Nắm nội dung , nghệ thuật bài thơ.
 - Chuẩn bị “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ Phủ.
 —&–
Tiếng Việt 39	TỪ TRÁI NGHĨA
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Giúp học sinh
	-Củng cố và nâng cao kiến thức về từ trái nghĩa.
	-Thấy được tác dụng của việc sử dụng các cặp từ traí nghĩa.
II. CHUẨN BỊ:
	-Thầy: Bảng phụ ghi bản dịch 2 bài thơ: “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”của Tương Như và “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Trần Trọng San.
	-Trò: Đọc trước bài học, trả lời các câu hỏi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1. Ổn định:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	H: Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho ví dụ.
	H:C ó những loại từ đồng nghĩa nào? Cho ví dụ.
	3. Bài mới:
	a. Giới thiệu bài:
	b. Tổ chức các hoạt động:
A. HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu thế nào là từ trái nghĩa.
- GV ghi đề bài lên bảng.
- Cho hs ôn lại định nghĩa về từ trái nghĩa đã học ở tiểu học.
H: Em hãy cho biết thế nào là từ trái nghĩa? (Từ trái nghĩa là từ có ý nghĩa trái ngược nhau).
- GV treo bảng phụ có ghi hai bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” và “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”.
- Cho hs đoc lần lượt hai bản dịch thơ.
H: Dựa vào các kiến thức đã học, em hãy tìm những cặp từ trái nghĩa trong hai bản dịch thơ đó? (ngẩng và cúi, trẻ và già, đi và trở lại).
H: Em hãy giải thích ý nghĩa của từng cặp từ đó?
( - ngẩng và cúi: trái nghĩa về hoạt động của đầu theo hướng lên xuống.
 - trẻ và già: trái nghĩa về tuổi tác.
 - đi và trở lại: trái nghĩa về sự tự di chuyển rời khỏi nơi xuất phát hay quay trở lại nơi xuất phát.)
H: Em hãy tìm từ trái nghĩa với từ già trong trường hợp “rau già, cau già”?
(Từ trái nghĩa với già ở đây là non (rau non, cau non).
H: Từ những ví dụ trên, em có nhận xét gì về nghĩa của cặp từ trái nghĩa? (một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau).
- Cho hs đọc ghi nhớ 1/128
B. HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu việc sử dụng từ trái nghĩa.
H: Trong hai bài thơ dịch trên, việc sử dụng các từ trái nghĩa có tác dụng gì?
- GV giảng: Những cặp từ trong các bản dịch thơ đã học có tác dụng tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, người ta cũng sử dụng nó để tạo nên những thành ngữ.
H: Hãy tìm một số thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa?
( - bên trọng, bên khinh
 - bữa đực, bữa cái
 - gần nhà, xa ngõ )
- GV có thể đọc thêm bài thơ sau:
 “Thiếu tất cả, ta rất giàu dũng khí,
 Sống, chẳng cúi đầu; chết vẫn ung dung.
 Giặc muốn ta nô lệ, ta lại hoá anh hùng,
 Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo.”
 (Tố Hữu).
- Đọc ghi nhíư 2/128
C. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập.
* Hướng dẫn hs làm bài tập tr.129 sgk
- Bài 1: Gạch dưới các từ trái nghĩa trong các câu ca dao, tục ngữ sau: lành - rách, giàu - nghèo, áo ngắn - quần dài, đêm -ngày, sáng - tối
- Bài 2: Tìm các từ trái nghĩa với các từ in đậm trong các tổ hợp sau:
 1. tươi trái nghĩa ươn
 trái nghĩa héo
 2. yếu trái nghĩa mạnh, nhiều
 trái nghĩa kém
 3. xấu trái nghĩa tốt
 trái nghĩa đẹp
- Bài 3: Điền các từ trái nghĩa vào thành ngữ:
 - mềm - phạt
 - lại - trọng
 - xa - đực
 - mở - cao
 - ngửa - ráo
* Bài 4 về làm ở nhà
I. TÌM HIỂU BÀI:
II. BÀI HỌC:
 1. Khái niệm:
 * Ghi nhớ 1/128
 2. Sử dụng từ trái nghĩa:
 * Ghi nhớ 2/128
III. LUYỆN TẬP:
 - Bài 1,2,3 làm tại lớp.
 - Bài 4 về nhà làm
4. Củng cố: Cho hs đọc lại ghi nhớ vài lần.
5. Dặn dò: làm hết các bài tập, ghi vào vở.
	–&— 
Tập làm văn 40 	LUYỆN NÓI: VĂN BIỂU CẢM VỀ SỰ VẬT, CON NGƯỜI.
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
	- Rèn luyện kỹ năng nói theo chủ đề biểu cảm.
	- Rèn luyện kỹ năng tìm ý, lập dàn bài.
II. CHUẨN BỊ:
	- GV cho trước hs một số đề bài.
	- HS chọn một đề để chuẩn bị.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1. Ổn định:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	H: Nêu cách lập ý của bài văn biểu cảm?
	3. Bài mới:
	a. Giới thiệu bài:
	b. Tổ chức các hoạt động:
A. Đề bài:
	1. Cảm nghĩ về thầy giáo hoặc cô giáo, những “người lái đò” đưa thế hệ trẻ “cập bến” tương lai.
 2. Cảm nghĩ về một món quà mà em đã được nhận thời thơ ấu.
B. Chú ý yêu cầu:
	- Phải có sự vật và con người.
	- Chúng làm nền cho cảm nghĩ.
	- Phải biết kết hợp yếu tố tự sự và miêu tả.
	- Tập nói thông qua các hình thức biểu cảm:
 + So sánh
+ Lời trùng điệp.
	+ Liên tưởng.
C. Tập nói trên lớp:
1. Hãy trình bày và thống nhất một dàn bài.
	* Gợi ý đề 1:
	- Đối tượng cụ thể:thầy, cô giáo nào.
	- Những việc làm cụ thể của thầy cô với cá nhan em (hoặc cả lớp).
	+ lời nới
	+ việc làm
	+ ở trong giờ dạy
	+ ở ngoài giờ dạy
	- Phát biểu cảm nghĩ về những điều trên. Lựa chọn một chi tiết để tả, kể và bày tỏ cảm xúc.
	* Gợi ý đề 2:
	- Quà gì?
	- Miêu tả thứ quà ấy theo ấn tượng lần đầu được tiếp xúcthưở ấu thơ.
	- Kể lại câu chuyện có quan hệ với thứ quà ấy. Cho xuất hiện những nhân vật liên quan với mình (như: bà, mẹ, dì, chú ) để có dịp bày tỏ nhiều cảm xúc.
D. Chia tổ, nhóm để hs nói trước tổ, nhóm
 Cho cả lớp lần lượt nhận xét.
 GV theo dõi chung.
E. Chọn một số bài khá để hs nói trước lớp.
 GV theo dõi, đánh giá, tổng kết giờ học.
4. Củng cố:
5. Dặn dò: Về nhà đọc thêm bài “Quà bánh tuổi thơ”
	–—&–—

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 10(1).doc